Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt

Một phần của tài liệu miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 25)

5. Cơ cấu đề t ài:

1.4.2. Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt

Trong BLHS năm 1999 không ghi nhận định nghĩa pháp lý (ĐNPL) của khái niệm miễn hình phạt và trong khoa học luật hình sự còn nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học luật hình sự có thể hiểu miễn hình phạt là “không buộc người phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế hình sự nghiêm khắc

nhất của Nhà nước đó là hình phạt về tội mà người đó đã thực hiện”. Về biện pháp này, Điều 54 BLHS năm 1999 quy định:

“Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp người phạm

tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn TNHS”.

Theo đó, điều kiện đề người phạm tội được miễn hình phạt khi: có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 BLHS và đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức miễn TNHS.

Như vậy, so với miễn TNHS, miễn hình phạt có một số điểm giống nhau dưới đây:

Thứ nhất, miễn TNHS và miễn hình phạt đều thuộc hệ thống các biện pháp

tha miễn trong luật hình sự, thể hiện rõ nét nguyên tắc nhân đạo trong chính sách hình sự nói chung và luật hình sự Việt Nam nói riêng. Chúng chỉ có thể được áp dụng đối với người nào bị coi là có lỗi trong việc thực hiện chính tội phạm đó. Nói một cách khác, hành vi nguy hiểm cho xã hội do người đó thực hiện bị PLHS cấm (BLHS quy định là tội phạm);

Thứ hai, miễn TNHS và miễn hình phạt chỉ có thể áp dụng khi có đầy đủ căn

cứ pháp lýnhững điều kiện cụ thể do PLHS quy định tương ứng trong từng trường hợp cụ thể;

Thứ ba, cũng như người được miễn TNHS, người được miễn hình phạt không

phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội hoặc (và) của việc quyết định hình phạt – án tích;

Thứ tư, cũng như việc miễn TNHS, bằng các quy phạm có tính chất nhân đạo của chế định miễn hình phạt, Nhà nước không phải sử dụng các biện pháp mang

tính trấn áp (trừng trị) về mặt hình sự, đồng thời, “cũng không cần cách ly khỏi xã hội những người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm và như vậy, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ sớm thích nghi với các yêu cầu của trật tự pháp luật để

trở lại cuộc sống bình thường trong cộng đồng xã hội, phấn đấu làm người lương

thiện và có ích cho gia đình và xã hội”.

Ngoài ra, giữa miễn TNHS và miễn hình phạt cũng có một số điểm khác nhau

cơ bản dưới đây:

Thứ nhất, nếu BLHS năm 1999 hiện hành của nước ta có quy định chín trường hợp miễn TNHS tại (Điều 19; khoản 1, 2 và 3 Điều 25; khoản 2 Điều 69; khoản 3 Điều 80; khoản 6 Điều 289; khảo 6 Điều 290 và khoản 3 Điều 314), thì các trường hợp miễn hình phạt trong Bộ luật này chỉ được ghi nhận tại hai điều luật mà thôi

(Điều 54 và khoản 3 Điều 314);

Thứ hai, khác với miễn TNHS, điều kiện được miễn hình phạt áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể không được quy định rõ ràng như miễn TNHS. Theo quy định tại Điều 54 BLHS năm 1999 thì các điều kiện để miễn hình phạt không khắc khe bằng các điều kiện để miễn TNHS. Do đó, dưới góc độ PLHS thực định và thực tiễn áp dụng nó, chúng ta có thể nhận thấy hành vi phạm tội và nhân thân người được miễn TNHS thông thường đều ít nguy hiểm hơn so với hành vi phạm tội và nhân thân của người được miễn hình phạt.

Thứ ba, TNHS có thể được thực hiện bằng hình phạt (nếu người phạm tội không được miễn TNHS, mà bị Tòa án dụng hình phạt), nhưng cũng có thể bằng

biện pháp có tính cưỡng chế về hình sự khác (nếu người phạm tội được miễn hình phạt). Còn miễn TNHS thì đương nhiên không áp dụng hình phạt với người phạm tội, tức là không áp dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước đối

với họ, nhưng miễn hình phạt không có nghĩa là không có TNHS. Nói một cách khác, người được miễn hình phạt khi họ chưa đến mức được miễn TNHS, còn người được miễn TNHS lại đương nhiên được miễn hình phạt;

Thứ tư, nếu hình phạt và việc áp dụng miễn hình phạt đối với người bị kết án

chỉ có thể và phải do một cơ quan duy nhất áp dụng - Tòa án, thì trong khi đó miễn

TNHS đối với người phạm tội, ngoài Tòa án có thẩm quyền áp dụng ra còn có thể do cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền (Cơ quan điều tra với sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát hoặc Viện Kiểm sát) áp dụng trước khi xét xử tùy thuộc vào giai đoạn TTHS cụ thể tương ứng;

Thứ năm, nếu người được miễn TNHS đương nhiên không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội do mình thực hiện nhưng họ vẫn có thể phải chịu một hoặc nhiều biện pháp tác động về mặt pháp lý thuộc các ngành luật tương ứng khác (dân sự, hành chính, lao động…) thì người được miễn hình phạt tuy đương nhiên được xóa án tích (khoản 1 Điều 64) nhưng họ vẫn có thể bị áp dụng các biện pháp tư pháp (chung) được quy định trong BLHS năm 1999 (các

Điều 41, 42, 43) bao gồm: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại

tài sản; sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; bắt buộc chữa

bệnh.

Một phần của tài liệu miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)