6 Điều 290 BLHS)
3.4.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
Nam về miễn trách nhiệm hình sự
Trước yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền, trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế, cũng như nhiệm vụ đấu tranh phòng và chống các loại tội phạm và vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh trật, an toàn xã hội…thì một trong những biện pháp quan trọng là hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, PLHS nói riêng. Bởi lẽ, việc đổi mới pháp luật và hoàn thiện PLHS hiện hành chính là “một trong nhiều yếu tố cơ bản mà nếu như thiếu nó thì việc xây dựng Nhà nước pháp quyền không thể thành công, vì các quy định của PLHS chính là những căn cứ pháp lý quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền” để đấu tranh phòng và chống tội phạm, xử lý nghiêm minh những người phạm tội, góp phần tăng cường pháp chế và củng cố trật tự pháp luật, đồng thời bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và tự do cơ bản của công dân, cũng như lợi ích của xã hội, của Nhà nước. Do đó, việc hoàn thiện các quy định về miễn TNHS cũng như không nằm ngoài mục đích hoàn thiện PLHS Việt Nam nói chung, đồng thời sự cần thiết phải hoàn thiện chế định này còn thể hiện trên các phương diện thực tiễn, lý luận và lập pháp
mà dưới đây chúng ta sẽ xem xét.
3.4.1.1. Về phương diện lý luận
Hoàn thiện các quy định về miễn TNHS trong PLHS Việt Nam có ý nghĩa trên phương diện lý luận thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, nó góp phần giúp cho cán bộ khoa học – giảng dạy, sinh viên và học viên cao học thuộc chuyên ngành tư pháp hình sự có nhận thức đúng đắn và thống nhất về những trường hợp miễn TNHS, về căn cứ và những điều kiện áp dụng của từng trường hợp tương ứng để phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định PLHS Việt Nam về miễn TNHS còn giúp cho những người có thẩm quyền trong các cơ quan tiến hành tố tụng (như: Điều tra viên, Kiển Sát viên, Thẩm phán…) nhận thức đầy đủ, đúng đắn và chính xác để từ đó ra các quyết định áp dụng hay không áp dụng miễn TNHS đối với người phạm tội có căn cứ và đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm
tội phạm, qua đó bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp không chỉ của công dân mà còn của bị can, bị cáo.
Thứ ba, hoàn thiện chế định miễn TNHS dưới góc độ này sẽ góp phần làm phong phú thêm kho tàn lý luận luật hình sự Việt Nam, cũng như nguồn tài liệu tham khảo hữu ích bổ sung vào khoa học luật hình sự nước ta về vấn đề miễn TNHS.
3.4.1.2. Về phương diện lập pháp
Việc hoàn thiện chế định miễn TNHS trong PLHS góp phần giúp cho nhà làm luật nhận thấy những “kẻ hở”, “lổ hổng” của chế định này để loại trừ những quy định đã lạc hậu, đã lỗi thời, quá trừu tượng, thiếu chính xác về mặt khoa học hoặc sửa đổi bổ sung những quy định mới cho phù hợp với thực tiễn. Dưới góc độ này, có một số vấn đề được đặt ra như:
Thứ nhất, trong BLHS năm 1985 cũng như BLHS năm 1999 đều chưa đưa ra ĐNPL của khái niệm “miễn TNHS” là gì; hậu quả pháp lý cụ thể của việc miễn TNHS là gì; người được miễn TNHS có thể bị áp dụng một hay nhiều biện pháp cưỡng chế phi hình sự nào khác (TTHS, hành chính, dân sự, kỷ luật, lao động…) hay không?
Thứ hai, những trường hợp miễn TNHS cụ thể được quy định rãi rác ở các điều luật, các chương, các phần khác nhau (Phần chung và Phần các tội phạm) của BLHS rõ ràng là thiếu tính khoa học và chưa đạt về mặt kỹ thuật lập pháp. Ngoài ra, trong từng trường hợp miễn TNHS cụ thể cũng cần được nhà làm luật có hướng dẫn kịp thời về căn cứ và những điều kiện của trường hợp tương ứng đó.
Thứ ba, quá trình áp dụng PLHS và pháp luật TTHS cho thấy thực tiễn đời sống xã hội và thực tiễn xét xử đang tồn tại nhiều trường hợp có thể áp dụng chế định miễn TNHS, nhưng lại chưa được nhà làm luật nước ta ghi nhận trong BLHS năm 1999 hiện hành.
Ví dụ: miễn TNHS do hết thời hiệu truy cứu TNHS, miển TNHS cho người
phạm tội trốn khỏi nơi giam, miễn TNHS do sự hòa hoãn giữa người phạm tội và
người bị hại, miễn TNHS cho người phạm tội là người già có nhiều tình tiết giảm
nhẹ TNHS.
Thứ tư, trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới cũng đòi hỏi pháp luật hình sự của nước ta nói chung, chế định miễn TNHS nói riêng cũng cần phù hợp và có sự tham khảo, chọn lọc các quy định của pháp luật hình sự các nước (trong đó có những quy định về TNHS), cũng như góp phần nhân đạo hóa hơn nữa chính sách hình sự của Nhà nước nói chung, PLHS Việt Nam nói riêng.
3.4.1.3. Về phương diện thực tiễn
Thứ nhất, trong thực tiễn áp dụng PLHS và pháp luật TTHS vẫn còn một số trường hợp miễn TNHS không đúng pháp luật để lọt người phạm tội. Cụ thể, việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho người phạm tội chưa đầy đủ và chính xác. Có người rõ ràng là phạm tội, phạm tội có các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt hoặc phạm tội nghiêm trọng, có mức hình phạt cao hoặc người phạm tội đã có tiền án, tiền sự, phạm tội nhiều lần, có đồng phạm, tái phạm, đã bị xử lý hành chính…đáng lẽ phải bị truy cứu TNHS nhưng lại được miễn TNHS dẫn đến tình trạng lọt tội phạm và người phạm tội, hoặc một số trường hợp miễn TNHS cho người phạm tội gây ra hậu quả nghiêm trọng khác, nhầm lẫn giữa trường hợp giảm nhẹ TNHS với trường hợp miễn TNHS…
Thứ hai, về thẩm quyền và căn cứ đình chỉ vụ án cho thấy còn một số ít các Viện Kiểm sát tỉnh, thành phố do không nhận thức đúng quy dịnh của pháp luật nên đã vận dụng khoản 1 Điều 139 BLTTHS; Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Quốc hội về thi hành BLHS để đình chỉ không tội và đình chỉ miễn TNHS đối với vụ án, bị can; nhầm lẫn giữa hai điều luật quy định về miễn TNHS và điều luật quy định về những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự và ngược lại nhiều vụ lẽ ra vận dụng căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự và xử lý theo pháp luật hành chính, nhưng vẫn khởi tố vụ án hình sự, sau đó đình chỉ vụ án miễn TNHS với bị can là gò ép, cứng nhắc…
Thứ ba, cũng trong thực tiễn áp dụng PLHS và pháp luật TTHS đã coi một số trường hợp sau là trường hợp miễn TNHS: Miễn TNHS đối với người phạm tội trong khi người đó có năng lực TNHS, nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì sau khi áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, thấy không cần thiết truy cứu TNHS; miễn TNHS do hết thời hiệu truy cứu TNHS; miễn TNHS đối với một số trường hợp người phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục hậu quả và gia đình hoặc người bị hại bãi nại, người phạm tội là người già hoặc bị bệnh nặng.