Tổ chức sản xuất và tiêu thụ chè:

Một phần của tài liệu Quy hoạch sản xuất ngành chè tại huyện hoàng su phì tỉnh hà giang (Trang 47)

Hiện nay trên địa bàn huyện có 48 cơ sở chế biến chè công nghiệp và chế biến trong nhân dân, trong đó: có 6 HTX chế biến chè sản xuất chế biến chè có qui mô lớn từ 3-5 tấn/ngày cụ thể: HTX chế biến chè Phìn Hồ xã Thông Nguyên, HTX chế biến chè Chiến Hảo, HTX chế biến chè Kim Chỉnh, HTX chế biến chè Hạnh Quang, HTX nông công nghiệp chè Nậm Ty, thu nhập bình quân của các HTX chế biến chè đạt trên 100 triệu đồng/năm, ngoài ra còn 42 cơ sở chế biến nhỏ, công suất bình quân 1 máy từ 200 - 1.000 kg chè búp tƣơi/ ngày. Trong năm 2013 tổng sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 12.120 tấn, chế biến chè xanh, chè vàng đạt 2.000 tấn. Song thực tế sản xuất chế biến chè của huyện c ̣n nhiều hạn chế nhƣ: Máy móc thiết bị còn lạc hậu nên công suất cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm chè đạt thấp, chủ yếu nhân dân tự chế biến bằng máy chè thủ công, năng suất thấp và chất lƣợng chè kém nên giá thành sản phẩm bán ra thấp, thị trƣờng tiêu thụ không ổn định, nội tiêu nên sức cạnh tranh kém.

Cơ cấu sản phẩm chế biến bởi các cơ sở chế biến trên địa bàn gồm khoảng 80% là chè vàng xuất khẩu sang các thị trƣờng dễ tính, khoảng 20% là chè thành phẩm tiêu thụ tại thị trƣờng nội địa.

Nhiều xƣởng mini đƣợc thành lập với sự hỗ trợ của chính quyền trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo nhiều năm trƣớc đây. Các máy sơ chế chè đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ cho các hộ gia đình nhƣ một công cụ sản xuất kinh doanh.

Nhiều khu vực chè nguyên liệu còn xa xƣởng, giao thông đi lại khó khăn. Nếu không có xƣởng sơ chế, các hộ trồng chè khó có thể mang chè hàng ngày tới các xƣởng mà không làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng. Vì vậy, sự tồn tại của các xƣởng chế biến trong trƣờng hợp này là sự trợ giúp cho các hộ gia đình ổn định nguồn khách hàng, đồng thời cũng góp phần bảo quản chè sau thu hoạch. Tuy nhiên, chênh lệch cung cầu nhƣ trên là nguồn gốc của sự cạnh tranh khốc liệt giữa các xƣởng chế biến lớn, xƣởng chế biến mini. Sự cạnh tranh nổi bật nhất là ở nguồn chè. Kết quả đánh giá ngành chè Hoàng Su Phì 2013 đã chỉ ra các xƣởng chế biến mini, thƣơng gia có một số lợi thế sau:

Mua với các mức số lƣợng, từ nhỏ tới lớn: Khi không có nhiều chè thì việc bán cho các xƣởng mili thuận tiện hơn nhiều cho ngƣời dân.

Dễ dàng chấp nhận chất lƣợng chè, không phân biệt loại chè: Bán chè cho xƣởng lớn phải chờ phân loại chè, áp giá cho từng loại. Việc phân loại chè lại do các nhân viên thu mua quyết định. Nhiều khi sự mâu thuẫn trong đánh giá chất lƣợng giữa ngƣời bán với ngƣời mua cũng gây tâm lý ức chế cho hộ trồng chè.

Thanh toán nhanh chóng:Yếu tố “tiền tƣơi thóc thật” nhƣ bà con nói cũng có lợi thế rất tốt. Xƣởng chế biến thƣờng thanh toán trong ngày. Song nhu cầu về một số khoản chi tiêu trƣớc mắt cũng là yếu tố thúc đẩy các hộ gia đình bán chè cho thƣơng gia, xƣởng mini. Ông Triệu Ta Sơn một trong những hộ nông dân trồng chè của xã Thông Nguyên cho biết “ Thu nhập chính của gia đình là từ bán chè tƣơi khi hái chè về chúng tôi thƣờng đem bán luôn để lấy tiền về mua gạo và chi tiêu trong gia đình, nếu không bán đƣợc chè thì lấy đâu ra tiền tiêu”

Hiện nay ngƣời dân chủ yếu thu hái chè tƣơi và bán lại cho các cơ sở thu mua, chế biến. Tuy điều kiện địa hình và giao thông từng vùng, các đơn vị

thu mua có thể là HTX hay các cơ sở chế biến nhở, thƣờng các cơ sở chế biến và ngƣời sản không có các hợp đồng giàng buộc, bao tiêu sản phẩm nên vào thời vụ, việc cạnh tranh về giá thu mua nguyên liệu giữa các đơn vị sản xuất, chế biến tƣơng đối gay gắt.

Tiêu thụ sản phẩm: Do giá nguyên liệu không ổn định ( đã có thời điểmgiá chè búp tƣơi giảm xuống đến 2.000 đồng/kg vào cuối 2008 đầu 2009) đẫ ảnh hƣởng đến tâm lý ngƣời trồng chè, ngƣời dân hạn chế, không muốn thu hái chè dẫn đến các cơ sở chế biến thiếu hụt nguyễn liệu.

Sản phẩm chè sau khi chế biến chủ yếu dùng để sử dụng nội tiêu hoặc bán nguyên liệu thô cho các thƣơng lái mang đi bán giá bán sản phẩm còn rất thấp ( trung bình chè vàng, chè xanh sấy giá bán 30.000 - 40.000 đồng/kg, chè xanh chất lƣợng cao cũng chỉ có 10.000-150.000 đồng/kg).

Năm 2012 giá nguyên liệu chè búp tƣơi còn rất thấp giá thu mua trung bình 5.000 - 7.000 đồng/kg.

Chè Hoàng Su Pì chủ yếu là chè xanh sấy, chè vàng 1.927 tấn chiếm 82.3% sản lƣợng chè, còn lại 413 tấn chè xanh chất lƣợng cao, chủ yêu tiên thụ trong nƣớc và bán cho các thƣơng lái tiêu thụ tại các công ty trong và ngoại tỉnh.

Theo điều tra cho thấy có các kênh tiêu thụ chính:

Kênh 1: Ngƣời hái chè (nguyên liệu chè búp tƣơi)  xƣởng chế biến

 các đại lý thu mua trong tỉnh. Kênh tiêu thụ này đƣợc thực hiện bởi các xƣởng mini. Do quá trình chế biến còn thô sơ, chƣa đảm bảo chất lƣợng nên sản phẩm chỉ đƣợc bán ở trong huyện, tỉnh.

Kênh 2: Ngƣời hái chè (nguyên liệu chè búp tƣơi)  xƣởng chế biến

bởi các HTX chế biến lớn nhƣ HTX chế biến chè Tấn Sà Phìn, HTX chế biến chè Phìn Hồ,...Tại đây, chè đƣợc chế biến với máy móc hiện đại hơn, quy trình chế biến nghiêm ngặt, chè thành phẩm đạt chất lƣợng tốt (đã đăng ký thƣơng hiệu trên thị trƣờng). Vì vậy thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu là ngoài tỉnh, sản phẩm chè của các cơ sở này đã và đang vƣơn ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Đây là kênh tiêu thụ chính, mang lại lợi nhuận cao cho ngƣời trồng và chế biến chè.

Kênh 3: Ngƣời hái chè (nguyên liệu chè búp tƣơi)  ngƣời tiêu thụ. Kênh tiêu thụ này đƣợc thực hiện bởi các hộ gia đình trồng chè. Sau khi hái chè họ mang về nhà và tự chế biến chè khô (thƣờng chế biến chè vàng). Quá trình bảo quản của họ đƣợc thực hiện khá đặc biệt: Chè sau khi chế biến đƣợc để trên gác bếp sau vài tháng mang ra chợ bán hoặc bán tại nhà cho những ngƣời khách quen.

Chỉ đóng gói 500g/gói.

Nguyên liệu 1 tôm, 1 lá¸

Chỉ đóng gói200g/gói.

Nguyên liệu 1 tôm, 2 lá¸

Chỉ đóng hộp vuông 100g/hộp.

Nguyên liệu 1 tôm, 2 lá¸

Chỉ đóng hộp hút chân không 500g/hộp.

Nguyên liệu 1 tôm, 1 lá.

Chỉ đóng hộp bát giác 150g/hộp Chỉ đóng hút chân không 250g/túi.

Nguyên liệu 1 tôm, 1 lá Nguyên liệu 1 tôm, 2 lá¸

Một phần của tài liệu Quy hoạch sản xuất ngành chè tại huyện hoàng su phì tỉnh hà giang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)