Ảnh hưởng của phân bón kali đến thời gian ra hoa, hình thành quả và thu quả đợt 1.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KCl ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, SINH LÍ, HÓA SINH, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA GIỐNG CÀ CHUA F1 (311) TRỒNG Ở NHƠN TÂN, AN NHƠN, BÌNH ĐỊNH (Trang 31)

và thu quả đợt 1.

Cây cà chua cũng như nhiều loại cây trồng khác, để hoàn thành một chu kỳ sống, chúng phải trải qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của mình. Các giai đoạn dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc điểm sinh học của từng loại giống, điều kiện chăm sóc, phân bón và điều kiện ngoai cảnh tác động lên từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của chúng. Nắm được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây để tác động các biện pháp lỹ thuật theo hướng có lợi, đồng thời hạn chế những ảnh hưởng của các điều kiện bất thuận. Ngoài ra biết được thời gian sinh trưởng, phát triển của giống giúp ta xác định được thời điểm thu hoạch thích hợp, nhằm giải quyết tốt khâu thu hoạch và sau thu hoạch. Đồng thời cũng dựa vào đó để bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, bón phân hợp lý, nhằm tăng hệ số sử dụng đất, tăng năng suất trên một đơn vị diện tích. Nhìn chung cây cà chua rất mẫn cảm với phân bón đặc biệt là kali, vì vậy sử dụng phân bón thích hợp sẽ nâng cao sản lượng và chất lượng quả. Sự ra hoa của cây là điều kiện quan trọng nhất liên quan tới sự hình thành quả. Nếu ra hoa muộn thì sự hình thành quả cũng muộn. Việc rút ngắn thời gian của các giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng có thể làm cho cây cà chua ra hoa, hình

thành quả sớm. Vì vậy việc bón phân kali đúng, đủ liều lượng sẽ giúp cây cứng chắc, có số lá thích hợp để ra hoa, tạo quả sớm và tập trung hơn. Do vậy, chúng tôi tiến hành theo dõi trên các công thức thí nghiệm và kết quả thu được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Thời gian ra hoa, thời gian hình thành quả, ngày thu quả đợt 1

Công thức Thời gian ra hoa (ngày)

Thời gian hình thành quả ( ngày)

Ngày thu quả đợt 1 (ngày)

CT1 36 44 74

CT2 34 42 72

CT3 34 42 72

CT4 33 40 71

Thời gian ra hoa: Thời gian ra hoa của cây cà chua khoảng từ 33 - 37 ngày sau khi gieo hạt. Trong đó ở CT4 ra hoa sớm nhất (33 ngày) và ở CT1 ra hoa muộn nhất (36 ngày). Điều này có thể thấy việc bón phân kali ở mức cao đã giúp cho cây tăng nhanh các hợp chất gluxit và giảm các hợp chất protein nên cây chuyển sang ra hoa nhanh hơn [27], [42].

Thời gian hình thành quả: Sau khi trải qua các giai đoạn ra hoa tập trung, cây cà chua bắt đầu bước vào giai đoạn đậu quả. Sự thụ phấn có thể xảy ra từ 2 -3 ngày sau khi nở. Trong điều kiện thuận lợi sau khi thụ phấn được khoảng 2 ngày sẽ xảy ra quá trình thụ tinh và bầu noãn sẽ phát triển thành quả non sau 4 -5 ngày [2]. Như vậy, thời gian còn lại là thời gian lớn lên và tích lũy vật chất vào quả. Qua bảng 3.5 chúng tôi thấy rằng thời gian đậu quả ở các công thức là khác nhau là khác nhau, dao động từ 40 – 44 ngày, ở CT4 thời gian đậu quả diễn ra nhanh hơn chỉ sau 40 ngày trồng công thức có khả năng đậu quả sớm nhất là CT4 chỉ sau 40 ngày trồng và so với CT1 ngắn hơn 4 ngày.

Thời gian thu quả đợt 1: Sau khi cà chua đậu quả tiếp tục tăng trưởng và tích lũy các chất. Nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, quả sẽ phát triển nhanh và đạt tới kích thước tối đa. Thời gian từ khi ra hoa đến khi quả chín hoàn toàn (20 – 30 ngày sau khi ra hoa). Thời gian này chủ yếu tích lũy tinh bột và đường trong quả, hình thành pectin ở thịt quả. Như vậy quả sau khi thụ phấn thụ tinh khoảng 30 ngày có thể tiến hành thu hái cà chua.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KCl ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, SINH LÍ, HÓA SINH, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA GIỐNG CÀ CHUA F1 (311) TRỒNG Ở NHƠN TÂN, AN NHƠN, BÌNH ĐỊNH (Trang 31)