Năng suất lý thuyết, năng suất thực tế

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KCl ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, SINH LÍ, HÓA SINH, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA GIỐNG CÀ CHUA F1 (311) TRỒNG Ở NHƠN TÂN, AN NHƠN, BÌNH ĐỊNH (Trang 37)

Năng suất là yếu tố cuối cùng quyết định đến hiệu quả kinh tế của giống. Năng suất chịu sự tác động rất lớn của giống và điều kiện canh tác trong đó phân bón góp phần quan trọng. Vì vậy để tìm hiểu ảnh hưởng các mức phân bón kali khác nhau chúng tôi đã tiến hành xác định và thu được kết quả ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Năng suất lý thuyết, năng suất thực thu

Công thức

Năng suất lý thuyết Năng suất thực thu NS/ ô thí nghiệm (30m2) (kg) NS/ ha (tấn) % so với CT1 NS/ ô thí nghiệm (30m2) (kg) NS/ ha (tấn) % so với CT1 CT1 69.29 23,68c 100,00 46,19 15,79b 100,00 CT2 73.46 25,10ab 105,98 53,86 18,41b 116,59 CT3 83.14 28,42a 120,00 69,28 23,68a 149,97

CT4 80.49 27,51a 116,17 69,76 23,84a 150,99 Mức ý

nghĩa * *

LSD0,05 3,39 2,8

Năng suất lý thuyết: Là chỉ tiêu phản ánh tiềm năng năng suất của cà chua trong điều kiện nhất định, có thể xác định được lúc chưa thu hoạch. Năng suất lý thuyết cao hay thấp phụ thuộc vào cá thể và mật độ trồng. Năng suất lý thuyết của cà chua cao nhất là ở CT3 (28,15 tấn/ha), tăng 20 % so với CT1; ở CT4 (27,51tấn/ha ), tăng 16,17 % so với CT1; CT2 (25,10 tấn/ha) tăng 5,99 % so với CT1 và sự sai khác về năng suất lý thuyết giữa CT1 với CT3, CT4 là có ý nghĩa thống kê.

Năng suất thực thu: Là sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích. Năng suất thực thu thấp hơn năng suất lý thuyết bởi các yếu tố hạn chế trên đồng ruộng như sâu, bệnh, hạn hán, kỹ thuật canh tác. Năng suất thực thu là chỉ tiêu phản ánh thực sự tác động của các biện pháp canh tác. Năng suất thực thu không chỉ phụ thuộc vào đặc tính của giống mà còn phụ thuộc rất lớn vào các yêu tố dinh dưỡng cho cây trồng. Kết quả thí nghiệm của chúng tôi cho thấy năng suất thực thu của cà chua ở CT4 chiếm vị trí cao nhất (23,84 tấn/ha), tăng 50,99 % so với CT1 (15,79 tấn/ha); ở CT3 (23,68 tấn/ha), tăng 49,97 % so với CT1; CT2 (18,41tấn/ha), tăng 16,59 % so với CT1. Như vậy khi bón phân kali với hàm lượng khác nhau ở các công thức thì theo đó năng suất thực thu của cà chua cũng khác nhau và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê giữa CT1 với CT3 và CT4. Điều đó cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Võ Minh Thứ, Võ Ngọc Khanh (2010) trên cây mía bón phân kali từ 150- 300 kg K2O/ha làm tăng năng suất từ 128,0- 168,0 tấn/ ha. Kết quả nghiên cứu trên cây hành cũng cho thấy bón phân kali từ 160- 220 kg/ ha cũng làm tăng năng suất thực thu từ 4- 22% so với đối chứng [33].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KCl ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, SINH LÍ, HÓA SINH, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA GIỐNG CÀ CHUA F1 (311) TRỒNG Ở NHƠN TÂN, AN NHƠN, BÌNH ĐỊNH (Trang 37)