Ảnh hưởng của phân bón kali đến hàm lượng diệp lục trong lá qua ba giai đoạn của giống cà chua F1(311)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KCl ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, SINH LÍ, HÓA SINH, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA GIỐNG CÀ CHUA F1 (311) TRỒNG Ở NHƠN TÂN, AN NHƠN, BÌNH ĐỊNH (Trang 45)

ba giai đoạn của giống cà chua F1(311)

Quang hợp là quá trình trao đổi chất quan trọng đối với đời sống thực vật. Quang hợp tạo ra 90 – 95 % tổng lượng sinh khối của cây, phần còn lại là các chất dinh dưỡng khoáng. Quang hợp càng mạnh thì sự tích lũy chất khô càng tăng và dẫn đến cây trồng cho năng suất cao [22], [26], [27]. Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây đó là nhóm sắc tố lục, nó có khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời và biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ mà các sắc tố khác không làm được chức năng này một cách trực tiếp và đầy đủ như vậy. Hai loại diệp lục giữ vai trò quan trọng trong quang hợp là diệp lục a và diệp

lục b. Diệp lục a tham gia trực tiếp vào phản ứng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học, diệp lục b hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng hấp thu cho phân tử diệp lục a làm nhiệm vụ quang hóa.

Thông qua hàm lượng và tỉ lệ các dạng diệp lục có thể đánh giá mức độ quang hợp, khả năng tổng hợp chất hữu cơ, khả năng chống chịu, chế độ dinh dưỡng của cây trong những môi trường nhất định [22]. Do đó, để tìm hiểu ảnh hưởng của phân bón kali đến hàm lượng các loại diệp lục trong lá cà chua chúng tôi tiến hành phân tích và thu được kết quả bảng 3.13.

Bảng 3.13. Hàm lượng diệp lục trong lá cà chua ở các giai đoạn

Giai đoạn cây con Công thức

Diệp lục a Diệp lục b Diệp lục (a+b)

Hàm lượng (mg/g lá tươi) % so với đối chứng Hàm lượng (mg/g lá tươi) % so với đối chứng Hàm lượng (mg/g lá tươi) % so với đối chứng CT1 0,914a 100,00 0,467c 100,00 1,380c 100,00 CT2 0,915a 100,11 0,520b 111,35 1,437b 104,13

CT3 0,939a 102,74 0,574a 122,91 1,513a 109,64

Mức ý nghĩa Ns * *

LSD0,05 0,033 0,029 0,042

Giai đoạn ra hoa

CT1 0,944c 100,00 0,631a 100,00 1.574b 100,00

CT2 0,963c 102,01 0,626a 99,21 1,590b 101,02

CT3 1,132b 119,92 0,635a 100,63 1,766a 112,2

CT4 1,200a 127,12 0,696a 110,30 1,896a 120,46

Mức ý nghĩa * Ns *

LSD0,05 0,067 0,136 0,137

Giai đoạn hình thành quả

CT1 1,018b 100,00 0,750a 100,00 1,768c 100,00

CT2 1,112b 109,23 0,707a 94,27 1,819bc 102,29

CT3 1,245a 122,30 0,701a 93,47 1,945ab 110,01

CT4 1,273a 125,05 0,725a 96,67 1,997a 112,95

Mức ý nghĩa * Ns *

LSD0,05 0,099 0,197 0,136

Số liệu thu được ở bảng 3.13 cho thấy:

Giai đoạn cây con: Hàm lượng diệp lục a ở giai đoạn cây ra hoa hầu như không thay đổi ở các công thức. Hàm lượng diệp lục a đạt từ 0,914- 0,939 mg/g lá tươi và sự sai khác hàm lượng diệp lục a không có ý nghĩa thống kê. Hàm lượng diệp lục b cao nhất là ở CT4 (0,602 mg/g lá tươi) và thấp nhất ở CT1 (0,467 mg/g lá tươi). Sự sai khác hàm lượng diệp lục b có ý nghĩa thống kê giữa CT1 với CT2, CT3, CT4 và CT2 với CT3, CT4. Hàm lượng diệp lục (a+b) tăng ở các công thức có bón phân kali hàm lượng cao. Cụ thể, là từ 4,13% -10,94 % và cao nhất là ở CT4, thấp nhất ở CT1. Sự sai khác về hàm lượng diệp lục (a+b) giữa CT1 với CT2, CT3, CT4 và CT2 với CT3, CT4 có ý nghĩa thống kê.

Giai đoạn ra hoa: Ở giai đoạn ra hoa hàm lượng diệp lục a tăng cao nhất là ở CT4 (1,200 mg/g lá tươi) và thấp nhất là ở CT1 (0,944 mg/g lá tươi). Sự sai khác hàm lượng diệp lục a ở CT1, CT2 với CT3, CT4 và CT3 với CT4 có ý nghĩa thống kê. Tương tự như vậy, hàm lượng diệp lục b cao nhất ở CT4 (0,696 mg/g lá tươi) và thấp nhất ở CT2 (0,620 mg/g lá tươi) và sự sai khác

của hàm lượng diệp lục b trong giai đoạn này không có ý nghĩa thống kê. Hàm lượng diệp lục (a+b) tăng ở các công thức bón hàm lượng kali cao hơn so với CT1, cụ thể là tăng từ 1,02% - 20,46 %. Hàm lượng diệp lục (a+b) tăng đạt trị số cao nhất là ở CT4 (1,896 mg/g lá tươi) và thấp nhất là ở CT1 (1,574 mg/g lá tươi). Sự sai khác về hàm lượng diệp lục (a+b) ở CT1 với CT3, CT4; CT2 với CT3, CT4 có ý nghĩa thống kê.

Giai đoạn thành quả: Hàm lượng diệp lục (a+b) ở các công thức đều cao hơn ở giai đoạn ra hoa. Trong đó cao nhất vẫn là ở công thức thứ 4 (1,997) tiếp đến là CT3 (1,945) và CT2 (1,819) và thâp nhất là ở CT1 (1,768 mg/g lá tươi). Sự sai khác hàm lượng diệp lục ở các công thức đều có ý nghĩa thống kê.

Nhận xét

Qua các bảng số liệu có thể nhận thấy hàm lượng diệp lục a luôn cao hơn hàm lượng diệp lục b ở tất cả các công thức và ở tất cả các giai đoạn. Ngoài ra, hàm lượng diệp lục ở tất cả các công thức đều tăng dần từ giai đoạn cây con đến giai đoạn ra hoa và giai đoạn hình thành quả. Điều này phù hợp với quá trình sinh trưởng, phát triển chung ở thực vật [22], [26].

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali đến hàm lượng các loại diệp lục trong lá cà chua qua 3 giai đoạn được minh họa qua biểu đồ sau.

Biểu đồ 3.3. Hàm lượng diệp lục (a+b) trong lá cà chua qua 3 giai đoạn 3.5. Ảnh hưởng của phân bón kali đến tỉ lệ nhiễm sâu bệnh của giống cà chua F1 (311)

Khí hậu nước ta rất thuận lợi cho các loại rau màu sinh trưởng và phát triển. Nhưng cũng là điều kiện thích hợp cho sâu, bệnh phát triển phá hại.

Sâu, bệnh là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất cây trồng nói chung và cây cà chua nói riêng.

Trong quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy xuất hiện các loại sâu. bệnh hại như bệnh xoăn lá, bệnh héo xanh, sâu xanh ăn lá và sâu đục quả. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.14. Tỷ lệ cây cà chua bị nhiễm sâu, bệnh gây hại

Công thức Tỉ lệ cây bị sâu hại Tỉ lệ cây bị bệnh Sâu ăn lá (%) Sâu đục quả

(%)

Bệnh xoắn lá (%)

Bệnh héo xanh (%)

CT1 26,67a 26,67 83,33a 33,33a

CT2 26,67a 26,67 83,33a 26,67ab

CT3 26,67a 13,33 83,33a 16,67bc

CT4 26,67a 13,33 83,33a 13,33c

Mức ý nghĩa Ns Ns Ns *

LSD0,05 21,74 21,74 10,87 10,87

Kết quả ở bảng trên cho thấy:

Tỷ lệ cây bị bệnh: Trong quá trình theo dõi tình sự sinh trưởng và phát triển của cây cà chua thì tôi thấy bệnh xoắn lá và bệnh héo xanh là hai bệnh xuất hiện và gây hại nặng nhất. Bệnh xoắn lá xuất hiện từ lúc cây bắt đầu đẻ nhánh ra hoa với mật độ rất cao trên 80 % số cây trồng bị bệnh xoắn lá và diễn ra trên toàn bộ các công thức. Điều này cho thấy phân kali không có ảnh hưởng đối với sự hạn chế bệnh xoắn lá.

Bệnh héo xanh thì xuất hiện lúc cây bắt đầu ra hoa và từ đó cây cà chua bắt đầu bị lây lan và nhiễm bệnh, làm chết cây đến giai đoạn quả chín. Mặc dù trong quá trình làm đất đã bón vôi và thuốc để phòng ngừa bệnh héo xanh và khi xuất hiện bệnh tôi đã tiến hành phun thuốc đặc trị, thu gom và sát trùng đất. Tuy nhiên, tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh dao động từ 13,33- 33,33 % . Trong đó cao nhất là ở CT1 33,33 %, CT2 26,67 %, CT3 16,76 % và thấp nhất là ở CT4 13,33 %. Sự sai khác về tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh héo xanh ở CT1 với

CT3, CT4; CT2 với CT4 có ý nghĩa thống kê. Từ đó thấy được tác động của kali góp phần hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh của cây cà chua.

Tỷ lệ cây bị sâu hại: Tỷ lệ cây bị sâu ăn lá ở các công thức là như nhau (26,67%) và đến giai đoạn hình thành quả thì bị sâu đục phá quả với tỷ lệ dao động từ 13,33- 26,67%. Trong đó ở CT1 và CT2 chiếm tỷ lệ cao (26,67%) và thấp hơn là ở CT3, CT4 (13,33%).

Từ đó tôi thấy tình hình sâu ăn lá, sâu đục quả, bệnh héo xanh do vi khuẩn và bệnh xoắn lá. Đó là những tác nhân chính làm suy giảm năng suất cà chua.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KCl ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, SINH LÍ, HÓA SINH, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA GIỐNG CÀ CHUA F1 (311) TRỒNG Ở NHƠN TÂN, AN NHƠN, BÌNH ĐỊNH (Trang 45)