Mặt yếu (Weaknesses)

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn utz cho cây ca cao trồng xen tại xã an khánh huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 38)

W (Weaknesses) mặt yếu của xây dựng UTZ là:

- Cơ hội tiếp nhận thông tin về tiêu chuẩn UTZ còn yếu.Qua điều tra 87,5% nông dân không biết thông tin tiêu chuẩn UTZ, chỉ có 12,5% nông dân biết đến hoặc đã tham quan mô hình ca cao theo UTZ (Hình 3.1). Vì vậy công tác phổ biến nguồn thông tin về tiêu chuẩn UTZ cần được TTKN xã An Khánh phổ biến rộng rãi đặc biệt qua các chương trình tập huấn để nông dân hiểu và có thể đăng ký tham gia sản xuất ca cao UTZ nhiều hơn.

Đã tham quan (2.5%) Có biết (10%) Không biết (87.5%)

Hình 3.1 Phần trăm hộ nhận biết thông tin về tiêu chuẩn UTZ

- Kỹ thuật canh tác, sơ chế ca cao theo tiêu chuẩn UTZ còn yếu. Thực tế hầu hết nông dân bán trái ca cao tươi mà không sơ chế do sản lượng còn ít, nông dân chưa biết cách sơ chế hợp lý. Tập huấn cho nông dân cách sơ chế và lên men là cách hiệu quả vừa cung cấp kiến thức cho nông dân vừa giúp nông dân lấy công làm lời vì giá thành hạt ca cao đã qua sơ chế rất cao. Ngoài ra, cần cung cấp nguồn tài liệu về kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn UTZ cho nông dân.

- Giá cả luôn biến động đặc biệt là vào mùa thu hoạch chính ca cao do thương lái ép giá.

- Trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ thì tiêu chí không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong vòng 5m cách tất cả các dòng nước hoặc kênh rạch, ao hồ. Hầu hết nông dân trồng ca cao không thực hiện được vì khoảng cách ca cao trồng sát mương dẫn nước hoặc khoảng cách từ 0,5m-1m nên việc phun thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tiêu chí trong bộ nguyên tắc.

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn utz cho cây ca cao trồng xen tại xã an khánh huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)