Nghiên cứu thực hiện bộ nguyên tắc

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn utz cho cây ca cao trồng xen tại xã an khánh huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 32)

Nghiên cứu

Việc hướng dẫn trong cách diễn giải và thực hiện bộ nguyên tắc UTZ cho cây ca cao có tầm quan trọng đặc biệt đối với người sản xuất mong muốn thực hiện chứng nhận UTZ. Tạo sự kết nối với các chính sách, cơ chế và dịch vụ hiện có tại địa phương là bước đi giá trị tạo sự hiểu biết sâu sắc của người sản xuất với các yêu cầu chứng nhận.

Những vấn đề trong bộ nguyên tắc do nhóm 5 lĩnh vực quan trọng nhất là năng suất, chất lượng, hiệu quả chi phí, các vấn đề xã hội và môi trường. Bộ các tài liệu do UTZ xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ người nông dân thực hiện quá trình liên tục cải thiện điều kiện tiến tới hoàn thiện quađó giúp giảm đói nghèo, tăng thu nhập.

Tổ chức việc thực hiện bộ nguyên tắc:

- Phải có một cơ cấu tổ chức giúp đảm bảo tất cả người sản xuất tuân thủ các yêu cầu của UTZ. Có sơ đồ tổ chức của đơn vị được chứng nhận, trong đó nêu rõ tên của những người chịu trách nhiệm về quản lý việc thực hiện bộ nguyên tắc UTZ và hệ thống kiểm soát nội bộ. Tư vấn kỹ thuật về thực hành nông nghiệp tốt và theo dõi truy nguyên, nhận dạng sản phẩm đến cán bộ và nông dân.

- Đơn vị được cấp chứng nhận sẽ chỉ định người chịu trách nhiệm cho việc quản lý điều kiện lao động. Người này cần chứng minh được về nhận thức và hiểu biết về các qui định của luật pháp liên quan đến các vấn đề về sức khỏe và an toàn lao động, hợp đồng lao động.

- Những quản lý chủ chốt và những người chịu trách nhiệm như nêu trên cần phải hiểu biết chương trình UTZ và có thể giải thích về các yêu cầu và các cơ hội từ khi thực hiện chứng nhận UTZ, được thông báo về những phát triển mới và những yêu cầu mới của chương trình.

- Thực hiện kế hoạch dựa trên cơ sở đánh giá nguy cơ các hoạt động triển khai hoạt động đào tạo tập trung vào những nguy cơ rủi ro và đượcđánh giá rủi ro

về sức khỏe an toàn lao động. Đánh giá này phải được thường xuyên xem xét cập nhật cho khu vực và do chuyên gia thuê ngoài thực hiện. Phải lên kế hoạch hành động để khắc phụcnguy cơ và ghi chép lại quá trình tiến hành.

Đào tạo người sản xuất về:

 Thực hành nông nghiệp tốt trong thu hái và chế biến sau thu hoạch, về an toàn lao động và bảo đảm sức khỏe gồm cả vấn đề thời gian cách ly, quy trình sơ cứu và cấp cứu (gồm cả quản lý dịch bệnh tổng hợp và duy trì độ phì của đất một cách bền vững).

 Chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm (gồm cả làm thế nào đáp ứng yêu cầu về mức dư lượng tối đa cho phép). Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường.

 Quyền của người lao động, cả lao động trẻ em và lao động không chính thức.

Nông dân được cấp chứng nhận cần lưu giữ:

 Ghi chép về các hoạt động đào tạo cho từng người sản xuất/nhân công, ghi rõ ngày, nội dung đào tạo, tên và chức danh cũng như giới tính của người được đào tạo.

 Lưu danh sách thành viên tham dự khóa học, có ghi giới tính và ký xác nhận của tất cả học viên.

1.7 Tổ chức tập huấn và chuyển giao kỹ thuật

Đào tạo tập huấn viên và thông tin đến cán bộ thông qua các chương trình như: ACD/VOCA, Helvetas, WWF, Root of Peace, trung tâm khuyến nông tỉnh Bến Tre và xã An Khánh (Phạm Hồng Đức Phước, 2010).

Phối hợp với tổ chức UTZ, công ty thu mua ca cao tại Việt Nam để tổ chức tập huấn cũng như cung cấp tài liệu cho các cán bộ và nông dân.

Cung cấp nguồn giống sạch bệnh, có năng suất và chất lượng cao đến nông dân (kỹ thuật ghép ca cao, kỹ thuật trồng ca cao UTZ, kỹ thuật chăm sóc…).

1.8 Xây dựng hệ thống kiểm soát tuân thủ, chứng nhận

Theo tiêu chí thanh tra ICS (2009) phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ và tuân thủ yêu cầu chứng nhận cho thanh tra hàng năm, phê duyệt nội bộ và xử phạt thành viên và thanh tra nội bộ được đào tạo ít nhất một lần mỗi năm.

Nhân viên của ICS đều được tập huấn 1lần/năm. Tập huấn được ghi chép lại. Hệ thống quản lý minh bạch và tin cậy cho hệ thống ICS. Nhân viên ICS không có xung đột lợi ích với người sản xuất mà họ thanh tra hoặc phê duyệt. Tất cả thanh tra nội bộ và nhân viên ICS ký một bản thông báo về những lợi ích có thể ở trong tình trạng xung đột.

1.9 Hợp tác quốc tế

Các chương trình hợp tác trong và ngoài nước luôn là nguồn lực quan trọng trong quá trình xây dựng UTZ cho cây ca cao. Hợp tác và trao đổi kỹ thuật với các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực về ca cao ở Úc, Anh, Mỹ, Mã Lai, Papa New Gunea, Indonesia, Singapo, Costa Rica, Pháp; hội thảo quốc tế về kỹ thuật, giống, canh tác hữu cơ sẽ góp phần nâng cao kiến thức vào xây dựng kinh nghiệm tích lũy để thực hiện xây dựng và phát triển mô hình trồng ca cao UTZ (Nguyễn Văn Hòa, 2010).

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện

2.1.1 Phương tiện

- Bảng, biểu điều tra phỏng vấn nông dân (phụ chương). - Nguồn tài liệu UTZ ban hành năm 2009.

- Tài liệu văn bản của tỉnh Bến Tre về chính sách phát triển ca cao. Định hướng phát triển ca cao bền vững của tỉnh Bến Tre.

2.1.2 Địa điểm-thời gian

- Địa điểm tại xã An Khánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre là xã có tiềm năng và đang phát triển trồng ca cao xen.

- Thời gian tiến hành: 7/2011 - 11/2011.

2.2 Phương pháp nghiên cứu xây dựng UTZ

2.2.1 Phương pháp

Nhằm giải quyết mục tiêu của đề tài đặt ra, phương pháp thực hiện được tiến hành như sau:

a. Phỏng vấn nông dân

Chọn hộ nông dân tham gia xây dựng UTZ

Tiêu chí chọn hộ nông dân:

- Hộ có tinh thần tự nguyện tham gia, sẵn sàng hợp tác trong xã, đại diện cho vùng nghiên cứu thuận tiện giao thông trong khu vực nghiên cứu. Có thể tham gia câu lạc bộ sản xuất.

- Hộ trồng ca cao xen dừa hoặc cây ăn trái. Tuổi vườn cây dừa: 10 năm-20 năm-30 năm và diện tích cây ca cao ít nhất là 3 công và ít nhất 150 cây.

- Nông hộ được chọn phù hợp về điều kiện sản xuất, không ô nhiễm môi trường về hóa học và sinh học.

Sau khi chọn hộ nông dân xong cần tiến hành:

- Điều tra hiện trạng kinh tế-xã hội: điều tra trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật, nguồn thu nhập.

- Tổ chức phỏng vấn và khảo sát hiện trạng sản xuất ca cao tại xã An Khánh. Chọn ngẫu nhiên nông hộ canh tác ca cao theo truyền thống của nông dân trong xã để khảo sát quy trình canh tác, sử dụng phân bón, phòng trị sâu bệnh.

- Điều tra tình hình nông hộ tham gia tập huấn và tham gia câu lạc bộ.

- Kiểm tra quá trình xây dựng cơ sở vật chất về nhà kho, nhà vệ sinh, nơi pha thuốc, nơi tập kết rác.

- Mục tiêu đánh giá tình hình lao động, trình độ học vấn, diện tích đất ở nông hộ tại xã An Khánh.

- Tiến hành điều tra 40 phiếu tại xã An Khánh về tình hình sử dụng phân, thuốc BVTV, tình trạng môi trường, nguyện vọng và ý kiến đề xuất của nông dân.

b. Sử dụng phương pháp SWOT

Sử dụng các kết quả có được từ phỏng vấn nông hộ để nhận ra những điểm mạnh-điểm yếu-cơ hội-rủi ro của vùng qua nhận thức của nông dân để tìm ra trở ngại, khó khăn của tiêu chuẩn sản xuất ca cao UTZ.

2.3 Phân tích

2.3.1 Phân tích nguồn lực và kinh tế hộ

Phân tích nguồn lực nông hộ về trình độ học vấn, nguồn thu nhập.

2.3.2 Phân tích tình hình sử dụng phân-thuốc trừ sâu bệnh

Tình hình nông dân sử dụng phân vô cơ-hữu cơ.

Tình hình nông dân sử dụng thuốc sinh học-thuốc BVTV.

2.3.3 Phân tích điều kiện môi trường

Phân tích sự ảnh hưởng của trồng ca cao đến môi trường.

2.3.4 Phân tích tình hình xây dựng cơ sở vật chất

2.3.5. Phân tích cách xử lí rác

2.4 Xử lý số liệu

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đánh giá tiềm năng phát triển ca cao theo tiêu chuẩn UTZ

3.1.1 Mặt mạnh (Strengths)

S (Strengths) mặt mạnh xây dựng ca cao UTZ là:

- Diện tích trồng ca cao xen chiếm đa số và xu hướng diện tích này còn tăng lên do nhu cầu thị trường của ca cao ngày càng tăng. Thực tế có 75% diện tích ca cao trồng xen trong vườn dừa, 22,5% ca cao xen cây ăn trái và 2,5% trồng ca cao thuần. Nông dân trồng ca cao trong vườn dừa chiếm 75% vì diện tích trồng dừa lớn và ca cao là loại cây ưa bóng mát nên thích hợp trồng xen với dừa.

- Sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước và doanh nghiệp cho sự phát triển ca cao cụ thể đã hỗ trợ 40% giá trị cây giống, mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc ca cao.

- Trình độ học vấn của nông dân tại xã An Khánh: có 100% người dân trong xã đã được xóa mù chữ thông qua phổ cập tiểu học. Trình độ học vấn là điều kiện tiên quyết để nông dân thực hiện tiêu chí ghi nhật ký nông hộ. Nhật ký nông hộ là bằng chứng về quá trình sản xuất có minh bạch hay không. Vì vậy nông dân cần phải ghi đầy đủ, chính xác và đúng thời gian để dễ dàng truy nguyên khi có sự cố xảy ra. Nhật ký nông hộ giúp bảo vệ quyền của người tiêu dùng khi xảy ra sự cố. Nhận thức được điều này 100% nông hộ khẳng định là sẽ ghi nhật ký.

Bảng 3.1 Phần trăm nông dân có thể ghi nhật ký Nhật ký nông hộ Tỷ lệ (%)

Không ghi 0

Có thể ghi 100

- Thu nhập: trồng ca cao góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân. Thực tế thu nhập chính của nông dân là từ cây dừa và làm gia công từ xơ dừa. Vì vậy có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để chăm sóc ca cao.

- Chất lượng sản phẩm được đánh giá là có chất lượng cao tạo được uy tín đối với khách hàng, vừa bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng vừa an toàn cho người sản xuất lại thân thiện với môi trường và giúp cải tạo kết cấu đất.

- Người sản xuất thì được hưởng giá cao hơn, được bảo vệ các quyền về lao động, được đi học, được chăm sóc sức khỏe và có nhà ở.

3.1.2 Mặt yếu (Weaknesses)

W (Weaknesses) mặt yếu của xây dựng UTZ là:

- Cơ hội tiếp nhận thông tin về tiêu chuẩn UTZ còn yếu.Qua điều tra 87,5% nông dân không biết thông tin tiêu chuẩn UTZ, chỉ có 12,5% nông dân biết đến hoặc đã tham quan mô hình ca cao theo UTZ (Hình 3.1). Vì vậy công tác phổ biến nguồn thông tin về tiêu chuẩn UTZ cần được TTKN xã An Khánh phổ biến rộng rãi đặc biệt qua các chương trình tập huấn để nông dân hiểu và có thể đăng ký tham gia sản xuất ca cao UTZ nhiều hơn.

Đã tham quan (2.5%) Có biết (10%) Không biết (87.5%)

Hình 3.1 Phần trăm hộ nhận biết thông tin về tiêu chuẩn UTZ

- Kỹ thuật canh tác, sơ chế ca cao theo tiêu chuẩn UTZ còn yếu. Thực tế hầu hết nông dân bán trái ca cao tươi mà không sơ chế do sản lượng còn ít, nông dân chưa biết cách sơ chế hợp lý. Tập huấn cho nông dân cách sơ chế và lên men là cách hiệu quả vừa cung cấp kiến thức cho nông dân vừa giúp nông dân lấy công làm lời vì giá thành hạt ca cao đã qua sơ chế rất cao. Ngoài ra, cần cung cấp nguồn tài liệu về kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn UTZ cho nông dân.

- Giá cả luôn biến động đặc biệt là vào mùa thu hoạch chính ca cao do thương lái ép giá.

- Trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ thì tiêu chí không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong vòng 5m cách tất cả các dòng nước hoặc kênh rạch, ao hồ. Hầu hết nông dân trồng ca cao không thực hiện được vì khoảng cách ca cao trồng sát mương dẫn nước hoặc khoảng cách từ 0,5m-1m nên việc phun thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tiêu chí trong bộ nguyên tắc.

3.1.3 Cơ hội (Opportunities)

O (Opportunities) cơ hội khi xây dưng tiêu chuẩn ca cao UTZ là:

- Thị trường nhập khẩu ca cao chủ yếu là Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Châu Á có nhu cầu ca cao không ngừng tăng. Ngoài ra, tại tỉnh Bến Tre đã có công ty Grand Place, Phạm Minh chế biến ca cao. Vì vậy, sản phẩm hạt ca cao nông dân sản xuất ra sẽ luôn có nhiều thị trường cạnh tranh thu mua.

- Theo Nguyễn Văn Hòa (2010) thị trường trong nước thì Công ty Cargill vẫn là đơn vị chủ lực mua hạt ca cao. Một số công ty trong và ngoài nước khác cũng quan tâm đến sản phẩm ca cao như: Vinacacao, Vinamilk, Olam, Armajaro, Touton, Mitsubishi, Dakman, Phạm Minh…Các công ty thu mua hạt hiện nay chủ yếu để xuất khẩu. Năm 2010 giá thu mua hạt ca cao luôn ổn định và ở mức cao khoảng 40.000–60.000đ/kg hạt khô. Nhiều điểm sơ chế và thu mua ca cao phát triển nhanh chóng tại các vùng trồng ca cao.

3.1.4 Nguy cơ (Threats)

Nguy cơ (Threats) của mô hình sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ là: - Đối mặt với đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Nguyên nhân là do sản phẩm ca cao đã được chứng nhận UTZ sẽ phải bán với giá thành cao hơn ca cao sản xuất truyền thống nên sẽ bị sự cạnh tranh bởi thị trường có sản phẩm ca cao giá thành thấp. Vì vậy cần phải có sự phối hợp của nhà nước và nhà doanh nghiệp trong công xây dựng thương hiệu ca cao UTZ đến thị trường tiêu thụ.

3.2 Tình hình sử dụng giống

Theo Trung Tâm Khuyến Nông xã An Khánh thì nông dân trong xã chủ yếu sử dụng các giống TD8 55%, TD3 97,5%, TD10 80% là các giống đã được công nhận trong quyết định số 321QĐ/BNN-KHCN (2006).

Nông dân chủ yếu sử dụng các giống TD8, TD3 và TD10 là do phẩm chất và năng suất của các giống này cao, giúp hạn chế sâu bệnh, năng suất và phẩm chất hạt cao. Tuy nhiên, nông dân nên mua ca cao từ nơi có nguồn gốc đảm bảo để mua được đúng giống và chất lượng.

3.3 Tình hình sử dụng thuốc và phân bón 3.3.1 Tình hình sử dụng phân 3.3.1 Tình hình sử dụng phân

Theo Nguyễn Thị Huyệt (2010) nên bón nhiều phân hữu cơ cho cây ca cao và cung cấp nấm đối kháng Trichoderma vào trong đất xung quanh gốc cây để nấm hoạt động và tiêu diệt các mầm bệnh gây loét thân trên cây ca cao.

Thực tế tỉ lệ nông dân sử dụng phân hữu cơ rất ít, 80% không sử dụng bón phân trong thời kỳ bón thúc, 20% sử dụng phân hữu cơ kết hợp phân vô cơ. Nguyên nhân là do nông dân còn chưa tin tưởng vào chất lượng phân hữu cơ, hiệu quả phân hữu cơ chậm hơn so với phân vô cơ.

65 42.5 85 20 42.5 0 20 40 60 80 100 Uy tín Thành phần dinh dưỡng NPK Đại lý phân có giấy phép Giá cả Vấn đề khác

Vấn đề nông dân quan tâm

T ỉ lệ ( % )

Hình 3.2 Vấn đề cần quan tâm nông dân quan tâm khi mua phân

Vấn đề quan tâm hàng đầu của nông dân là mua phân ở đại lý phân có giấy phép kinh doanh chiếm 85% là do đại lý có giấy phép kinh doanh đảm bảo các vấn

đề về chất lượng, giá và nông dân có thể mua thiếu khi thiếu vốn sản xuất. Uy tín, chiếm 65% trong mối quan tâm của nông dân.

Thời gian cách li từ khi bón phân đến thu hoạch ảnh hưởng trực tiếp năng suất và chất lượng hạt ca cao chứng nhận UTZ.

Thời gian cách li phân

60% 2,5%

37,5%

<1 tháng 1 tháng >1 tháng

Hình 3.3 Phần trăm nông dân ý thức về thời gian cách ly phân.

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn utz cho cây ca cao trồng xen tại xã an khánh huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)