đoạn sinh trưởng, phát triển
Chiều cao cây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Chiều cao cây phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống và các điều kiện ngoại cảnh của môi trường trồng trọt. Chiều cao cây có ảnh hưởng đến tính chống đổ ngã của cây, cây cao thường có khả năng đổ ngã cao hơn cây thấp. Chỉ tiêu chiều cao cây được
xác định bằng khoảng cách giữa gốc cây (đo sát mặt đất) đến đỉnh sinh trưởng của cây [33].
Trong mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau và ở mức phân bón kali khác nhau thì sự tăng trưởng về chiều cao cũng khác nhau. Qua theo dõi thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.2
Bảng 3.2 Chiều cao của cây cà chua qua 3 giai đoạn
Công thức
Giai đoạn cây con Giai đoạn ra hoa Giai đoạn hình thànhquả Chiều cao đối chứng% so với Chiều cao đối chứng% so với Chiều cao đối chứng% so với
CT1 17,61c 100,00 49,38c 100,00 57,03c 100,00
CT2 17,67bc 100,38 50,65bc 102,56 58,56bc 102,68
CT3 17,91bc 101,74 51,91ab 105,10 59,01a 103,47
CT4 18,12a 102,90 52,89a 107,10 59,18a 103,77
Mức ý
nghĩa * * *
LSD0,05 0,49 1,41 1,57
Kết quả thu được ở bảng trên cho thấy:
Ở giai đoạn cây con chiều cao cây cà chua ở các công thức bón phân kali với hàm lượng cao tăng hơn so với công thức bón hàm lượng kali thấp. chiều cao cây ở các công thức dao động từ (17,607 cm - 18,117 cm). Trong đó cao nhất là ở CT4 (18,12 cm), thấp nhất ở CT1 917,61 cm). Tuy nhiên sự gia tăng chiều cao của các công thức trong giai đoạn này không nhiều; dao động từ 0,38 % - 2,90 %. Sự sai khác về chiều cao cây có ý nghĩa thống kê giữa CT1 và CT4 còn sự sai khác giữa các công thức khác thì không có ý nghĩa thống kê.
Chiều cao cây cà chua trong giai đoạn ra hoa dao động từ 49,383 cm - 52,89 cm. Chiều cao cây cà chua cao nhất là ở CT4 (52,89 cm) và thấp nhất là ở CT1 (49,383 cm). Chiều cao cây cà chua ở các công thức bón hàm lượng
kali cao đều cao hơn so với chiều cao của cây cà chua ở công thức bón kali với hàm lượng thấp nhất (CT1). Và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê giữa CT1 với CT3, CT4; CT2 với CT4.
Ở giai đoạn hình thành quả chiều cao trung bình của cây cà chua ở các công thức dao động từ 57,03 cm - 59,177 cm. Các công thức bón hàm lượng phân kali cao (CT2, CT3, CT4) đều có chiều cao trung bình cao hơn so với công thức bón hàm lượng phân kali thấp (CT1). Sự sai khác ở CT1 với CT3, CT4 là có ý nghĩa thống kê.
Nhận xét:
Như vậy, ở CT4 với hàm lượng phân kali bón cao nhất (150 kg kali/ha) thì chiều cao của cây đạt trị số cao nhất và ở CT1 (100 kg kali/ha) chiều cao cây cà chua thấp nhất so với các công thức còn lại. Điều đó có thể giải thích kali xúc tác quá trình quang hợp, làm tăng sự tổng hợp các hợp chất gluxit, protein nên thúc đẩy sự tăng nhanh chiều cao cây cà chua.