Một số giải pháp nhằm vận dụng VTOS trong việc đảm bảo an toàn

Một phần của tài liệu Áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch việt nam ( VTOS) vào nghiên cứu lĩnh vực an ninh an toàn trong các khách sạn 4 sao tại hải phòng (Trang 105)

6. Bố cục luận văn

3.3.1. Một số giải pháp nhằm vận dụng VTOS trong việc đảm bảo an toàn

tại các khách sạn 4 sao của Hải Phòng

3.3.1.1. Xây dựng hệ thống trang thiết bị đảm bảo an toàn đạt chuẩn

Để hoạt động tác nghiệp của nhân viên diễn ra một cách chuyên nghiệp, hoàn hảo, các khách sạn cần đầu tư hệ thống trang thiết bị đảm bảo chất lượng từ hệ thống theo dõi an ninh, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy cho đến các dụng cụ phục vụ cho nghiệp vụ của nhân viên.

Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị là một tiêu chí quan trọng trong kinh doanh khách sạn. Có cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị tốt kết hợp với đội ngũ nhân viên lành nghề thì chất lượng phục vụ mới tốt. Mục đích cuối cùng của kinh doanh khách sạn đó là việc bán được tối đa các sản phẩm dịch vụ hay nói cách khác

106

là khai thác tối đa các khả năng hiện có, đem lại cho khách sự hài lòng, thỏa mãn các dịch vụ mà khách sạn mang đến cho họ. Để làm được điều đó đòi hỏi các khách sạn phải sử dụng tối đa lợi thế các dịch vụ hiện có, đồng thời nghiên cứu xác định nhu cầu biến đổi của khách để có phương hướng cải tiến, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách. Thường xuyên đổi mới hệ thống trang thiết bị đảm bảo an toàn nhằm phát huy tối đa công dụng của chúng là một việc làm rất quan trọng.

Một trong những đặc điểm của cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị là tính sử dụng không cân đối. Đặc điểm này được tạo ra bởi tính mùa vụ trong du lịch. Tính mùa vụ tạo nên giá trị cao của một đơn vị công suất sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị. Vào chính vụ khách đông, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phải chịu sức tải lớn, hoạt động tối đa công suất do đó trang thiết bị rất dễ bị quá tải, nhanh hỏng hóc. Ngược lại, vào mùa vắng khách nếu không được sử dụng thường xuyên các trang thiết bị cũng rất dễ bị hỏng. Do đó, bên cạnh việc mua mới, các khách sạn cần làm tốt công tác kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng các trang thiết bị. Công việc này phải được thực hiện thường xuyên nhằm cung cấp cho khách những dịch vụ hoàn hảo.

3.3.1.2. Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường tại các khách sạn

Kinh doanh lưu trú là một trong những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ngành Du lịch. Các cơ sở lưu trú không chỉ là nơi thu hút nhiều đối tượng khách có quốc tịch, văn hóa, sở thích và nhu cầu khác nhau mà còn là nơi tiêu thụ nhiều nguyên vật liệu, tài nguyên, năng lượng như điện, nước, thực phẩm, hàng hóa... từ đó thải ra một lượng không nhỏ rác thải, nước thải, tiếng ồn... điều này làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng môi trường. Do vậy, thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường là nhiệm vụ thiết yếu đối với các cơ sở lưu trú nhằm không những để bảo vệ môi trường chung mà còn tạo sự yên tâm cho khách, tăng uy tín và sức cạnh tranh thu hút khách của các cơ sở lưu trú.

Với vai trò là điều kiện phát triển du lịch, môi trường có tác động tích cực tới tâm lý du khách. Môi trường tốt sẽ tạo cho khách những ấn tượng tốt về đất nước và

107

con người nơi đến. Ngày nay, xu hướng phổ biến của nhu cầu du lịch là lựa chọn các cơ sở lưu trú thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, để thu hút du khách các khách sạn cần quan tâm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tạo môi trường trong sạch, an toàn, tạo niềm tin cho khách trong sử dụng dịch vụ của cơ sở.

Để bảo vệ môi trường, các khách sạn cần thực hiện những nhiệm vụ sau: - Các công trình kiến trúc phải được xây dựng theo quy hoạch và kế hoạch phát triển của ngành Du lịch và của địa phương; phải đảm bảo tiêu chuẩn xếp hạng và quy chuẩn xây dựng, tránh lãng phí;

- Các công trình xây dựng cần quan tâm tới thiết kế, phù hợp với môi trường xung quanh về độ cao, màu sắc trang thiết bị nội thất, giảm thiểu các chất độc hại, tăng cường sử dụng vật liệu địa phương, khuyến khích chiếu sáng và thông gió tự nhiên;

- Cần có kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu, thực phẩm an toàn, thân thiện với môi trường;

- Sử dụng hợp lý tài nguyên, năng lượng, nguyên vật liệu, thực phẩm; khuyến khích sử dụng năng lượng tự nhiên cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của khách sạn;

- Quản lý và xử lý rác thải, nước thải, khí thải hợp vệ sinh; quản lý tiếng ồn; - Phổ biến thông tin, tập huấn, đào tạo và tổ chức hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và kinh nghiệm bảo vệ môi trường trong các khách sạn.

3.3.1.3. Thường xuyên mở các lớp tập huấn về an toàn theo tiêu chuẩn VTOS cho toàn bộ nhân viên khách sạn

Có thể thấy, trong bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS) 2013, vấn đề đảm bảo an toàn trong khách sạn không chỉ là nhiệm vụ của riêng nhân viên an ninh, mà nó đã trở thành kiến thức cần phải trang bị cho nhân viên trong từng bộ phận của khách sạn. Các nhân viên trong khách sạn cần thường xuyên

108

được tập huấn các kỹ năng về an toàn được đưa ra trong bộ tiêu chuẩn VTOS. Đó là các kỹ năng về phòng cháy chữa cháy, sơ cứu vết thương, an toàn thực phẩm và xử lý tốt các tình huống liên quan đến tính mạng con người. Trong mỗi kỹ năng, nhân viên cần tuân thủ theo quy trình đã được quy định trong tiêu chuẩn VTOS để đạt được hiệu quả cao nhất.

+ Đối với việc phòng cháy chữa cháy

Việc tổ chức các buổi tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy là việc làm hết sức quan trọng và phải được duy trì thường xuyên để nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ làm việc tại khách sạn, ý thức trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy. Nhận biết và sử dụng thành thạo các trang thiết bị, phương tiện chữa cháy tại chỗ, kịp thời xử lý các tình huống khi có cháy, nổ xảy ra. Các khách sạn cần phối hợp với Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy – cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố để tổ chức Hội nghị tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy cho nhân viên các bộ phận của khách sạn.

+ Đối với việc sơ cứu vết thương

Kỹ năng sơ cứu vết thương là một kỹ năng quan trọng mà nhân viên khách sạn đặc biệt là nhân viên lễ tân và nhân viên an ninh cần nắm được. Việc huấn luyện kỹ năng sơ cứu vết thương cho nhân viên khách sạn cần phải được tiến hành và thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn của bộ phận y tế. Sơ cứu vết thương là giai đoạn cơ bản buộc các nhân viên trong khách sạn phải nắm rõ và hoàn thành tốt khi sự cố xảy ra. Sơ cứu vết thương là cách giảm thiểu tình trạng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Các tình huống thường gặp như bỏng, ngạt thở, ngừng tim, cầm máu và bang bó vết thương, vận chuyển nạn nhân, cấp cứu say nắng, say nóng và ngạt nược,… Thực hành băng bó vết thương khi bị gãy xương khuỷu tay, cánh tay, chân, đùi, chấn thương vùng đầu, cổ, kỹ năng cứu người bị ngạt thở,…

109

Sơ cứu vết thương có tác dụng bảo vệ an toàn tính mạng và giảm thiểu rủi ro cho khách. Để thực hiện tốt điều đó, đòi hỏi nhân viên khách sạn phải nắm rõ nguyên tắc sơ cứu cơ bản nhất, các thao tác phải nhanh gọn, đúng quy trình và kỹ thuật, tránh tình trạng làm nặng vết thương do thực hiện sai nguyên tắc. Các dụng cụ y tế phục vụ cho quá trình sơ cứu phải được trang bị dự phòng, giúp công việc cứu người thực hiện tốt nhất, đảm bảo xử lý tình huống hiệu quả.

+ Đối với việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Nhân viên bộ phận nhà hàng cần được tập huấn các kỹ năng liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình cung cấp các sản phẩm ăn uống đến với khách hàng. Đây là một quy trình khép kín và phải được thực hiện đảm bảo vệ sinh từ nguồn nhập, vận chuyển, bảo quản, chế biến thực phẩm cho đến quá trình phục vụ và yêu cầu vệ sinh cá nhân đối với nhân viên phục vụ.

* Đối với nguồn thực phẩm nhập vào

Đối với các khách sạn, thực phẩm phải được quản lý, đảm bảo độ an toàn ngay từ khâu nhập nguyên liệu, tránh sử dụng những nguồn thực phẩm có nguy cơ cao, không rõ xuất sứ hoặc từ những khu vực có môi trường ảnh hưởng xấu đến tính an toàn của thực phẩm. Để làm được điều đó, các khách sạn cần đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Chỉ sử dụng các nguồn thực phẩm sạch được chứng nhận bởi các cơ quan chức năng về đảm bảo tiêu chuẩn thực phẩm của Việt Nam hoặc quốc tế.

- Ký hợp đồng dài hạn với các đơn vị cung cấp thực phẩm có uy tín, được các cơ quan chức năng xác nhận.

- Chỉ mua thực phẩm với số lượng vừa đủ để đảm bảo sự luân chuyển hàng hoá trong kho sao cho thực phẩm được sử dụng trong thời hạn của chúng.

* Đối với khâu vận chuyển, bảo quản thực phẩm

110

- Sử dụng các phương tiện chuyên dùng phù hợp với tính chất đặc biệt của từng loại thực phẩm để vận chuyển.

- Đảm bảo giữ gìn vệ sinh ngay cả với các phương tiện vận chuyển.

- Các khách sạn phải trang bị đầy đủ hệ thống trang thiết bị thích hợp để bảo quản thực phẩm như kho, tủ chứa…

* Đối với quá trình chế biến thực phẩm

Nhằm đảm bảo công việc chế biến thực phẩm được diễn ra thuận lợi, hợp vệ sinh, đảm bảo thực phẩm không bị ô nhiễm trong quá trình chế biến, cơ sở lưu trú du lịch và nhà hàng du lịch cần thực hiện các yêu cầu sau:

- Khu vực chế biến thực phẩm được thiết kế, bố trí, sắp xếp theo nguyên tắc một chiều nhằm bảo vệ chống ô nhiễm chéo do thực phẩm gây ra giữa công đoạn này với công đoạn khác. Cụ thể như sau: khu vực tập kết, sơ chế thực phẩm tươi sống-khu vực chế biến nóng, lạnh-khu vực tập kết thực phẩm đã qua chế biến chuẩn bị đưa ra phục vụ cho khách - khu vực làm vệ sinh và bảo quản các dụng cụ phục vụ ăn uống.

- Khu vực chế biến biến và hệ thống trang thiết bị được bố trí để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lau chùi, tẩy rửa, khử trùng.

- Xây dựng hệ thống thoát nước tốt, đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm đến khu vực xung quanh.

- Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật chế biến món ăn, đặc biết yêu cầu về xử lý nhiệt độ và thời gian nấu chín các món ăn; không sử dụng các loại phụ gia thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của khách hàng.

- Thực hiện tốt quy trình làm vệ sinh các dụng cụ chế biến, phục vụ ăn uống theo thứ tự các bước: rửa – tráng – khử trùng – lau hoặc sấy khô.

111

Nhằm tránh nguy cơ gây ô nhiễm trong khu vực phục vụ khách các cơ sở lưu trú du lịch cần thực hiện các yêu cầu cụ thể sau:

- Khu vực phục vụ ăn uống cần được bố trí cách xa các nguồn gây ô nhiễm hoặc có khả năng gây ô nhiễm, như: phòng vệ sinh, nơi chứa rác thải, cống rãnh, nơi ẩm thấp, nơi có nhiều bụi.

- Bàn ghế, các phương tiện, trang thiết bị trong khu vực phục vụ ăn uống cần được thường xuyên lau chùi, đảm bảo vệ sinh như: bàn ghế, khăn trải bàn, đồ đựng gia vị, dụng cụ ăn uống,…

- Quy trình phục vụ phải được thực hiện theo đúng yêu cầu của các thao tác kỹ thuật nghiệp vụ đối với nhân viên.

* Yêu cầu về vệ sinh cá nhân đối với nhân viên phục vụ

Nhân viên phục vụ là người có tiếp xúc trực tiếp với các món ăn cung cấp cho khách. Do đó, đảm bảo vệ sinh cá nhân là một yêu cầu không thể thiếu. Để cung cấp những món ăn, thức uống vệ sinh cho khách, nhân viên nhà hàng cần:

- Có các biện pháp giữ gìn vệ sinh cá nhân, như: mặc quần áo, trang phục sạch sẽ; rửa tay trước khi thực hiện công việc chế biến hoặc phục vụ ăn uống trong các cơ sở kinh doanh; rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc hút thuốc; cắt ngắn và giữ móng tay sạch.

- Tránh các hành vi có thể dẫn đến nhiễm bẩn thực phẩm, như: hút thuốc, khạc nhổ, nhai hay ăn, hắt hơi hay ho khi tiếp xúc với thực phẩm,…

112

Một phần của tài liệu Áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch việt nam ( VTOS) vào nghiên cứu lĩnh vực an ninh an toàn trong các khách sạn 4 sao tại hải phòng (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)