6 Điều 290 BLHS)
3.3. NGUYÊN NHÂN CỦA MỘT SỐ TỒN TẠI TRÊN
Xem xét nguyên nhân của những tồn tại khi áp dụng các quy định về miễn TNHS nói trên là do những lý do khách quan và chủ quan dưới đây.
Thứ nhất, mặc dù các quy phạm của chế định miễn TNHS trong BLHS năm 1999 đã hoàn thiện và đầy đủ hơn so với các quy định tương ứng trong BLHS năm 1985 nhưng qua thực tiễn áp dụng và thi hành cho thấy: các quy định này vẫn cần
tiếp tục được hoàn thiện và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần có văn bản
giải thích và hướng dẫn thống nhất.
Thứ hai, do trình độ nhận thức về các quy định của PLHS, pháp luật TTHS
của các cán bộ tư pháp nói chung, các cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng
nói riêng còn hạn chế. Việc vận dụng pháp luật trong một vụ án hình sự cụ thể còn lúng túng, đánh giá tính chất và mức độ của hành vi nguy hiểm cho xã hội không đúng, sự nhận thức về căn cứ miễn TNHS còn nhầm lẫn với các tình tiết giảm nhẹ TNHS, với trường hợp không có tội, với căn cứ đình chỉ vụ án…Tất nhiên ở đây đại đa số cán bộ, chiến sĩ của chúng ta đều có “tâm” trong công việc và vì công việc, có chuyên môn, nghiệp vụ nhưng vẫn chưa đủ “tầm” nhận thức để áp dụng và quyết định chính xác. Ngoài ra, ở một số địa phương, biên chế dành cho các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu (nhất là cơ quan Viện Kiểm sát), cho nên hoạt động kiểm sát điều tra chưa thường xuyên, liên tục, các vi phạm chậm bị phát hiện và kịp thời xử lý.
Thứ ba, về phương pháp và lề lối làm việc, trách nhiệm của cán bộ làm công tác đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án và kiểm sát các hoạt động này chưa cao, nên
việc quản lý , xử lý giải quyết vụ án chưa thật sâu, kỹ. Sự chỉ đạo, kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới chưa được thường xuyên, liên tục, kịp thời, nên còn dẫn đến việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do miễn TNHS còn chưa đúng pháp luật, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, gây ảnh hưởng lớn đến công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.
Thứ tư, có một số trường hợp do nguyên nhân chủ quan nữa là sự cố ý làm trái, nhận thức vận dụng không chính xác các quy định của pháp luật để cho người phạm tội được miễn TNHS xuất phát từ động cơ vụ lợi hay động cơ cá nhân khác, dẫn đến bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, và cũng gây ảnh hưởng lớn đến công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.
Thứ năm, do sự phát triển của khoa học – công nghệ, sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế, sản xuất ngày nay đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng xã hội mới, liên quan đến quá trình hình sự hóa, phi hình sự hóa, tội phạm hóa, phi tội
phạm hóa nên thực tiễn xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn áp dụng một số trường hợp và coi đó là trường hợp miễn TNHS để đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án dẫn đến áp dụng pháp luật chưa đúng, cho nên tồn tại này đòi hỏi pháp luật nước ta cần phải kịp thời khắc phục.