Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy lên sự phát triển của phôi hợp tử

Một phần của tài liệu vai trò của các chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong sự phát triển phôi hợp tử của cây dừa cocos nucifera l (Trang 64)

Ảnh hưởng lên trọng lượng phôi

Sau một tháng nuôi cấy phôi hợp tử giai đoạn trái 12 tháng tuổi ở ba môi trường khác nhau cho thấy trọng lượng phôi đạt cao nhất ở môi trường Y3 bổ sung 60 g/l đường (0,65g). Trọng lượng thấp nhất ở môi trường MS với 30 g/l đường (0,45g) (bảng 3.12,).

Ở môi trường MS, phôi phát triển rất khỏe trong giai đoạn đầu khi nuôi cấy (1- 3 tuần) nhưng sau đó không thấy phôi phát triển. Môi trường Y3 có phôi phát triển tốt theo thời gian, liên tục tăng kích thước. Môi trường Y3 với 60 g/l đường cho thấy phôi phát triển mạnh hơn môi trường Y3 với 30 g/l đường (ảnh 3.24 - 3.27).

Do đó, môi trường Y3 với 60 g/l đường được tiếp tục sử dụng cho các thí nghiệm tiếp sau.

Bảng 3.12: Trọng lượng phôi giai đoạn trái 12 tháng tuổi sau một tháng nuôi cấy trên ba môi trường khác nhau.

Môi trường Trọng lượng phôi (g) Khi cấy Sau 1 tháng MS với 30 g/l đường

0,11 ± 0,08

0,45 ± 0,04a Y3 với 30 g/l đường 0,61 ± 0,76b Y3 với 60 g/l đường 0,65 ± 0,06c

Ảnh 3.24: Phôi ở giai đoạn trái 12 tháng tuổilúc đem cấy.

Ảnh 3.25: Phôi sau một tháng nuôi cấy ở môi trường MS với 30 g/l đường.

Ảnh 3.26: Phôi sau một tháng nuôi cấy ở môi trường Y3 với 30 g/l đường.

Ảnh 3.27: Phôi sau một tháng nuôi cấy ở môi trường Y3 với 60 g/l đường.

Ảnh hưởng lên khả năng nảy mầm của phôi

Phôi hợp tử có khả năng nẩy mầm cao sau hai tháng nuôi cấy ở môi trường Y3 với 60 g/l đường và môi trường Y3 với 30 g/l đường. Ở môi trường MS với 30 g/l đường, phôi có nẩy mầm nhưng tỉ lệ không cao và theo thời gian thì phôi có biểu hiện suy (bảng 3.13).

Bảng 3.13: Khả năng nảy mầm của phôi ở giai đoạn trái 12 tháng tuổi sau hai tháng nuôi cấy trên ba môi trường nuôi cấy khác nhau.

Môi trường Khả năng nảy mầm (%) Sau 2 tháng MS với 30 g/l đường 26,67 ± 2,11a

Y3 với 30 g/l đường 43,33 ± 2,37b Y3 với 60 g/l đường 50,00 ± 3,65b

Các số trung bình trong cột với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p=0,05.

Toàn bộ phôi nuôi trong môi trường MS với 30 g/l đường sau bốn tháng đều không phát triển và sau một thời gian thì chết. Ở môi trường Y3 với 30 g/l đường có tỉ lệ sống sót 33,33%. Môi trường Y3 với 60 g/l đường cho thấy phôi tiếp tục phát triển với tỉ lệ 46,67% (bảng 3.14). Từ kết quả cho thấy, môi trường Y3 với 60 g/l đường saccharose là phù hợp nhất để nuôi cấy phôi dừa “dâu” giai đoạn trái 12 tháng tuổi.

Bảng 3.14: Tỉ lệ phôi ở giai đoạn trái 12 tháng tuổi sống và phát triển sau bốn tháng nuôi cấy trên ba môi trường nuôi cấy khác nhau.

Môi trường Số phôi sống và phát triển (%) Sau 4 tháng

MS với 30 g/l đường 0,00 ± 0,00a Y3 với 30 g/l đường 33,33 ± 2,15b Y3 với 60 g/l đường 46,67 ± 2,10c

3.8.3 Ảnh hưởng của chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong quá trình phát triển phôi và nảy mầm

Một phần của tài liệu vai trò của các chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong sự phát triển phôi hợp tử của cây dừa cocos nucifera l (Trang 64)