Phân tích điểm mạnh, điểm yếu theo công cụ SWOT

Một phần của tài liệu Quy hoạch sản xuất ngành chè tại huyện hoàng su phì tỉnh hà giang (Trang 55)

2.3.1. Điểm mạnh

- Sản phẩm chè Shan tuyết là một đặc sản nổi tiếng, chất lƣợng cao của huyện nói giêng và của tỉnh Hà Giang nói chung đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng biết đến.

- Khí hậu, đất đai, nƣớc, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sinh trƣởng phát triển cây chè Shan tuyết và cho sản phẩm chè xanh chất lƣợng, mang tính sản phẩm đặc thù của địa phƣơng.

- Diện tích trồng chè lớn, có giá trị kinh tế cao cao hơn so với các loại cây trồng khác trong vùng.

- Vùng sản xuất có truyền thống lâu đời, có tiềm năng nâng cao năng suất, sản lƣợng, nguyên liệu chè có chất lƣợng cao, chè trồng tự nhiên chất lƣợng sạch, có thể phát triển thành vùng an toàn, chè hữu cơ.

- Thu nhập từ sản xuất và chế biến là nguồn thu chính của nhiều hộ nông dân.

- Lực lƣợng lao động dồi dào, đáp ứng cho việc chăm sóc nâng cao năng suất, sản lƣợng trong trồng và chế biến. Ngƣời dân cần cù, chăm chỉ và có kinh nghiệm trồng chè lâu đời.

- Một số cơ sở đã xây dựng đăng ký nhãn mác, thƣơng hiệu nhằm quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm chè có thƣơng hiệu trên thị trƣờng nhƣ sản phẩm Phìn Hồ Trà đạt thƣơng hiệu uy tín nhiều năm liền.

- Sự quan tâm phát triển ngành chè của chính quyền địa phƣơng, đƣợc ghi trong Nghị quyết và có những chính sách thúc đẩy phát triển.

- Nhu cầu thị trƣờng về chè chất lƣợng cao ngày càng tăng.

- Đến ngày 9/12/2013 Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) chính thức cấp văn bằng bảo hộ theo Quyết định số 68613/QĐ-SHTT cho sản phẩm “Chè shan tuyết Hoàng Su Phì”.

2.3.2. Điểm yếu

- Chƣa quy hoạch vƣờn giống, quy trình sản xuất giống còn nhiều bất cập, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ về giống còn chậm, ngƣời dân có thói quen tự nhân giống không chọn lọc.

- Diện tích chè chƣa đƣợc chăm sóc, mật độ không đảm bảo, diện tích trồng bằng hạt chiếm đa số, dẫn đến năng suất, chất lƣợng sản phẩm không đồng đều, nguồn nguyên liệu không ổn định. Hơn nữa diện tích trồng còn manh mún, các cấp chính quyền gặp khó khăn trong việc quy hoạch, định hƣớng phát triển sản phẩm để đạt sản lƣợng và chất lƣợng cao.

- Tổ chức sản xuất ngành chè thiếu dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ; chƣa gắn kết giữa các khâu trồng - thu gom - chế biến - sản xuất - tiêu thụ chè.

- Sản phẩm chế biến chè chủng loại hàng hóa chƣa đa dạng phong phú, sản phẩm chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô giá trị sản phẩm thấp. Bảo quản đóng gói bằng các bao bì thô sơ.

- Cơ sở hạ tầng phát triển chƣa đồng đều đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thu hái, vận chuyển sản phẩm chè bán cho các xƣởng chế biến gặp không ít khó khăn, dẫn đến chi phí cho sản xuất chè cao, làm giảm đi lợi nhuận cho các cơ sở chế biến, thu nhập của ngƣời dân thấp.

-Hoàng Su Phì là huyện nghèo, lƣợng vốn tích lũy của huyện và trong dân đều hạn chế, vì vậy, việc đầu tƣ vào vƣờn chè, xƣởng chè đều rất thấp.

- Chƣa có sự gắn kết giữa các hộ trồng chè, cơ sở chế biến gây nên sự bất ổn cho cả hộ trồng chè, xƣởng chế biến, gây nên sự “hỗn loạn” trên thị trƣờng nguyên liệu chè.

- Về công nghệ: chƣa chuyển giao tốt các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ sau thu hoạch (vận chuyển, đóng gói, nhẫn hàng).

- Mặc dù huyện quan tâm về quan điểm và nguyên tắc, song hiện chƣa có một chiến lƣợc phát triển cụ thể của cây chè trong thế so sánh với các cây nông nghiệp/cây công nghiệp khác chƣa đƣợc làm rõ.

- Tổ chức quan lý ngành chè còn yếu. Việc quy hoạch vùng chè, xây dựng chiến lƣợc phát triển các cơ sở chế biến chè phù hợp mới đang trong giai đoạn ban đầu.

- Chƣa có một chiến lƣợc phát triển tổng thể ngành chè, gắn kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xây dựng thƣơng hiệu.

2.3.3 Cơ hội

- Nhà nƣớc rất coi trọng nông nghiệp nông thôn, tỉnh và huyện đều coi cây chè là cây công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế.

- Ƣu thế chè Shan có thể chế biến thành chè phổ nhĩ, chè xanh, chè đen, chè vàng, chè lipton và nhiều sản phẩm chè khác có thị trƣờng tiêu thụ rất rộng.

- Huyện có truyền thống trong lĩnh vực sản xuất – chế biến chè nên hầu hết ngƣời dân trong huyện đều có trình độ am hiểu nhất định, việc triển khai phát triển sản xuất đối với cây chè rất thuận lợi.

- Khoa học công nghệ phát triển tăng cơ hội nâng cao năng lực sản xuất và chế biến chè.

- Chè Shan tuyết là vùng nguyên liệu có giá trị để sản xuất chè an toàn chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng, phù hợp với xu hƣớng phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay.

- Thị trƣờng tiêu thụ lớn, đặc biệt là thị trƣờng xuất khẩu

2.3.4 Nguy cơ

- Ngƣời trồng và chế biến ít đƣợc cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới, trình độ sản xuất quảng canh, chƣa tiếp cận, khai thác linh hoạt trong thị trƣờng ngành chè (chủ yếu là dân tộc ít ngƣời, chƣa biết sử dụng tiếng Kinh)

- Thiếu vốn đầu tƣ cả 4 khâu: Trồng mới, chăm sóc, chế biến, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.

- Thị trƣờng đòi hỏi ngày càng cao về mức độ an toàn thực phẩm.

- Thời tiết xấu, sâu bệnh hại nhiều làm giảm năng suất chè, giao thông vận chuyển khó khăn, diện tích chè không tập trung.

- Sản phẩm chè Hoàng Su Phì bị cạnh tranh với chè của vùng khác và sản phẩm thay thế khác.

- Các tổ chức, cá nhân tham gia chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè còn gặp nhiều khó khăn về vốn, chƣa đủ sức cạnh tranh, thu nhập thấp và chƣa yên tâm đầu tƣ cho cây chè

- Thiếu quy hoạch tổng thể vùng nguyên liệu dẫn đến sự cạnh tranh giữa các cơ sở chế biến.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CHÈ TRONG THỜI GIAN TỚI 2015 – 2020

Trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Hoàng Su Phì nói riêng cây chè đƣợc xác định là cây hàng hóa chiến lƣợc trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy việc quy hoạch để phát triển cây chè phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện và quan điểm, định hƣớng phát triển của tỉnh.

3.1 Nhóm giải pháp về quy hoạch vùng nguyên liệu

Các cơ sở chế biến chè phải ký hợp đồng liên kết vùng nguyên liệu với hộ nông dân trồng chè.

Đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ cho hộ nông dân có diện tích trồng chè mới, các giải pháp về nâng cao chất lƣợng sản phẩm chè, các giải pháp về mẫu mã bao bì, thƣơng hiệu cho sản phẩm chè, các giải pháp về khoa học công nghệ (chăm sóc, thu hái, bảo quản chè).

Trên cơ sở địa hình, thổ nhƣỡng, khí hậu và quỹ đấthiện có của huyện. quy hoạch vùng nguyên liệu theo hƣớng khai thác các lợi thế của từng xã, có kế hoạch phục hồi, thâm canh diện tích chè hiện có, đồng thời tập trung trồng mới. Hình thành một số vùng chè cao sản để sản xuất các loại chè có chất lƣợng cao để cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu ra nƣớc ngoài.

Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất chế biến chè cho cụm 1 xã Thông nguyên: 283,0 ha ( 226 ha cho thu hoạch ) tại các thôn: Phìn Hồ, Nậm nghí, Giàng Thƣợng, Giàng Hạ, Nậm Hồng.

Quy hoạch vùng nguyên liệu chè cho Cơ sở chế biến chè Tƣơi tại xã Thông Nguyên ( Cơ sở 2): 327,2 ha ( diện tích cho thu hoạch 266.3 ha ) tại các thôn: Hồng Quang, Bản Giàng, Làng Giang, Nậm Mon, Nậm Lìn, Tân Hạ, Onng Hạ, Khu trợ xã Thông Nguyên.

Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất chế biến chè tại thôn Nậm Ty xã Nậm Ty (cơ sở 3): 212 ha ( 161,2 ha chu thu hoạch ) tại 3 thôn: Thôn Nạm Ty, Nậm Phiên, Tân Thƣợng xă Nậm Ty.

Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất chế biến chè tại Km 17 Xă Nậm Ty ( cơ sở 4 ): 111 ha ( 87,6 ha cho thu hoạch ) tại 2 thôn: Thôn Yên Sơn, thôn Ông Thƣợng.

Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất chế biến chè tại Trung tâm xã Túng Sán ( cơ sở 2 ) 143,63 ha ( 120.8 ha cho thu hoạch ) tại các thôn: 1,2,3,4 xã Túng Sán.

Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất chế biến chè tại Hóa Chéo Phìn xã Tả Sử Choóng ( cơ sở 1 ): 143,64, ha ( 127,24 ha cho thu hoạch ), tại 2 thôn: Thôn Hóa Chéo Phìn, thôn Tả Chử Choóng.

Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất chế biến chè tại Hóa Chéo Phìn xã Tả Sử Choóng ( cơ sở 2 ): 27.76, diện tích cho thu hoạch ở 2 thôn Chà Hồ, Phìn Hồ.

Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất chế biến chè cho cơ sở chế biến xã bản Luốc: 207,7 ha ( 147,9 ha diện tích cho thu hoạch ).

Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất cho xƣởng chế biến chè Nậm Khóa toàn bộ diện tích chè xã Nậm Khóa 722,1 ha ( 147,9 ha cho thu hoạch ).

Phấn đấu ổn định diện tích chè toàn huyện đến năm 2016 là 4.500 ha, tron đó: diện tích cho thu hoạch trên 3.300 ha, diện tích trồng mới : 205 ha tại các xã : Bản Phéo 10 ha, Nậm Ty 79 ha, Tả sử choóng 33ha, Túng Sán 34 ha, Thông Nguyên 23 ha, Bản Luốc 26 ha, nhân daantuwj trồng mới ( có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cây con) Huyện, xã sẽ nghiệm thu diện tích chè cụ thể thực tế của tùng hộ.

Trồng dặm 345 ha vào những nƣơng chè bị mất khoảng tại các xã: Bản Péo 7,5 ha; Hồ Thầu 44 ha; Nậm Dịch 28 ha; Nậm Ty 176,5 ha; Tả Sử Choóng 25 ha; Túng Sán 14 ha; Thông Nguyên 25 ha; Bản Luốc 22 ha.

Xây dựng vùng nguyên liệu cho HTX chế biến chè Phìn Hồ; HTX chế biến chè Chiến Hảo; HTX chế biến chè Chiêu Liều Thi; Cơ sở chế biến chè Hạnh Quang.

Đẩy mạnh áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hái, đốn tỉa cho 80% diện tích chè tại thôn Phìn Hồ, Nậm Nghí, Giàng Thƣợng, Nậm Hồng xã Thông Nguyên và trên 50% diện tích chè các thôn còn lại xã Thông Nguyên và 9 xã Vùng chè.

Xây dựng xong nhãn hiệu chứng nhận Chè Shan tuyết Hoàng Su Phì, đồng thời mở rộng và tiến hành thành lập các đại lý tiêu thụ chè của huyện Hoàng Su Phì.

Xây dựng hoàn thiện bao bì mẫu mã sản phẩm cho các cơ sở chế biến, đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu cho sản phẩm chè Hoàng Su Phì, nhằm nâng cao giá trị của cây chè.

Phấn đấu đến năm 2016 diện tích chè toàn huyện 4.700 đến 4.800 ha. Trồng mới thêm 233,5 ha và trồng dặm 342 ha.

Năng suất bình quân đạt 38 tạ/ha.

Tổng sản lƣợng chè búp tƣơi duy trì ổn định 12.000 tấn. Thu nhập bình quân hộ trồng chè 25 triệu đồng/hộ.

3.2 Nhóm giải pháp về quy hoạch cơ sở chế biến

UBND huyện cần quy hoạch số lƣợng và công suất các cơ sở chế biến phù phợp với các vùng nguyên liệu theo hƣớng tránh lãng phí nguồn nguồn lực đồng thời dƣ thừa công suất do thiếu nguyên liệu.

Đối với những cơ sở chế biến đã đƣợc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chè an toàn, phải thƣờng xuyên giám sát, kiểm tra đánh giá lại 2 năm/lần.

Đẩy mạnh và nâng cao công nghệ chế biến chè xanh, xây dựng hoàn chỉnh 4 cụm chế biến chè chất lƣợng cao tại các xã: Thông Nguyên, Nậm Ty, Hồ Thầu, Túng Sán.

Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở chế biến chè có công suất trên 5 tấn/ngày trở lên đổi mới thiết bị công nghệ theo hƣớng dùng nhiên liệu điện, ga, chế biến đến sản phẩm cuối cùng đối với chè xanh.

Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở chế biến nhỏ lựa chọn công nghệ chế biến tiên tiến giảm chi phí (than, củi)/tấn sản phẩm, tăng chất lƣợng sản phẩm, quy mô phù hợp nguyên liệu hiện có, nhƣng chƣa thuận lợi về giao thông.

Khuyến khích thành lập các Công ty cổ phần chế biến chè có sự tham gia của ngƣời sản xuất nguyên liệu nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Xây dựng địa lý cho chè san tuyết cho các Hợp tác xã, cơ sở sản xuất chè đảm bảo chất lƣợng.

Ổn định diện tích chè hiện có, hỗ trợ thâm canh tăng vụ, tăng năng suất chè bình quân quả huyện phấn đấu đạt 40 tạ/ha vào năm 2020.

Phấn đấu chế biến công nghiệp đạt 75 % sản lƣợng chè búp tƣơi theo hƣớng 70 % chè xanh, trong đó 30 - 35 % chè đặc sản, 30 % là chè vàng.

Đẩy mạnh áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hái đốn tỉa phấn đấu đến năm 2020 năng suất chè bình quân của toàn huyện đạt 40 % tạ/ ha.

Hỗ trợ đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến chè, nâng cao chất lƣợng và đa dạng sản phẩm chè. Phấn đấu 30% cơ sở chế biến chè có dây chuyền công nghệ hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thƣơng hiệu cho các tổ chức, cá nhân chế biến chè đạt tiêu chuẩn chất lƣợng an toàn.

Hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu chè đạt tiêu chuẩn an toàn đƣợc chứng nhận VietGap.

Xây dựng một số nhà máy chế biến đặt tại các vùng nguyên liệu đã đƣợc quy hoạch. Lắp đặt các dây truyền công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, an toàn thực phẩm.

Xây dựng mở rộng áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn về quản lý chất lƣợng (ISO), về ISO 22000 cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm và về quản lý môi trƣờng (ISO14001) để xuất khẩu chè có xuất xứ, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

3.3 Nhóm giải pháp về đầu tƣ nguồn vốn

Hỗ trợ vốn vay ƣu đãi cho sản xuất chế biến chè với hạn mức cao hơn, thời gian dài hơn để đảm bảo đáp ứng sản xuất chế biến và thu mua chè.

Huyện cần có chính sách đầu tƣ đƣờng giao thông nông thôn đến các thôn xóm và các khu vực có nhiều diện tích chè tr ồng tâ ̣p trung . Hỗ trợ công tác đào ta ̣o nâng cao trình đô ̣ năng lƣ̣c cho nhân dân về quy trình trồng, chăm sóc , thu hái , chế biến ....

Huy động mọi nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc, vốn tín dụng, các dự án, các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ cho phát triển ngành chè.

Huy động vốn tự có, vốn vay ngân hàng từ các hộ gia đình, cá nhân tham gia góp vốn liên doanh, liên kết phát triển các xƣởng chế biến, đầu tƣ thâm canh vùng chè. Ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ lãi suất vay vốn theo Nghị quyết 47 của HĐND tỉnh. Vốn ngân sách tỉnh chiếm 7,3% tổng vốn đầu tƣ dùng hỗ trợ lãi suất tiền vay trồng chè mới hoặc xây dựng các cơ sở chế biến chè. Hỗ trợ tuyên truyền quảng cáo hoặc xây dựng website, đăng ký thƣơng hiệu sản phẩm…

Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho chè Shan tuyết Hoàng Su Phì bằng các nguồn vốn sự nghiệp khoa học năm 2014, 2015 của huyện đƣợc tỉnh phân bổ.

3.4 Nhóm giải pháp về kỹ thuật trồng chè

Việc ứng dụng khoa học là tăng cƣờng thâm canh toàn bộ diện tích trồng chè, nhằm nâng cao năng xuất chất lƣợng sản phẩm bao gồm từ cải tiến công tác giống đến cải tiến kỹ thuật canh tác.

- Về công tác tác cải tạo giống: Thay thế dần diên tích chè hạt bằng trồng cành. Lựa chọn giống chè tốt vừa có năng suất cao vừa chống chịu sâu bệnh tốt, vừa cho sản phẩm chất lƣợng cao để phục vụ sức khỏe con ngƣời. Các giống chè Shan đã đƣợc các công trình nghiên cứu về giâm cành kết luận khi giâm cành theo kích thƣớc túi bầu thông thƣờng (10 × 15cm) có tỷ lệ xuất vƣờn thấp (53,3%) và sinh trƣởng của cây yếu. Cây chè giống có khỏe mới cho kết quả sau trồng tốt, nhất là trong điều kiện trồng dặm. Kích thƣớc bầu chè khác nhau thì sinh trƣởng cây chè con sau trồng cũng khác nhau, số liệu bình quân của các công thức thí nghiệm có tỷ lệ sống đạt từ 83 -

Một phần của tài liệu Quy hoạch sản xuất ngành chè tại huyện hoàng su phì tỉnh hà giang (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)