Miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Vương quốc Thụy Điển

Một phần của tài liệu miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 32)

5. Cơ cấu đề t ài:

1.5.5. Miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Vương quốc Thụy Điển

Điển

Theo PLHS Vương quốc Thụy Điển đã quy định một Chương riêng, Chương 24 – “Miễn trách nhiệm hình sự” trong BLHS và liệt kê những trường hợp miễn TNHS. Tuy nhiên, thực chất trong số các trường hợp này nhiều trường hợp lại là các trường hợp mang bản chất pháp lý là các trường hợp loại trừ TNHS theo PLHS Việt Nam. Cụ thể, theo PLHS Thụy Điển, miễn TNHS là một nguyên tắc của luật hình sự dựa trên cơ sở xung đột về lợi ích, dùng để chỉ ra rằng không có tội phạm được thực hiện mặc dù trên thực tế hành vi của một người nào đó đã thỏa mãn cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan đối với một loại tội phạm và gắn với mỗi điều kiện miễn trừ khác nhau.

Theo BLHS của Thụy Điển có bốn nhóm được coi là miễn TNHS và với mỗi nhóm lại có những quy định cụ thể tương ứng:

1) Do sự đồng ý (hòa hoãn) giữa người phạm tội và người bị hại (quy định

tại Điều 7 Chương 24);

2) Phòng vệ chính đáng (quy định tại Điều 1 Chương 24); 3) Tình thế cấp thiết (quy định tại Điều 4 Chương 24);

4) Thẩm quyền do luật định – chấp hành mệnh lệnh của cấp trên (quy định

tại Điều 2, 5 và 8 Chương 24).

Về trường hợp miễn TNHS “do sự đồng ý (hòa hõa) giữa người phạm tội và

người bị hại” (quy định tại Điều 7 Chương 24); thì giống như PLHS Liên bang Nga, Vương quốc Anh. Theo đó, việc ưng thuận tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người để quyết định lợi ích của mình và họ có đủ khả năng nhận thức chính xác điều đó để quyết định cho người phạm tội được hưởng chế định miễn TNHS của Nhà nước.

Còn thẩm quyền do luật định – chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, được hiểu là một trường hợp miễn TNHS có liên quan đến việc sử dụng mệnh lệnh của cảnh sát và cơ quan công quyền khác. Như chúng ta đều biết, việc tuân thủ mệnh lệnh hay chỉ thị của cấp dưới đối với cấp trên có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các lực lượng vũ trang trong bất kỳ một Nhà nước nào. Do đó, Điều 8 Chương 24 đã quy định rõ về trường hợp một người thực hiện một hành vi theo mệnh lệnh của cấp trên để thực hiện một tội phạm sẽ không phải chịu TNHS nếu anh ta buộc phải tuân thủ mệnh lệnh. Trường hợp này, theo PLHS Việt Nam chưa được ghi nhận về mặt lập pháp là một trường hợp loại trừ TNHS, mặc dù tương ứng với nó theo quan điểm của các nhà khoa học-luật gia nước ta là trường hợp chấp hành chỉ thị, quyết định hoặc mệnh lệnh của cấp trên.

CHƯƠNG 2

CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH S

TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Nghiên cứu những quy định của BLHS Việt Nam năm 1999 cho thấy, miễn TNHS được quy định tại 02 phần là Phần chung và Phần các tội phạm, trong mỗi phần đều có các dạng miễn TNHS có tính bắt buộc hoặc tùy nghi và liệt kê các trường hợp miễn TNHS bao gồm chín trường hợp miễn TNHS nằm rãi rác ở BLHS, bao gồm năm trường hợp trong Phần chung và bốn trường hợp trong Phần các tội phạm BLHS năm 1999, đó là:

- Miễn TNHS cho người tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 19);

- Miễn TNHS do chuyển biến của tình hình (khoản 1 Điều 25);

- Miễn TNHS do sự ăn năn hối cải của người phạm tội (khoản 2 Điều 25);

- Miễn TNHS khi có quyết định đại xá (khoản 3 Điều 25);

- Miễn TNHS cho người chưa thành niên phạm tội (khoản 2 Điều 69);

- Miễn TNHS cho người phạm tội gián điệp (khoản 3 Điều 80);

- Miễn TNHS cho người phạm tội đưa hối lộ (đoạn 2 khoản 6 Điều 289); -Miễn TNHS cho người phạm tội môi giới hối lộ (khoản 6 Điều 290) và; - Miễn TNHS cho người phạm tội không tố giác tội phạm (khoản 3 Điều 314).

Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy ngoài những trường hợp miễn TNHS được quy định trong BLHS năm 1999 hiện hành, một số tác giả còn liệt kê một số trường hợp miễn TNHS khác, đó là: miễn TNHS do đặc xá; miễn TNHS trong trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ Điều 46 BLHS năm 1999, đáng được khoan hồng đặc biệt và miễn TNHS đối với một số tội luật định chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại mà người bị hại không có yêu cầu…Theo đó, thì những trường hợp miễn TNHS này chưa được nhà làm luật nước ta chính thức quy định trong PLHS thực định (BLHS năm 1999 hiện hành), mà chỉ mới được thực tiễn xét xử chấp nhận áp dụng và coi đó là một trường hợp miễn TNHS mà thôi. Chính vì vậy, trong phần này, chúng ta chỉ phân tích và đề cập đến những trường hợp được quy định trong PLHS Việt Nam hiện hành, có nghĩa chúng chỉ bao gồm chín trường hợp miễn TNHS với hai loại có thể là bắt buộc hoặc tùy nghi nằm rải rác trong Phần chung và Phần các tội phạm BLHS năm 1999. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)