Ảnh hưởng của phân bón kali đến hàm lượng nước trong lá

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KCl ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, SINH LÍ, HÓA SINH, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA GIỐNG CÀ CHUA F1 (311) TRỒNG Ở NHƠN TÂN, AN NHƠN, BÌNH ĐỊNH (Trang 41)

Nước là thành phần bắt buộc trong cơ thể sống nói chung và ở thực vật nói riêng. Hàm lượng nước trong cây thường đạt khoảng 70 – 90 % khối lượng của cây, tuy nhiên hàm lượng nước trong cây thay đổi tùy theo loài, mô và các bộ phận khác nhau của cây. Ngoài ra, hàm lượng nước còn phụ thuộc vào các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và điều kiện sống của cây [22].

Trong cơ thể thực vật, nước tồn tại ở hai dạng là nước tự do và nước liên kết. Nước tự do chiếm một lượng lớn và có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của thực vật, quy định cường độ và chiều hướng các quá trình sinh lý, sinh hóa trong hoạt động sống của cây. Dạng nước này vẫn giữ được tính chất vật lý, hóa học, sinh học bình thường của nước. Nước liên kết chiếm

khoảng 15 – 30 % lượng nước trong cây. Tùy theo mức độ khác nhau mà dạng này có thể mất tính chất ban đầu của nước như khả năng làm dung môi kém, nhiệt dung giảm xuống, độ đàn hồi tăng lên, nhiệt độ đông đặc thấp. Nước liên kết đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh vì nó làm cho các phân tử phân tán khó lắng xuống, hiện tượng ngưng kết ít xảy ra. Hàm lượng nước liên kết có liên quan với tính chống chịu của thực vật như chịu hạn, chịu rét. Trong cơ thể còn non, hàm lượng nước liên kết thấp hơn cơ thể già. Khi gặp điều kiện khô hạn, hàm lượng nước liên kết tăng lên [27] Vì vậy, để tìm hiểu ảnh hưởng của phân bón kali đến hàm lượng các dạng nước trong cây cà chua qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cà chua. Chúng tôi đã tiến hành xác định và thu được kết quả trình bày ở các bảng 3.12

Bảng 3.12: Hàm lượng nước trong lá cà chua ở các giai đoạn: cây con, ra hoa, hình thành quả.

Giai đoạn cây con Công thức

Nước tổng số Nước tự do Nước liên kết

Hàm lượng (%) CV (%) Hàm lượng (%) CV (%) Hàm lượng (%) CV (%) CT1 (ĐC) 85,03c 0,15 66,99c 0,06 18,03a 0,73 CT2 85,16bc 0,14 66,96c 0,09 18,20a 0,50

CT3 85,24ab 0,10 67,06ab 0,38 18,18a 1,8

CT4 85,42a 0,10 67,26a 0,11 18,21a 0,53

Mức ý nghĩa * * Ns

LSD0,05 0,20 0,26 0,37

Giai đoạn ra hoa Hàm lượng

(%) CV (%) Hàm lượng(%) (%)CV lượng (%)Hàm (%)CV

CT1 (ĐC) 83,19d 0,10 64,83d 0,17 18,36c 0,94

CT2 83,56c 0,26 65,08c 0,13 18,47bc 0,72

CT3 84,078b 0,05 65,76b 0,11 18,58ab 0,20

CT4 84,39a 0,08 65,29a 0,12 18,63a 0,62

Mức ý nghĩa * * *

LSD0,05 0,23 0,16 0,24

Giai đoạn hình thành quả

(%) (%) (%) lượng(%) (%)

CT1 (ĐC) 78,08c 0,09 57,18d 0,25 20,90c 0,91

CT2 78,69bc 0,12 58,78c 0,16 19,91bc 0,14

CT3 79,59b 0,80 59,35b 0,16 20,23ab 3,61

CT4 78,82a 0,18 57,73a 0,300 20,56a 1,44

Mức ý nghĩa * * *

LSD0,05 0,62 0,25 0,77

Qua kết quả thu được ở bảng 3.12 chúng tôi nhận thấy:

Giai đoạn cây con: Hàm lượng nước tổng số trong lá ở các công thức có bón phân kali (CT1,CT2, CT3, CT4) có xu hướng tăng dần ở các công thức có hàm lượng phân bón kali cao. Cụ thể, hàm lượng nước tổng số trong lá ở các công thức CT1; CT2; CT3; CT4 lần lượt là 85,03 %; 85,16 %; 85,24 %; 85,42 % khối lượng tươi. Trong đó, hàm lượng nước tổng số trong lá cao nhất là ở CT4 (85,42 %). Như vậy, việc bón phân kali đã có ảnh hưởng tích cực đến quá trình hút và tích lũy nước trong mô tế bào, từ đó làm tăng lượng nước trong lá cây sắn. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy vai trò của kali làm tăng khả năng hút nước của cây [12], [13]. Tuy nhiên, chỉ có sự sai khác về hàm lượng nước tổng số trong lá ở CT3; CT4 với CT1 và CT2 với CT4 là có ý nghĩa thống kê. Còn sự sai khác ở các công thức còn lại đều không có ý nghĩa thống kê.

Trong khi đó, hàm lượng nước tự do và nước liên kết trong lá dao động từ 66,96 –67,26 % và 18,03 – 18,21 % khối lượng tươi. Sự sai khác về hàm lượng nước tự do giữa công thức CT1, CT2 với CT4 là có ý nghĩa thống kê. với độ tin cậy 95 %. Về hàm lượng nước liên kết sự sai khác giữa các công thức không có ý nghĩa thống kê.

Giai đoạn ra hoa: Hàm lượng nước tổng số, nước tự do, nước liên kết trong lá cà chua ở giai đoạn này thấp hơn so với giai đoạn trước. Tương tự như giai đoạn trước, hàm lượng nước tổng số, nước tự do, nước liên kết ở các công thức có bón phân kali cao hơn đều cao hơn CT1. Cụ thể, hàm lượng

nước tổng số dao động từ 83,19- 84,39 % khối lượng tươi; hàm lượng nước tự do dao động từ 64,83- 65,29 % và hàm lượng nước liên kết dao động từ 18,36-18,63 %. Ở CT4 hàm lượng nước tổng số trong lá đạt trị số cao nhất chiếm 84,39%. Như vậy, việc bón phân kali đã ảnh hưởng rõ rệt đến hàm lượng nước tổng số trong lá. Sự sai khác về hàm lượng nước tổng số trong lá ở giai đoạn này ở CT2, CT3, CT4 với CT1 và CT3, CT4 với CT2, CT3 với CT4 là có ý nghĩa thống kê, còn hàm lượng nước tự do cũng tương tự ở CT2, CT3, CT4 với CT1 và CT3, CT4 với CT2, CT3 với CT4 là có ý nghĩa thống kê. Còn hàm lượng nước liên kết ở CT1 và CT4 là có ý nghĩa thống kê.

Giai đoạn hình thành quả: Hàm lượng nước tổng số, nước tự do, nước liên kết trong lá cà chua ở các công thức CT1, CT2, CT3, CT4 dao động từ : 78,077-79,586 % đối với nước tổng số, 57,18-59,355 % đối với nước tự do, 19,913 -20,897 % chất tươi đối với nước liên kết. Ở giai đoạn này hàm lượng nước tổng số, nước tự do ở các công thức có bón phân kali cao hơn cũng đều cao hơn ở CT1. Tuy nhiên, hàm lượng nước liên kết ở giai đoạn này ở cácn công thức chênh lẹch không đáng kể từ 0,32- 0,99 %. Sự sai khác nước tổng số giữa các công thức CT3, CT4 với CT1; CT2 với CT3, CT3 với CT4 có ý nghĩa thống kê. Đối với nước tự do thì sự sai khác giữa các công thức đều có ý nghĩa thống kê, còn nước liên kết chỉ có sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở CT1 với CT2; CT2, CT3 với CT4.

* Nhận xét chung về hàm lượng nước tổng số, nước tự do, nước liên kết ở lá cà chua qua 3 giai đoạn

Nước tổng số: Ở giai đoạn cây con hàm lượng nước tổng số là cao nhất, chiếm 85,05 % - 85,42 % chất tươi, sau đó có xu hướng giảm dần vào giai đoạn ra hoa (83,19- 84,39 chất tươi) và thấp nhất là giai đoạn hình thành quả (78,08- 79,59 chất tươi). Sở dĩ có sự giảm hàm lượng nước tổng số như vậy là do giai đoạn đầu rễ phát triển mạnh nên hút được nhiều nước hơn, càng về

sau thì quá trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh, đồng thời hàm lượng chất khô tích lũy tăng cao nên hàm lượng nước tổng số giảm.

Nước tự do: Chúng tôi thấy hàm lượng nước tự do cũng như hàm lượng nước tổng số trong đó cũng giảm dần qua 3 giai đoạn. Cao nhất là ở giai đoạn cây con và thấp nhất vào giai đoạn trước thu hoạch. Hàm lượng nước tự do cao nhất ở giai đoạn đầu, vì đây là giai đoạn cây sinh trưởng và phát triển mạnh.

Nước liên kết: Chúng tôi thấy hàm lượng nước liên kết xu hướng tăng dần về các giai đoạn sau. Như vậy, có thể thấy rằng trong cơ thể cây non hàm lượng nước liên kết thấp hơn trong cơ thể cây trưởng thành, vì thế sức chống chịu của cây trưởng thành cũng cao hơn cây còn non. Sự biến động về hàm lượng các dạng nước trong lá cà chua qua 3 giai đoạn được minh họa qua biểu đồ 3.2.

Biểu đồ 3.2. Hàm lượng nước trong lá cà chua qua 3 giai đoạn cây con, ra hoa, hình thành quả

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KCl ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, SINH LÍ, HÓA SINH, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA GIỐNG CÀ CHUA F1 (311) TRỒNG Ở NHƠN TÂN, AN NHƠN, BÌNH ĐỊNH (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w