Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với không phải chịu trách nhiệm hình

Một phần của tài liệu miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 27)

5. Cơ cấu đề t ài:

1.4.3. Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với không phải chịu trách nhiệm hình

hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự

“Không phải chịu TNHS” và “loại trừ TNHS” là hai khái niệm của luật hình sự và trong khoa học luật hình sự nước ta hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau về chúng. Tuy nhiên, xét dưới góc độ tổng thể, chúng đều có cùng bản chất pháp lý giống nhau và có thể được hiểu như sau: không phải chịu TNHS (hoặc loại trừ

TNHS) là việc một người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không

đưa đến hậu quả pháp lý hình sự mà người thực hiện nó phải chịu tùy theo từng trường hợp tương ứng cụ thể khi đáp ứng những điều kiện nhất định. Điều này có nghĩa là, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội ấy “không phải chịu TNHS”

đối với việc thực hiện hành vi vì thuộc một trong ba căn cứ dưới đây mà chúng ta cần xem xét nội hàm của chúng để phân biệt với “miễn TNHS” theo các căn cứ như

sau:

Căn cứ thứ nhất, khi tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi được thực hiện chưa đến mức bị coi là vi phạm pháp luật. Bởi vì nó chỉ có thể là hành vi trái đạo đức hoặc vi phạm kỷ luật, nên người thực hiện hành vi này không phải chịu TNHS;

Căn cứ thứ hai, khi tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi được thực hiện là vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức vi phạm PLHS. Bởi vì hành vi đó không được quy định trong PLHS nên tùy từng trường hợp cụ thể, người thực hiện hành vi này chỉ có thể bị xử lý bằng chế tài pháp lý của các ngành luật khác tương ứng (hành chính, dân sự…) mà không phải chịu TNHS;

Căn cứ thứ ba, khi tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi được thực hiện tuy về mặt hình thức có dấu hiệu của hành vi bị PLHS cấm, nhưng lại thiếu một trong các đặc điểm cơ bản của tội phạm nên tính chất tội phạm của hành vi đó được loại

trừ theo quy định của PLHS, đồng thời tùy theo từng trường hợp cụ thể, người thực hiện hành vi chỉ có thể bị xử lý bằng chế tài pháp lý được quy định trong ngành luật tương ứng khác, mà không phải chịu TNHS.

Ví dụ: người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội

phạm chưa đủ tuổi chịu TNHS (Điều 12) hoặc người này không có năng lực TNHS (khoản 1 Điều 13); do phòng vệ chính đáng (Điều 15); tình thế cấp thiết (Điều

16)…

Trong khi đó, hành vi do người phạm tội được miễn TNHS thực hiện (như đã phân tích) hoàn toàn thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của một cấu thành tội phạm tương ứng được PLHS quy định, có nghĩa hành vi do người được miễn TNHS thực hiện là tội phạm và người đó phải chịu TNHS, nhưng do có những điều kiện nhất định nên lại được miễn TNHS.

Một phần của tài liệu miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)