Các chính sách đối với các vấn đề ƣu tiên

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố cần thơ 2010 (Trang 101)

Qua các diễn biến môi trƣờng từ các số liệu cho thấy ảnh hƣởng môi trƣờng hiện nay có những tiêu cực:

- Khai thác tài nguyên đã bắt đầu vƣợt ngƣỡng thích nghi, suy kiệt tài nguyên đã xuất hiện nhƣ mất dƣỡng chất trong đất, nƣớc mặt bị ô nhiễm, suy giảm đa dạng sinh học.

- Đô thị hóa những năm gần đây có phát triển nhanh, nhƣng hạ tầng kỹ thuật còn kém đã dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng tăng.

- Phát triển công nghiệp khá nhanh nhƣng lại có nhiều ngành nghề phát thải khá cao chƣa đƣợc xử lý, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm xen kẽ khu dân cƣ đã gây nhiều mâu thuẫn trong cộng đồng.

- Khai thác nƣớc ngầm tràn lan phục vụ nƣớc sạch nông thôn đang là hiểm họa cho sự suy kiệt và ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm.

- Hoạt động BVMT đã đạt nhiều hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên trong tình hình mới cần phải bổ sung thêm nhân sự, thiết bị kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng.

Những điều kể trên đã và đang để lại hậu quả nhƣ sau:

- Ô nhiễm nƣớc mặt phần lớn ở các tuyến kênh rạch khu vực nội đồng. Tại các KCN, khu vực đô thị đều bị ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh. Các địa phƣơng ven Sông Hậu, nhờ quá trình trình tự làm sạch tốt nên ít ô nhiễm hơn vùng sâu.

- Ô nhiễm chất thải rắn là vấn nạn đối với các đô thị lớn, thành phần rác có chiều hƣớng gia tăng rác thải độc hại (rác công nghiệp, rác y tế,...)

- Ô nhiễm bụi và tiếng ồn có chiều hƣớng tăng. Nhìn chung ô nhiễm không khí hiện tại chƣa là vấn đề lớn nhƣng phải có kế hoạch kiểm soát tốt trong thời gian tới.

- Sử dụng đất đai chƣa theo chiều hƣớng bền vững. Khai thác đất cho nông nghiệp đã vƣợt ngƣỡng thích nghi. Độc canh lúa trên một diện tích lớn là một

trong những yếu tố nhạy cảm về sinh thái nông nghiệp, dễ bị dịch họa, ảnh hƣởng đời sống nông dân.

- Tính đa dạng sinh học bị suy giảm mạnh. Một mặt do tiếp tục khai thác cạn kiệt tài nguyên, mặt khác do sử dụng thuốc BVTV gây mất cân bằng sinh thái.

11.2.2 Xếp loại các vấn đề ƣu tiên

* Các vấn đề ưu tiên cao

Môi trƣờng nƣớc mặt là thành phần ƣu tiên cần đƣợc bảo vệ. Nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc mặt từ các nguồn nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc ao cá và nƣớc thải công nghiệp.

Bên cạnh các nguyên nhân trên, điều cần chú ý các loại rác đô thị không đƣợc quản lý xử lý tốt cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc mặt nhất là khu đô thị và khu vực chợ. Vì nƣớc mƣa, gió và thói quen sinh hoạt lạc hậu thƣờng xuyên tạo điều kiện cho rác gây ô nhiễm nƣớc mặt. Do vậy, quản lý và xử lý tốt các loại nƣớc thải, rác thải sẽ góp phần chủ yếu bảo vệ đƣợc chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt. Hiện nay, công tác thu gom rác sinh hoạt tại Cần Thơ đƣợc thực hiện tốt, nhƣng ngƣợc lại việc xử lý còn chƣa hoàn chỉnh, thậm chí còn không có bãi chứa rác, phải dùng chung bãi chứa với tỉnh Hậu Giang. Cần Thơ cần qui hoạch thực hiện thêm các công trình xử lý, tái chế, kể cả bãi chứa rác. Do rác không đƣợc xử lý tốt nên các hiện tƣợng ô nhiễm nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm đã xảy ra gây ảnh hƣởng xấu đến đời sống và sản xuất của dân cƣ xung quanh bãi rác.

* Các vấn đề ưu tiên vừa

Ô nhiễm bụi và tiếng ồn có chiều hƣớng tăng nhất là tại các KCN, vùng nội thành có mật độ giao thông cao và khu vực tập trung đông dân cƣ. Nhìn chung ô nhiễm không khí hiện tại chƣa là vấn đề lớn nhƣng phải có kế hoạch kiểm soát tốt để ngăn chặn kịp thời diễn biến xấu hơn trong tƣơng lai.

11.2.3 Mức độ thực hiện

Đến nay, các hoạt động thực hiện theo mục tiêu đề ra của các văn bản cấp trên, các giải pháp bảo vệ môi trƣờng vẫn tiếp tục diễn ra trên địa bàn nhƣng kết quả chƣa khả quan. TP.Cần Thơ đang nỗ lực tích cực trong thời gian tới.

11.3 Đề xuất các giải pháp quản lý

11.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý môi trƣờng

Kiện toàn bộ máy quản lý môi trƣờng, trƣớc hết cần tăng cƣờng nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng từ cấp thành phố đến cấp phƣờng, xã.

Sở Tài nguyên và Môi trƣờng là cơ quan đầu mối thực hiện công tác bảo vệ môi trƣờng của toàn thành phố, tuy nhiên để bảo vệ môi trƣờng một cách toàn diện, tránh sự chồng chéo cần có sự phối hợp với các Sở Ban ngành có liên quan. Vì vậy cần xây dựng quy chế phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trƣờng với các Sở Ban ngành liên quan nhằm thống nhất công tác quản lý môi trƣờng.

Đối với môi trƣờng trong các Khu công nghiệp và Chế xuất cũng cần hoàn thiện bộ máy quản lý môi trƣờng, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và Ban Quản lý, khuyến khích những cơ sở có bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách về môi trƣờng.

11.3.2 Chính sách, thể chế, luật pháp

Tổ chức rà soát, ban hành đồng bộ các văn bản hƣớng dẫn luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời phổ biến rộng rãi tại các cơ quan địa phƣơng để lên kế hoạch triển khai ứng dụng.

Dựa vào tình hình thực tế, ban hành các văn bản phục vụ công tác quản lý và xử lý môi trƣờng kịp thời, tránh kéo dài.

Cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở trên địa bàn.

Cần có chính sách của địa phƣơng về việc khuyến khích, biểu dƣơng các trƣờng hợp có quan tâm đến bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhƣ áp dụng các công nghệ tiến tiến ít phát thải, mô hình sản xuất sạch hơn, các công trình nhằm tiết kiệm năng lƣợng hoặc tái chế, tái sử dụng chất thải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11.3.3 Về tài chính, đầu tƣ

Huy động nguồn vốn từ ngân sách trung ƣơng và địa phƣơng, từ doanh nghiệp, từ đóng góp của ngƣời dân hoặc từ các tổ chức quốc tế quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng. Cho vay vốn để xây dựng các công trình giảm thiểu hoặc xử lý môi trƣờng với thủ tục đơn giản.

11.3.4 Tăng cƣờng giám sát chất lƣợng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm

Hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trƣờng, trƣớc hết phải tăng cƣờng năng lực cho Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trƣờng nhƣ tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, cụ thể là trang thiết bị quan trắc và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm, đặc biết đẩy nhanh tiến độ đăng ký phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025.

Xây dựng mạng lƣới quan trắc chất lƣợng không khí tại các khu đô thị lớn, các KCN để giám sát, phát hiện các vấn đề ô nhiễm không khí hoặc nguồn thải

Tiếp tục thực hiện công tác quan trắc hàng năm về quan trắc, thanh tra, kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng và đánh giá hiện trạng môi trƣờng.

Giao lƣu, chia sẻ dữ liệu quan trắc giữa Trung tâm Quan trắc Trung ƣơng và các địa phƣơng khác để học hỏi kinh nghiệm.

Đối với các đơn vị quản lý cấp quận huyện và phƣờng xã cần xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ về công tác bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở. Kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã cam kết trong các báo cáo đã có quyết định phê duyệt và có giấy xác nhận của cơ quan quản lý, đồng thời rà soát các cơ sở chƣa thực hiện và bắt buộc thực hiện đúng theo luật định. Đồng thời báo cáo kết quả về Sở Tài nguyên và Môi trƣờng.

11.3.5 Nguồn lực con ngƣời, tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng

Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục về bảo vệ môi trƣờng để góp phần đƣa ra các biện pháp quản lý một cách bao quát và hiệu quả góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra. Các hình thức cụ thể nhƣ: phát huy hiệu quả của các phƣơng tiện thông tin đại chúng, xây dựng các mô hình mẫu với sự tham gia của ngƣời dân, thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ môi trƣờng tại các Trung tâm văn hóa, các khu vực và khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần trong cộng đồng,...

11.3.6 Quy hoạch phát triển

Lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong các chiến lƣợc, kế hoạch, quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội của thành phố cũng nhƣ các quận huyện trên địa bàn.

Cần nghiên cứu quy hoạch bãi chôn lấp rác vệ sinh tại vùng phù hợp tiếp nhận rác của toàn thành phố hoặc quy hoạch theo từng vùng để giảm tải lƣợng rác thải cần xử lý.

11.3.7 Công nghệ và kỹ thuật

Đầu tƣ công nghệ tiên tiến hoặc công nghệ sạch hơn thay thế lạc hậu nhằm hạn chế sự phát thải các chất gây ô nhiễm môi trƣờng.

Áp dụng công nghệ môi trƣờng vào xử lý các loại chất thải nhƣ sử dụng các loại máy móc thiết bị đã đƣợc chế tạo của các nƣớc trên thế giới.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực môi trƣờng và triển khai ứng dụng các kết quả của đề tài đã đƣợc nghiệm thu để bảo vệ môi trƣờng TP.Cần Thơ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Qua phần trình bày trên đây chúng tôi xin kết luận nhƣ sau:

1. Chất lƣợng nƣớc mặt, kể cả nƣớc sông Hậu đang suy giảm, ô nhiễm chất hữu cơ, dinh dƣỡng và vi sinh ngày càng tăng. Các sông rạch trong TP.Cần Thơ đang bị ô nhiễm khá rõ nét.

2. Chất lƣợng nƣớc ngầm chƣa có biến động nhiều. Nguồn tài nguyên này sẽ ngày càng cạn kiệt nếu không có biện pháp quản lý khai thác và sử dụng thích hợp.

3. Ô nhiễm không khí do sản xuất công nghiệp và sinh hoạt chƣa ghi nhận đƣợc. Trong khi đó, chất lƣợng môi trƣờng không khí theo trục giao thông bị ô nhiễm nặng thêm do bụi và tiếng ồn của hoạt động giao thông vận tải. 4. Công tác thu gom và chuyên chở rác đƣợc thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, việc

xử lý rác vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

5. Một số công tác chƣa thực hiện đƣợc nhƣ: Điều tra tình hình chất thải công nghiệp, chất thải độc hại; tình hình đa dạng sinh học.

Kiến nghị

1/ Tăng cƣờng năng lực bảo vệ môi trƣờng bằng các biện pháp:

Căn cứ vào Hiện trạng Môi trƣờng và Kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội TP.Cần Thơ từ 2006 đến 2020 để xây dựng và thực hiện chiến lƣợc, qui hoạch thực hiện các công trình và dự án BVMT tại Cần Thơ. Có kế hoạch mục tiêu cụ thể giải quyết các vấn đề môi trƣờng của từng quận, huyện thuộc TP.Cần Thơ.

Soạn thảo, ban hành và cƣỡng chế thực hiện các qui định quản lý chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất công nghiệp, chất thải nông nghiệp. Nhất là nƣớc ao nuôi Thủy sản và nƣớc thải từ nhà máy đông lạnh và cơ sở chế biến phụ phẩm Thủy sản.

Chuyên môn hóa các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trƣờng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cƣờng công tác kiểm tra và thanh tra các thành phần kinh tế trong việc thực hiện luật pháp bảo vệ môi trƣờng.

2/ Nghiên cứu thực hiện kế hoạch quản lý bền vững tài nguyên nƣớc nên cơ sở ƣu tiên sử dụng nguồn nƣớc mặt cho tất cả các hoạt động sinh hoạt và sản xuất, tồn trữ nƣớc mặt và nƣớc ngầm để sử dụng trong mùa khô.

3/ Vận động cộng đồng thành phố ý thức tự giác trong chi trả các khoản dịch vụ để xử lý rác, xử lý nƣớc thải sinh hoạt để bảo vệ môi trƣờng nƣớc của thành phố.

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố cần thơ 2010 (Trang 101)