Đất có thể bị ô nhiễm bởi trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thƣơng hàn, phẩy khuẩn tả hoặc amip. Tuy nhiên những bệnh do các vi sinh vật này gây ra thƣờng lan truyền chủ yếu bởi nƣớc bị ô nhiễm hoặc truyền bệnh do tiếp xúc trực tiếp từ ngƣời này sang ngƣời khác hoặc do thực phẩm; ngoài ra ruồi tiếp xúc trực tiếp với đất bị nhiễm bởi phân, sinh sản ở đó rồi truyền mầm bệnh đi.
Truyền bệnh theo phƣơng thức này còn do các loại ký sinh trùng (giun sán). Ký sinh trùng đƣợc truyền qua đất hoặc trứng giun sán; ấu trùng của chúng sau một thời gian ủ bệnh sẽ trở thành tác nhân gây bệnh cho ngƣời, quan trọng là giun đũa, giun móc.
Điều kiện môi trƣờng đất rất thuận lợi cho sự tồn tại của trứng một số loại ký sinh trùng; ngoài ra nó còn phụ thuộc lƣợng mƣa rơi, vào nhiệt độ không khí cũng nhƣ vào kết cấu và độ ẩm của đất.
Thói quen mất vệ sinh luôn luôn góp phần vào việc duy trì chu trình nhiễm trùng theo phƣơng thức lây truyền từ ngƣời - đất - ngƣời. Trong một số bệnh của động vật truyền sang cho ngƣời, đất có thể giữ vai trò chủ yếu truyền tác nhân nhiễm trùng từ vật nuôi sang ngƣời.
- Bệnh xoắn trùng vàng da (Leptospirose) - Bệnh viêm da do giun
- Các bệnh nấm - Uốn ván
- Bệnh nhục độc tố (Botulisme)
- Các siêu vi khuẩn truyền bệnh trong đất: trong đất, ngƣời ta đã tìm thấy một số siêu vi khuẩn đƣờng ruột nhƣ poliovirus gây bệnh bại liệt, ECHO và
Cocsacki (chủng ECHO7, ECHO9) gây viêm màng não, tiêu chảy, sốt phát ban, viêm não trẻ sơ sinh..
Siêu vi khuẩn đƣờng ruột chịu đựng tốt với các tác nhân lý hóa và sống dai dẵng ở ngoại cảnh. Đất sét pha cát thu hút nhiều siêu vi khuẩn đƣờng ruột hơn cả.