An ninh – an toàn với khách sạn

Một phần của tài liệu Áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch việt nam ( VTOS) vào nghiên cứu lĩnh vực an ninh an toàn trong các khách sạn 4 sao tại hải phòng (Trang 35)

6. Bố cục luận văn

1.3.4. An ninh – an toàn với khách sạn

Bên cạnh việc đảm bảo an toàn, an ninh cho khách, các khách sạn cũng thường xuyên phải đối mặt với việc bị mất tài sản của mình cũng như không tránh khỏi sự lừa đảo. Đảm bảo an toàn, an ninh cho khách sạn đồng nghĩa với việc tiết kiệm cho ngân sách của khách sạn một khoản tiền lớn.

1.3.4.1. Bảo vệ tài sản của khách sạn

Số tài sản bị mất mát và hư hỏng tại khách sạn hàng năm ước tính lên tới bạc tỉ. Việc chống lại tệ nạn lấy cắp và làm hư hỏng tài sản của khách sạn là vấn đề làm đau đầu không ít các nhà quản lý khách sạn. Mất tài sản trong khách sạn có thể do nhân viên trong khách sạn hoặc do những khách hàng không trung thực.

36

Đối với những nhân viên không trung thực, Ban giám đốc khách sạn và đội ngũ nhân viên bảo vệ cần phải có biện pháp tốt để ngăn ngừa sự trộm cắp và phải có biện pháp kỷ luật thích đáng. Ngày nay, nhờ sự trợ giúp của công nghệ cao, các khách sạn hiện đại đã có hệ thống camera quay lại tất cả các hoạt động tại các bộ phận thu ngân quầy lễ tân, bộ phận kế toán tài vụ của khách sạn.

Đối với những vị khách không trung thực nhân viên lễ tân cần kết hợp với nhân viên bảo vệ khách sạn kiên quyết yêu cầu khách trả lại tài sản cho khách sạn và nếu cần phải báo cho các cơ quan chức năng giải quyết.

1.3.4.2. Bảo vệ khách sạn khỏi sự lừa đảo

* Cảnh giác với tiền giả: Khi nhận thanh toán bằng hình thức tiền mặt, đặc biệt là ngoại tệ mạnh nhân viên thu ngân cần cẩn trọng để tránh phải tiền giả, gây thiệt hại cho khách sạn. Để tránh những sự việc dáng tiếc có thể xảy ra khi nhận thanh toán bằng tiền mặt, mọi nhân viên thu ngân cần cảnh giác, sử dụng nghiệp vụ và kinh nghiệm để kiểm tra tiền mặt cẩn thận.

* Xử lý các khoản nợ khó đòi: Khách sạn không nên để các khoản nợ đọng lâu ngày làm ảnh hưởng đến doanh thu của khách sạn. Việc đòi các khoản nợ lâu ngày cần giao cho nhân viên biết ngoại giao, tế nhị và có mối quan hệ tốt với khách để tránh ảnh hưởng đến nguồn khách tiềm năng.

1.3.4.3. Duy trì một môi trường làm việc an toàn

Bất kỳ một người nào làm việc trong các tổ chức đều có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe và an toàn cho những người xung quanh. Đây là trách nhiệm pháp lý và đạo đức. Để duy trì một môi trường làm việc an toàn, việc đầu tiên là xác định các mối nguy hiểm. Một số mối nguy hiểm không lường được như: Thiết bị điện có thể hỏng, những tác hại tiềm tang của chất tẩy rửa mạnh. Một số nguy hiểm khác có thể nhận ra như rơi, vỡ dụng cụ… Khi xác định được các mối nguy hiểm, mỗi nhân viên cần phải tự giải quyết nếu có thể hoặc cảnh báo hay thông báo cho người có trách nhiệm biết.

37

Phổ biến, nâng cao nhận thức và hiểu biết của người lao động về vấn đề an toàn luôn là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Nhân viên phục vụ cần được đào tạo hay được hướng dẫn làm cách nào để sử dụng và làm sạch các bộ phận, thiết bị đa dạng mà họ sẽ vận hành và những phòng ngừa an toàn cần thiết. Thường xuyên tập luyện giải quyết các tình huống hỏa hoạn là nhiệm vụ của khách sạn. Cần niêm yết các hướng dẫn sử dụng thiết bị điện cho khách và cho nhân viên phục vụ ở những nơi dễ thấy.

Một phần của tài liệu Áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch việt nam ( VTOS) vào nghiên cứu lĩnh vực an ninh an toàn trong các khách sạn 4 sao tại hải phòng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)