6. Bố cục luận văn
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch của Thành phố Hải Phòng
Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Quy hoạch phát triển du lịch vùng Đồng bằng Sông Hồng, Hải Phòng được xác định có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch quốc gia, nằm trong khu du lịch tổng hợp quốc gia và một hạt nhân quan trọng trong Tiểu vùng Duyên hải Đông Bắc: Gồm thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh với Hạ Long - Cát Bà - Bái Tử Long - Vân Đồn là địa bàn trọng điểm phát triển du lịch. Diện tích tự nhiên tiểu
91
vùng là 7.621,1 km2; dân số là 3.017,3 nghìn người; mật độ trung bình khoảng 396 người/ km2. Trong Tiểu vùng Duyên hải Đông Bắc, Hải Phòng có Cát Bà nằm trong Khu du lịch quốc gia Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh, Hải Phòng) với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh, khám phá biển đảo; có Khu du lịch biển đảo Bạch Long Vĩ nằm trong các khu, điểm du lịch cấp vùng; có Đồ Sơn là một trong 2 đô thị du lịch quốc gia; phần lớn các tuyến du lịch đường bộ, đường biển, đường không của Vùng đều đi qua Hải Phòng
Để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và thực hiện được vai trò là một trong những trung tâm của Vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng, Hải Phòng phấn đấu: Năm 2015 đón và phục vụ trên 8 triệu lượt khách, tăng bình quân trên 15% năm, trong đó khách du lịch quốc tế trên 2,6 triệu lượt khách, tăng bình quân 20% /năm, tỷ trọng GDP du lịch đạt 4,5% trong tổng GDP của thành phố, tốc độ tăng về doanh thu du lịch bình quân 16 % năm, mức doanh thu chiếm 10% tổng doanh thu du lịch của cả nước và tạo ra việc làm tương đương 4,6% lực lượng lao động toàn thành phố.
Để đạt được các mục tiêu trên, Du lịch Hải Phòng tập trung thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như sau:
Nhiệm vụ
- Về quy hoạch: Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch của Thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch khu vực và hội nhập phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam; hoàn thành Quy hoạch phát triển du lịch Cát Bà, Đồ Sơn, Kiến Thụy, Vĩnh Bảo; triển khai phát triển du lịch nội thành.
- Về đầu tư: Thực hiện tốt công tác đầu tư để khai thác vốn Trung ương đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch vào các vùng trọng điểm như: Cát Bà, Đồ Sơn, Kiến Thụy; sớm triển khai xây dựng cảng du lịch địa phương; xây dựng cầu cảng du lịch tại đảo hòn Dáu; đẩy nhanh tiến độ nâng cấp sân bay Cát Bi theo tiêu chuẩn sân bay quốc tế…
92 - Về loại hình và sản phẩm du lịch:
+ Du lịch sinh thái biển kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm, du lịch hội thảo - hội chợ - hội nghị.
+ Du lịch lễ hội kết hợp khảo cứu văn hóa truyền thống, đặc thù địa phương. + Du lịch điền dã, thưởng ngoạn miệt vườn (ven sông Đa Độ, sông Giá, sông Lạch Tray)
- Nâng cao chất lượng nhân lực du lịch: Chất lượng nhân lực du lịch Hải Phòng nhìn chung chưa đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Nhân lực du lịch và dịch vụ du lịch cần được đào tạo chuyên nghiệp, đồng bộ, nâng cao kiến thức ngoại ngữ và trình độ nghiệp vụ, chú trọng nhân lực quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh từ cơ sở đến doanh nghiệp, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.
Giải pháp tối ưu để thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng nhân lực du lịch của thành phố là thực hiện tốt công tác đào tạo nhân lực du lịch. Thường xuyên nâng cao nhận thức về Luật du lịch và các văn bản có liên quan, các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước cho giám đốc doanh nghiệp, người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh du lịch.
+ Đào tạo lực lượng nhân viên phục vụ + Đào tạo hướng dẫn viên du lịch + Đào tạo cán bộ quản lý
+ Đào tạo nâng cao chất lượng của cán bộ giảng viên
+ Xây dựng các cơ chế ưu đãi hấp dẫn nhằm tìm kiếm, thu hút nhân lực có trình độ cao phục vụ du lịch địa phương.
+ Đặc biệt quan tâm đến nguồn nhân lực đã qua đào tạo chuyên ngành du lịch tại các quốc gia có ngành Du lịch phát triển.
93
- Phát triển các cơ sở lưu trú, các cơ sở dịch vụ du lịch: Trước những nhu cầu lưu trú của thị trường khách du lịch hiện nay, số phòng khách đạt tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là số lượng phòng nghỉ cao cấp chưa đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách quốc tế, nhất là khách du lịch kết hợp đầu tư, kinh doanh, nghiên cứu thị trường.
Do vậy, việc đầu tư xây dựng khách sạn trong những năm tới cần chú ý các vấn đề sau:
- Ưu tiên cấp phép đầu tư cho những dự án khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế. - Thực hiện phân loại và xếp hạng các khách sạn tại các trọng điểm du lịch. - Thực hiện triệt để việc niêm yết giá tại các cơ sở kinh doanh khách sạn và dịch vụ du lịch.
- Đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung trong các khách sạn, đáp ứng nhu cầu của các khách có thu nhập cao.
- Nâng cấp và cải tạo về quy mô và hình thức cũng như hạ tầng kỹ thuật các khách sạn trong thành phố cũng như các điểm du lịch như: Cát Bà, Đồ Sơn.
- Nâng cao về mặt chất lượng cũng như số lượng của các nhà hàng ăn uống trong các khách sạn đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế về quy mô, trang thiết bị và phong cách phục vụ.
Trong những năm tới, nhu cầu khách du lịch quốc tế mang theo xe ô tô tăng dần, thêm vào đó khách du lịch nội địa đến Hải Phòng bằng ô tô riêng cũng có xu hướng tăng. Điều này đòi thiết kế khách sạn phải đủ diện tích để xe.
Ngoài ra, lĩnh vực cần quan tâm nữa là các dự án đầu tư xây dựng công trình thể thao tổng hợp, khu hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo quốc tế, văn phòng cho thuê. Có cơ chế ưu đãi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực này.
94