0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH SẢN XUẤT NGÀNH CHÈ TẠI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ TỈNH HÀ GIANG (Trang 31 -31 )

Thái Nguyên là một trong những tỉnh có diện tích và sản lƣợng chè lớn của cả nƣớc, chỉ đứng sau tỉnh Lâm Đồng. Từ lâuThái Nguyên đã nổi tiếng với vùng chè Tân Cƣơng nằm ở phía Tây thành phố Thái Nguyên. Do thiên nhiên ƣu đãi về thổ nhƣỡng đất đai, nguồn nƣớc, thời tiết khí hậu, rất phù hợp với cây chè. Vì vậy nguyên liệu chè búp tƣơi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lƣợng rất cao. Theo phân tích của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền Núi phía Bắc, chất lƣợng nguyên liệu chè Thái Nguyên có ƣu điểm khác biệt với chất lƣợng nguyên liệu của các vùng chè khác. Từ những đặc điểm phẩm chất trên, nguyên liệu chè Thái Nguyên có nội chất đáp ứng đƣợc yêu cầu của nguyên liệu để sản xuất chè xanh chất lƣợng cao. Nếu nhƣ năm 1997 cả tỉnh mới có 10.952 ha chè; năng suất bình quân đạt 31,48 tạ/ha; sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 25.540 tấn; đến

năm 2009, diện tích là là 17.309 ha, năng suất đạt 98,96 tạ/ha; sản lƣợng đạt 158.702 tấn.

Năm 2009 xuất khẩu đã đạt bình quân 53 triệu đồng/ha. Hiện nay, sản phẩm chè của Thái Nguyên đã có mặt ở các thị trƣờng: Mỹ, Canada, Trung Quốc, ấn độ, Đài Loan… Năm 2009, toàn tỉnh đã xuất khẩu đƣợc 5.980 tấn, chiếm gần 19% sản lƣợng chè búp khô của toàn tỉnh. Số ngoại tệ thu đƣợc7,098 triệu USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Đối với thị trƣờng trong tỉnh, sản lƣợng chè tiêu thụ chiếm trên 81% sản lƣợng của cả tỉnh. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ chủ yếu tập trung vào 2 loại chè chính là: chè xanh và chè đen, phục vụ cho tiêu dùng hằng ngày của nhân dân; loại thu hái để chế biến nâng cao chất lƣợng xuất khẩu và bán trong nƣớc. Hiện có 30 doanh nghiệp đăng ký chế biến, tiêu thụ chè cho nông dân, trong đó có 11 doanh nghiệp thƣờng xuyên hoạt động thu mua (các doanh nghiệp còn lại hoạt động không thƣờng xuyên, do không thu mua đƣợc nguyên liệu), chế biến hàng năm khoảng trên 50 nghìn tấn, chiếm 30% tổng sản lƣợng toàn tỉnh, chủ yếu là chè đen và chè xanhbán thành phẩm. Số còn lại đƣợc chế biến thủ công trong dân.

Để chè Thái Nguyên thực sự phát triển bền vữngngày 31 tháng 8 năm 2011 UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 2214/QĐ/UBND phê duyệt Đề án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2015 với 5 giải pháp và 3 dự án ƣu tiên. Cụ thể trên các phƣơng diện:

- Quy hoạch: Vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến: theo tỷ lệ 80% sản phẩm chè xanh và 20% sản phẩm chè đen; Vùng chè xanh đặc sản, tỉnh quy hoạch vùng sản xuất tập trung tại các vùng chè: thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lƣơng. Quy hoạch sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn

- Chuyển đổi cơ cấu giống: Tỉnh chủ trƣơng tiếp tục mở rộng diện tích gắn với chuyển đổi cơ cấu giống chè, trồng mới và trồng lại 4000 ha chè, giảm diện tích chè giống Trung Du xuống chỉ còn từ dƣới 40% tổng diện tích.

- Chế biến: Đánh giá lại năng lực thiết bị, công nghệ của các cơ sở chế biến, khả năng cung cấp nguyên liệu của các vùng sản xuất cho cơ sở chế biến, chỉ cấp phép hoạt động cho các cơ sở chế biến chứng minh đủ khả năng cung cấp nguyên liệu, khuyến khích các xƣởng chế biến quy mô nhỏ tại các trang trại, hộ trồng chè đầu tƣ chế biến theo hƣớng kết hợp thiết bị hiện đại với thủ công tinh xảo để tạo ra sản phẩm đặc sản truyền thống.

- Thâm canh tăng năng suất, chất lƣợng vùng chè: Ngành nông nghiệp - phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với ngành khoa học - công nghệ xây dựng các mô hình sản xuất quy mô từ 30 - 50 ha, trong đó áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, sử dụng đồng bộ công nghệ cao trong tƣới nƣớc, bón phân và thu hái nhằm tạo ra sản phẩm chè an toàn, chất lƣợng cao, số lƣợng lớn. Xây dựng 100% diện tích chè ở các vùng sản xuất lớn đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hƣớng thực hành nông nghiệp tốt (VietGap).

- Phát triển thƣơng hiệu: giai đoạn 2011- 2015, Thái Nguyên đặc biệt chú trọng tới việc đầu tƣ và phát triển thƣơng hiệu "Chè Thái Nguyên", hỗ trợ nâng cấp năng lực thị trƣờng cho ngƣời sản xuất, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè.

Với chính sách và định hƣớng của tỉnh, ngành chè tỉnh Thái Nguyên phát triển bền vứng dần chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ thị trƣờng quốc tế.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH SẢN XUẤT NGÀNH CHÈ TẠI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ TỈNH HÀ GIANG (Trang 31 -31 )

×