TP.Cần Thơ, một đô thị đặc trƣng vùng sông nƣớc với hệ thống sông rạch đa dạng, đan xen với các khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đô thị.
TP.Cần Thơ phát triển mạnh, đặc biệt là phong trào nuôi các da trơn. Hệ quả của việc nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn thành phố dẫn đến tình trạng môi trƣờng nƣớc trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản bị biến đổi gây suy thoái, ô nhiễm môi trƣờng.
Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng rất cần thiết trong đời sống và sinh hoạt con ngƣời, thế nhƣng, hiện nay chúng ta đang đứng trƣớc nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng và khan hiếm nguồn nƣớc sạch.
Nƣớc và môi trƣờng bị ô nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp làm lan truyền mầm bệnh ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời:
+ Nhóm các bệnh do Vi sinh vật: bao gồm các bệnh về đƣờng tiêu hóa (tả, lỵ, thƣơng hàn, tiêu chảy, viêm gan A, bại liệt, giun sán,…), bệnh ngoài da, phụ khoa, mắt (đau mắt đỏ, mắt hột),… Đặc điểm của nhóm bệnh do vi sinh vật khả năng gây bệnh tùy thuộc độc lực của chúng và khả năng miễn dịch của cơ thể.
+ Nhóm các bệnh không có tác nhân Vi sinh vật: sẽ gây bệnh về da (Asen), gan (Đồng), hệ thần kinh (Thủy ngân, Chì), nồng độ cao có thể gây ngộ độc,… Đặc điểm các bệnh do hóa chất là độc tính của các hóa chất có tính tích lũy gây các bệnh mãn tính. Trừ những trƣờng hợp nguồn nƣớc bị ô nhiễm nghiêm trọng có thể gây ngộ độc cho ngƣời dùng nƣớc.
9.1.2 Tác động do ô nhiễm môi trƣờng không khí
Ô nhiễm không khí đối với cơ thể con ngƣời và động vật trƣớc hết là gây tổn thƣơng hệ thống hô hấp cũng nhƣ là tác động trực tiếp lên mắt và lên da của cơ thể. Chúng gây ra các bệnh nhƣ:
- Ngạt thở.
- Viêm phù phổi. - Chảy nƣớc mắt. - Ho hay thở khò khè.
- Một số chất ô nhiễm gây kích thích đối với các bệnh ho, hen suyễn, lao phổi, ung thƣ phổi, gây cay chảy nƣớc mắt, gây bệnh dị ứng, ngứa trên da, mề đay, bụi đá và bụi amiăng gây ra bệnh bụi phổi,... Nguy hiểm nhất là một số chất ô nhiễm không khí gây bệnh ung thƣ.
Ô nhiễm môi trƣờng không khí đã làm tăng tỷ lệ số ngƣời mắc các bệnh về hô hấp (viêm họng, viêm mũi, viêm xoang), bệnh hô hấp dƣới (viêm phổi, hen, lao), bệnh suy nhƣợc thần kinh, bệnh đau đầu, bệnh tim mạch, bệnh ngoài da, bệnh về mắt và các chứng dị ứng. Ở nơi nào môi trƣờng không khí càng bị ô nhiễm nặng thì tỷ lệ ngƣời mắc bệnh càng lớn.
9.1.3 Tác động do ô nhiễm môi trƣờng đất
Đất có thể bị ô nhiễm bởi trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thƣơng hàn, phẩy khuẩn tả hoặc amip. Tuy nhiên những bệnh do các vi sinh vật này gây ra thƣờng lan truyền chủ yếu bởi nƣớc bị ô nhiễm hoặc truyền bệnh do tiếp xúc trực tiếp từ ngƣời này sang ngƣời khác hoặc do thực phẩm; ngoài ra ruồi tiếp xúc trực tiếp với đất bị nhiễm bởi phân, sinh sản ở đó rồi truyền mầm bệnh đi.
Truyền bệnh theo phƣơng thức này còn do các loại ký sinh trùng (giun sán). Ký sinh trùng đƣợc truyền qua đất hoặc trứng giun sán; ấu trùng của chúng sau một thời gian ủ bệnh sẽ trở thành tác nhân gây bệnh cho ngƣời, quan trọng là giun đũa, giun móc.
Điều kiện môi trƣờng đất rất thuận lợi cho sự tồn tại của trứng một số loại ký sinh trùng; ngoài ra nó còn phụ thuộc lƣợng mƣa rơi, vào nhiệt độ không khí cũng nhƣ vào kết cấu và độ ẩm của đất.
Thói quen mất vệ sinh luôn luôn góp phần vào việc duy trì chu trình nhiễm trùng theo phƣơng thức lây truyền từ ngƣời - đất - ngƣời. Trong một số bệnh của động vật truyền sang cho ngƣời, đất có thể giữ vai trò chủ yếu truyền tác nhân nhiễm trùng từ vật nuôi sang ngƣời.
- Bệnh xoắn trùng vàng da (Leptospirose) - Bệnh viêm da do giun
- Các bệnh nấm - Uốn ván
- Bệnh nhục độc tố (Botulisme)
- Các siêu vi khuẩn truyền bệnh trong đất: trong đất, ngƣời ta đã tìm thấy một số siêu vi khuẩn đƣờng ruột nhƣ poliovirus gây bệnh bại liệt, ECHO và
Cocsacki (chủng ECHO7, ECHO9) gây viêm màng não, tiêu chảy, sốt phát ban, viêm não trẻ sơ sinh..
Siêu vi khuẩn đƣờng ruột chịu đựng tốt với các tác nhân lý hóa và sống dai dẵng ở ngoại cảnh. Đất sét pha cát thu hút nhiều siêu vi khuẩn đƣờng ruột hơn cả.
9.1.4 Tác động do ô nhiễm từ chất thải rắn
Chất thải rắn gây ra nhiều bệnh nhƣ đau mắt, bệnh đƣờng hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thƣơng hàn,…
Rác thải sinh hoạt có thành phần hữu cơ cao, là môi trƣờng sống tốt cho các vectơ gây bệnh nhƣ ruồi, muỗi, gián, chuột,… Qua các trung gian truyền nhiễm, bệnh có thể phát triển thành dịch. Rác thải sinh họat có thể gây ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe ngƣời dân và công nhân vệ sinh.
Trong thành phần của chất thải rắn y tế có thể chứa một lƣợng lớn tác nhân vi sinh gây bệnh truyền nhiễm. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể ngƣời thông qua da, đƣờng hô hấp, đƣờng tiêu hóa,... Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thƣơng. Đó là do trong chất thải y tế có thể chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, chất độc hại, các loại hóa chất và dƣợc phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn,...
Ngoài ra, trong chất thải công nghiệp có nhiều chất có thể dẫn đến bệnh ung thƣ, nhƣ các chất có gốc clo, hợp chất hữu cơ chứa benzen, các dung môi, amiang (trong sản xuất công nghiệp và xây dựng),... nếu không xử lý triệt để sẽ là tác nhân của rất nhiều bệnh nhƣ ung thƣ phổi, ung thƣ biểu mô, ung thƣ bàng quang, ung thƣ.
9.2 Tác động của ô nhiễm môi trƣờng đối với các vấn đề kinh tế - xã hội 9.2.1 Tác động do ô nhiễm môi trƣờng nƣớc 9.2.1 Tác động do ô nhiễm môi trƣờng nƣớc
Phong trào nuôi cá tra ở TP.Cần Thơ tăng nhanh theo kiểu tự phát đã kéo theo hệ quả là môi trƣờng nƣớc ở vùng nuôi thủy sản ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng.
Trong tƣơng lai, việc cung cấp nƣớc sẽ bị thiếu hụt do nguồn nƣớc khan hiếm và ô nhiễm. Bên cạnh đó, tình trạng xâm nhập mặn trong những năm qua đã có dấu hiệu gia tăng đáng kể. Nƣớc biển xâm nhập qua khu vực sông lớn và lấn sâu vào khu vƣc nội đồng làm giảm diện tích đất canh tác gây hại nghiêm trọng cho quá trình trồng lúa.
9.2.2 Tác động do ô nhiễm môi trƣờng không khí
Tác hại đối với thực vật: hầu hết các chất ô nhiễm trong môi trƣờng không khí đều có tác hại xấu đến thực vật, gây ảnh hƣởng có hại đối với nghề nông và nghề làm vƣờn, biểu hiện chính là làm cho cây trồng chậm phát triển.
Các chất ô nhiễm trong không khí nhƣ SO2, H2SO4, Clorua, các sol không khí… làm gỉ sắt thép, làm hƣ hỏng các mối hàn kim loại và vật liệu xây dựng rất nhanh. Do đó, làm giảm tuổi thọ công trình và tăng nhanh tốc độ phải sửa chữa nhà cửa.
Các loại đá dùng trong xây dựng sẽ bị phá hoại nếu trong không khí có chứa nhiều khí CO2 bởi vì khi độ ẩm lớn thì khí CO2 sẽ kết hợp với hơi nƣớc để hình thành axit cacbonic H2CO3, chúng có tính chất ăn mòn đá, lâu ngày tạo thành các khe rãnh trên mặt đá. Các chất ô nhiễm oxit đồng, oxit lƣu huỳnh có tác dụng xấu đối với sản phẩm dệt, giấy và đồ da.
Nói chung, ô nhiễm không khí có tác dụng xấu, làm vật liệu, kết cấu cũng nhƣ đồ dùng và thiết bị chóng bị hƣ hỏng.
9.2.3 Tác động do ô nhiễm môi trƣờng đất
Ô nhiễm đất nói chung là do những tập quán phản vệ sinh, do hoạt động trong nông nghiệp với các phƣơng thức canh tác khác nhau, do cách thải bỏ không hợp lý các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất. Ô nhiễm đất còn do những chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống mặt đất.
Sử dụng đất không hợp lý là nguyên nhân làm cho một phần lớn đất bị suy thoái. Thoái hóa môi trƣờng đất có nguy cơ làm giảm lƣơng thực.
Ô nhiễm đất cũng bắt nguồn từ nƣớc thải, chất phế thải, khí thải, hóa chất bảo vệ thực vật. Qua thời gian các chất gây ô nhiễm sẽ ngấm xuống đất và tích lũy dần trong cây trồng, gây ô nhiễm đất ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời.
Ô nhiễm đất phần lớn là do ngƣời ta sử dụng các loại hóa chất trong nông nghiệp và do hoạt động của ngƣời ta thải vào môi trƣờng đất các chất thải đa dạng khác. Rác từ đô thị, việc sử dụng phân tƣơi bón ruộng rẫy cũng góp phần làm ô nhiễm đất. Ðặc biệt đất là trung gian của khí quyển và thủy quyển, là vị trí chiến lƣợc trong trao đổi với các môi trƣờng khác.
9.2.4 Tác động do ô nhiễm từ chất thải rắn
Đối với các thành phố và đô thị ngoài vần đề nhà ở, ô nhiễm do nƣớc thải sinh hoạt và công nghiệp, ô nhiễm không khí do giao thông và các nhà máy, tệ nạn
và bệnh tật, rác thải đang là vấn đề nhức nhối ảnh hƣởng đến sức khỏe của cộng đồng, đến mỹ quan của thành phố và thực tế đây là nguồn ô nhiễm lớn nhất đối với môi trƣờng đô thị.
Lƣợng chất thải phát sinh từ những hoạt động sản xuất và sinh hoạt ngày càng một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất.
9.3 Tác động của ô nhiễm môi trƣờng đối với các hệ sinh thái9.3.1 Tác động do ô nhiễm môi trƣờng nƣớc 9.3.1 Tác động do ô nhiễm môi trƣờng nƣớc
Các dòng nƣớc mặt (sông, kênh rạch…) đặc biệt là ở vùng đô thị đều bị ô nhiễm trầm trọng bởi rác thải, nƣớc thải sinh hoạt từ các khu dân cƣ xả vào kênh rạch chƣa qua xử lý.
Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông kênh rạch để sinh sống, xả rác và nƣớc thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nƣớc mặt, cản trở lƣu thông của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nƣớc tù. Môi trƣờng yếm khí gia tăng phân hủy các hợp chất hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nƣớc và môi trƣờng mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nƣớc mặt để xử lý thành nguồn nƣớc sạch cấp cho nhu cầu xã hội.
9.3.2 Tác động do ô nhiễm môi trƣờng không khí
Những thành phần ô nhiễm trong môi trƣờng không khí nhƣ SO2, HF, NaCl, các hơi, bụi từ công nghiệp luyện đồng, chì, kẽm,… Đặc biệt là các hơi khí ngay cả khi nồng độ của chúng còn thấp cũng làm chậm quá trình sinh trƣởng của thực vật, nồng độ cao làm vàng lá, làm hoa quả bị lép, bị nứt, bị thúi và mức độ cao hơn thì lá cây cũng nhƣ hoa quả đều bị rụng, chết hoại.
Các loại bụi bám vào cây lá nhiều cũng ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của thực vật vì làm giảm quá trình lục diệp hoá quang hợp của cây.
Tuy nhiên cũng có chất ô nhiễm có tác dụng tốt đối với thực vật, có tác dụng tăng cƣờng sinh trƣởng cây, đặc biệt là đối với các loại tảo nhƣ là các chất photpho, nitơ và cacbon.
9.3.3 Tác động do ô nhiễm môi trƣờng đất
Môi trƣờng đất là nơi trú ngụ của con ngƣời và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng xây dựng cho các công trình dân dụng, công nghiệp, văn hóa của con ngƣời. Đất còn là nguồn tài nguyên quý giá là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, con ngƣời sử dụng nó để sản xuất ra lƣơng thực, thực phẩm cung cấp cho bản thân và cộng đồng.
Cần Thơ là vùng tập trung nhiều các loại đất phèn tiềm tàng và phèn hoạt động; khi bị đào đắp ao nuôi thủy sản, đào kinh rạch cấp và thoát nƣớc cũng nhƣ việc vệ sinh ao nuôi sau mùa thu hoạch đã làm cho tầng phèn tiềm ẩn bị tác động bởi quá trình ôxy hóa sẽ diễn ra quá trình lan truyền phèn rất mãnh liệt làm giảm độ pH môi trƣờng nƣớc, gây ô nhiễm môi trƣờng và dịch bệnh trong nuôi trồng. Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản, các nguồn thức ăn dƣ thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dƣ của các loại vật tƣ sử dụng trong nuôi trồng nhƣ: hóa chất, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lƣu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe2+
, Fe3+, Al3+, SO4
2-, các thành phần chứa H2S, NH3,... là sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí ngập nƣớc tạo thành, nguồn bùn phù sa lắng đọng trong các ao nuôi trồng thủy sản thải ra hàng năm trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi. Đặc biệt, với các mô hình nuôi kỹ thuật cao, mật độ nuôi lớn nhƣ nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp,...thì nguồn thải càng lớn và tác động gây ô nhiễm môi trƣờng càng cao.
Song với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị hóa gia tăng nhƣ hiện nay thì không chỉ diện tích đất canh tác bị thu hẹp mà chất lƣợng đất ngày càng bị suy thoái.
Ô nhiễm đất sẽ làm mất khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất, đất trở nên cằn cỗi không thích hợp cho cây trồng, điều này sẽ ảnh hƣởng đến các cơ thể sống khác trong lƣới thức ăn. Hơn nữa sự tích tụ của các hóa chất độc hại, kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại cho cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời.
Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng đất chủ yếu là do nông dƣợc, phân hóa học tích lũy dần trong đất qua các mùa vụ, ngoài ra còn do các chất thải trong hoạt động của con ngƣời (nƣớc thải, khí thải, chất thải rắn). Mặt khác đất cũng là một yếu tố của môi trƣờng nên nó tiếp nhận những chất ô nhiễm từ các yếu tố khác (không khí, nƣớc, vành đai sinh vật) ở mọi lúc, mọi nơi.
Ô nhiễm đất sẽ làm mất khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất, đất trở nên cằn cỗi không thích hợp cho cây trồng, điều này sẽ ảnh hƣởng đến các cơ thể sống khác trong lƣới thức ăn. Hơn nữa sự tích tụ của các hóa chất độc hại, kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại cho cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời.
Nông dƣợc chiếm một vị trí nổi bật trong ô nhiễm môi trƣờng đất. Sự sử dụng có hệ thống một lƣợng nông dƣợc ngày càng tăng ở nông thôn là một dẫn
chứng cho một thảm họa sinh thái từ việc sử dụng thiếu suy nghĩ của một kỹ thuật mới.
Dƣới hình thái bụi, hơi khí độc, chất thải rơi xuống đất ở những khoảng cách xa gần khác nhau so với nơi sản xuất và chính những cây trồng. Rơi xuống đất, những chất độc này có thể làm thay đổi thành phần hóa học, PH, độ thấm hút nƣớc của đất,...chúng sẽ gây ảnh hƣởng đến sự hoạt động của hệ vi sinh vật có trong đất, do đó làm giảm sút hiện tƣợng tự làm sạch của đất. Cũng nhƣ hóa chất bảo vệ thực vật, nhiều thành phần trong chất thải công nghiệp, đặc biệt là các kim loại, có thể đƣợc cây cỏ hấp thụ.
9.3.4 Tác động do ô nhiễm từ chất thải rắn
Có thể nói, do một thời gian dài trƣớc đây chúng ta chƣa thực sự quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải, bảo vệ môi trƣờng mà chỉ tập trung phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng do các chất thải gây ra đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trƣờng hiện nay.
CHƢƠNG 10. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƢỜNG
10.1 Những việc đã làm đƣợc
10.1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý môi trƣờng
Hiện TP.Cần Thơ có các đơn vị thực hiện công tác môi trƣờng nhƣ sau: