Kinh nghiệm tổ chức, quy hoạch sản xuất chè ở một số địa phƣơng

Một phần của tài liệu Quy hoạch sản xuất ngành chè tại huyện hoàng su phì tỉnh hà giang (Trang 30)

1.4.1. Tỉnh Lâm Đồng:

Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất của nƣớc ta, với khoảng 23,9 ngàn ha, chiếm gần 19% diện tích chè cả nƣớc; sản lƣợng chè búp tƣơi đạt gần 172 ngàn tấn, sản lƣợng xuất khẩu gần 10.000 tấn. Thu nhập từ một ha chè của Lâm Đồng cao nhất nƣớc, trên 280 triệu đồng/ha, đứng đầu về giá xuất khẩu.

Lâm Đồng hiện cũng sở hữu nhiều cái “đầu tiên” trong sản xuất và chế biến chè nhƣ: Là tỉnh có doanh nghiệp đầu tiên áp dụng công nghệ sinh học để làm ra sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; mô hình “Du lịch sinh thái chè” đầu tiên xuất hiện và phát triển bền vững trên đất Lâm Đồng; là địa phƣơng đầu

tiên trong cả nƣớc tổ chức Lễ hội Văn hóa Trà… Với những “cái nhất đó”, trà Lâm Đồng góp phần quan trọng hình thành sản phẩm văn hóa chè Việt.

Giữa tháng 3/2013, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ký quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau và vùng sản xuất chè tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Một trong những quan điểm về phát triển của UBND tỉnh Lâm Đồng đƣa ra tại quyết định phê duyệt này là: “Phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Từng bƣớc xây dựng các vùng sản xuất rau, chè an toàn tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến, tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu…”.

Theo quy hoạch này, tổng vốn đầu tƣ của chƣơng trình lên đến 1.479 tỷ 448 triệu đồng; trong đó, vốn quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn chiếm 839 tỷ 528 triệu đồng; thời gian thực hiện là từ 2013 đến 2020. Mục tiêu đƣợc đặt ra cho vùng chè an toàn của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 là: diện tích chè an toàn đạt 23.000ha (chiếm 90% diện tích chè toàn tỉnh), năng suất bình quân 100 tạ/ha, sản lƣợng đạt 230.000 tấn chè búp tƣơi/năm.

1.4.2. Tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một trong những tỉnh có diện tích và sản lƣợng chè lớn của cả nƣớc, chỉ đứng sau tỉnh Lâm Đồng. Từ lâuThái Nguyên đã nổi tiếng với vùng chè Tân Cƣơng nằm ở phía Tây thành phố Thái Nguyên. Do thiên nhiên ƣu đãi về thổ nhƣỡng đất đai, nguồn nƣớc, thời tiết khí hậu, rất phù hợp với cây chè. Vì vậy nguyên liệu chè búp tƣơi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lƣợng rất cao. Theo phân tích của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền Núi phía Bắc, chất lƣợng nguyên liệu chè Thái Nguyên có ƣu điểm khác biệt với chất lƣợng nguyên liệu của các vùng chè khác. Từ những đặc điểm phẩm chất trên, nguyên liệu chè Thái Nguyên có nội chất đáp ứng đƣợc yêu cầu của nguyên liệu để sản xuất chè xanh chất lƣợng cao. Nếu nhƣ năm 1997 cả tỉnh mới có 10.952 ha chè; năng suất bình quân đạt 31,48 tạ/ha; sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 25.540 tấn; đến

năm 2009, diện tích là là 17.309 ha, năng suất đạt 98,96 tạ/ha; sản lƣợng đạt 158.702 tấn.

Năm 2009 xuất khẩu đã đạt bình quân 53 triệu đồng/ha. Hiện nay, sản phẩm chè của Thái Nguyên đã có mặt ở các thị trƣờng: Mỹ, Canada, Trung Quốc, ấn độ, Đài Loan… Năm 2009, toàn tỉnh đã xuất khẩu đƣợc 5.980 tấn, chiếm gần 19% sản lƣợng chè búp khô của toàn tỉnh. Số ngoại tệ thu đƣợc7,098 triệu USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Đối với thị trƣờng trong tỉnh, sản lƣợng chè tiêu thụ chiếm trên 81% sản lƣợng của cả tỉnh. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ chủ yếu tập trung vào 2 loại chè chính là: chè xanh và chè đen, phục vụ cho tiêu dùng hằng ngày của nhân dân; loại thu hái để chế biến nâng cao chất lƣợng xuất khẩu và bán trong nƣớc. Hiện có 30 doanh nghiệp đăng ký chế biến, tiêu thụ chè cho nông dân, trong đó có 11 doanh nghiệp thƣờng xuyên hoạt động thu mua (các doanh nghiệp còn lại hoạt động không thƣờng xuyên, do không thu mua đƣợc nguyên liệu), chế biến hàng năm khoảng trên 50 nghìn tấn, chiếm 30% tổng sản lƣợng toàn tỉnh, chủ yếu là chè đen và chè xanhbán thành phẩm. Số còn lại đƣợc chế biến thủ công trong dân.

Để chè Thái Nguyên thực sự phát triển bền vữngngày 31 tháng 8 năm 2011 UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 2214/QĐ/UBND phê duyệt Đề án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2015 với 5 giải pháp và 3 dự án ƣu tiên. Cụ thể trên các phƣơng diện:

- Quy hoạch: Vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến: theo tỷ lệ 80% sản phẩm chè xanh và 20% sản phẩm chè đen; Vùng chè xanh đặc sản, tỉnh quy hoạch vùng sản xuất tập trung tại các vùng chè: thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lƣơng. Quy hoạch sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn

- Chuyển đổi cơ cấu giống: Tỉnh chủ trƣơng tiếp tục mở rộng diện tích gắn với chuyển đổi cơ cấu giống chè, trồng mới và trồng lại 4000 ha chè, giảm diện tích chè giống Trung Du xuống chỉ còn từ dƣới 40% tổng diện tích.

- Chế biến: Đánh giá lại năng lực thiết bị, công nghệ của các cơ sở chế biến, khả năng cung cấp nguyên liệu của các vùng sản xuất cho cơ sở chế biến, chỉ cấp phép hoạt động cho các cơ sở chế biến chứng minh đủ khả năng cung cấp nguyên liệu, khuyến khích các xƣởng chế biến quy mô nhỏ tại các trang trại, hộ trồng chè đầu tƣ chế biến theo hƣớng kết hợp thiết bị hiện đại với thủ công tinh xảo để tạo ra sản phẩm đặc sản truyền thống.

- Thâm canh tăng năng suất, chất lƣợng vùng chè: Ngành nông nghiệp - phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với ngành khoa học - công nghệ xây dựng các mô hình sản xuất quy mô từ 30 - 50 ha, trong đó áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, sử dụng đồng bộ công nghệ cao trong tƣới nƣớc, bón phân và thu hái nhằm tạo ra sản phẩm chè an toàn, chất lƣợng cao, số lƣợng lớn. Xây dựng 100% diện tích chè ở các vùng sản xuất lớn đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hƣớng thực hành nông nghiệp tốt (VietGap).

- Phát triển thƣơng hiệu: giai đoạn 2011- 2015, Thái Nguyên đặc biệt chú trọng tới việc đầu tƣ và phát triển thƣơng hiệu "Chè Thái Nguyên", hỗ trợ nâng cấp năng lực thị trƣờng cho ngƣời sản xuất, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè.

Với chính sách và định hƣớng của tỉnh, ngành chè tỉnh Thái Nguyên phát triển bền vứng dần chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ thị trƣờng quốc tế.

1.4.3 Tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ nằm trong tốp những tỉnh dẫn đầu cả nƣớc về diện tích, năng suất, sản lƣợng chè tƣơi với 75 cơ sở chế biến chè có công suất từ một tấn búp tƣơi/ngày trở lên và khoảng 750 cơ sở chế biến chè xanh thủ công với tổng công

suất thiết kế khoảng 1.200 tấn búp tƣơi/ngày. Tuy nhiên, tỉnh Phú Thọ vẫn mới chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 36% nhu cầu nguyên liệu của các cơ sở chế biến. Tình trạng tranh mua, tranh bán xảy ra thƣờng xuyên từ nhiều năm nay và không ít cơ sở chế biến đã phải đóng của hoặc sản xuất cầm chừng vì thiếu nguyên liệu.

Để khắc phục tình trạng khan hiếm nguyên liệu chè, tỉnh Phú Thọ đang rà soát, sắp xếp lại các cơ sở chế biến theo hƣớng gắn với vùng nguyên liệu, đổi mới công nghệ chế biến để nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Tỉnh cũng đã quy hoạch các vùng chè, tập trung chủ yếu ở các huyện trọng điểm đồng thời, quyết định dành ngân sách trên 26,3 tỷ đồng hỗ trợ nông dân mua phân bón và chuyển đổi sang trồng các giống chè mới và giúp các doanh nghiệp xây dựng thƣơng hiệu quảng bá sản phẩm.Theo đó, có 70 - 80% diện tích trồng bằng giống mới đủ điều kiện để sản xuất chè an toàn, có 2.000 ha đƣợc cấp giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình an toàn; xây dựng 3-5 doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè an toàn có sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thƣơng hiệu sản phẩm chè Phú Thọ. Còn lại 50% số cơ sở khác áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng tiên tiến, tiến tới hình thành hệ thống kiểm soát, giám sát chất lƣợng toàn hệ thống chè của tỉnh. Từ định hƣớng này, tỉnh tập trung đầu tƣ thâm canh, cải tạo để nâng năng suất lên 150 - 200 tạ/ha, xây dựng quy chế quản lý gắn vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến; phát triển vùng chè đặc sản (hiện đã có khoảng 200 ha); tập trung tăng cƣờng quản lý chất lƣợng và khuyến khích đầu tƣ chế biến chè chất lƣợng cao, chè đặc sản. Tỉnh Phú Thọ phấn đấu, đến năm 2015 giữ ổn định diện tích trồng chè trên 15.500 ha; có 70% diện tích chè đƣợc trồng bằng các giống mới và nâng công suất chè búp tƣơi đạt 9,5 tấn/ha, tăng 1,5 - 2 tấn/ha góp phần nâng sản lƣợng chè búp tƣơi toàn tỉnh đạt từ 130.000 - 135.000 tấn; có 75 cơ sở chế biến có hợp đồng với vùng nguyên liệu đồng thời, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu - cơ sở chế biến - tiêu thụ.

1.5.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến quy hoạch, tổ chức, quản lý sản xuất ngành chè của huyện?

- Thực trạng về sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè của huyện Hoàng Su Phì ?

- Tại sao cây chè là cây công nghiệp mũi nhọn mang đem lại hiệu quả kinh tế lại không phát triển hết tiềm năng và thế mạnh của mình ?

- Giải pháp cụ thể nào để quy hoạch cây chè phát triển đem lại nguồn thu cao cho các hộ trồng chè cũng nhƣ nguồn ngân sách của huyện?

1.5.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Luận văn đƣợc hoàn thành trên cơ sở sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống, phân tích và tổng hợp các số liệu thứ cấp theo cách tiếp cận hệ thống. Phƣơng pháp này giúp cho việc hệ thống hoá các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã thu thập và nghiên cứu trên các tài liệu: các văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc, báo cáo của địa phƣơng từ cấp sở, ban, ngành của huyện, của tỉnh và các nguồn khác: sách , báo, tạp chí, tài liệu khoa học và các kết quả nghiên cứu của các tác giả, các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc, các tài liệu, số liệu từ cá ấn phẩm và các website chuyên ngành. Qua tổng hợp phân tích tài liệu, từ đó hình thành các giả thuyết khoa học, xác định các mục tiêu nghiên cứu và tiến trình nghiên cứu.

1.5.3 Phƣơng pháp sử dụng công cụ phân tích SWOT

SWOT là công cụ phân tích hữu hiệu, giúp chúng ta hiểu vấn đề của sự việc, SWOT là tập hợp viết tắt những chứ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threat (Nguy cơ, thách thức). Thông qua phân tích SWOT chúng ta nhìn thấy

rõ kế hoạch cũng nhƣ các yếu tốn chủ quan và khách quan ảnh hƣởng tích cự hoặc tiêu cực đến kế hoạch đặt ra. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản và hiệu quả cao cho ta cái nhìn tổng thể của vấn đề.

Trong đề tài nghiên cứu này tôi sử dụng công cụ để tìm hiểu phân tích các yếu tố bên ngoài, các yếu tố bên trong , những điểm mạnh, điểm yếu ảnh hƣởng và tác động đến sự phát triển ngành chè của huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang. Kết quả phân tích ma trận SWOT sẽ là một trong những căn cứ để đƣa ra lựa chọn các giải pháp nhằm xây dựng bản quy hoạch ngành chè của huyện.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CHÈ

2.1 Thực trạng phân bố cây chè, các cơ sở chế biến của huyện và mối quan hệ giữa chúng quan hệ giữa chúng

2.1.1. Thực trạng phân bố cây chè

- Về diện tích: Cây chè đƣợc phân bốtrên địa bàn 21 xã thuộc huyện, năm 2012 huyện có 4.277,6 ha, tăng 821,4 ha so với năm 2009. Diện tích cho sản phẩm năm 2012 đạt 3.162,9 ha chiếm 73,9% tổng diện tích chè hiện có. Diện tích trồng chè tập chung có mật độ từ 1.000 cây/ha trở lên có 3.972 ha, chiếm 92,8% diện tích.

Hình 2.1: So sánh diện tích cây chè với các cây công nghiệp khác

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoàng Su Phì)

So với các cây trồng khác trong huyện thì Chè Shan tuyết chiếm diện tích lớn nhất. Mặc dù cây ngô là cây lƣơng thực rất cần thiết và là thức ăn chính của đồng bào các dân tộc nhƣng diện tích vẫn đứng sau cây chè. Qua đó

chúng ta thấy đƣợc vai trò quan trọng của cây chè đối với nền kinh tế của huyện cũng nhƣ các hộ gia đình trên địa bàn.

Bảng2.1: Biểu tổng hợp diện tích trồng chè từ 2009-2013

TT Năm Tổng diện tích Diện tích cho thu hoạch Diện tích trồng mới 1. 2009 3.589.9 2.709.0 178.2 2. 2010 3.792.9 2.989.5 203.0 3. 2011 3.819.2 3.153.9 113.6 4. 2012 3.974.6 3.096.4 158.0 5. 2013 4.032.6 3.179.4 51.5

( Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Giang)

Diện tích trồng chè cũng nhƣ diện tích cho thu hoạch của huyện tăng lên theo từng năm, năm 2009 diện tích trồng 3.589.9 và diện tích cho thu hoạch 2.709.0 đến năm 2013 diện tích tăng 4.023.6 và diện tích cho thu hoạch 3.179.4. Diện tích trồng mới tăng không đều qua các năm và giảm ở năm 2013.

Bảng 2.2: Diện tích trồng chè từ năm 2009 - 2012 của Hoàn Su Phì TT Tên xã 2009 (ha) 2010 (ha) 2011 (ha) 2012 (ha)

1. Thàng Tín 6 6 6 6 2. Thèn Chu Phìn 4,1 4,1 4,1 22,4 3. Chiến phố 14,8 14,8 14,8 14,8 4. Pố Lồ 29,6 29,6 29,6 29,6 5. Đản Ván 54,6 54,6 54,6 54,6 6. Túng Sán 249,7 249,7 249,7 260 7. Pờ Ly Ngài 77,1 77,1 77,1 77,1 8. Nàng Đô 4,6 4,6 4,6 7,6 9. Tân Tiến 38,4 38,4 38,4 42,4 10. Sán Sả Hồ 64,2 64,2 64,2 64,2 11. Bản Nhùng 45,2 45,2 45,2 45,2 12. Ngàm Đăng Và 10,7 10,7 10,7 10,7 13. Tả Sử Chóong 167,5 167,5 167,5 167,5 14. Bản Péo 87 87 87 103 15. Bản Luốc 179,8 179,8 194,1 235 16. Nậm Dịch 190,3 190,3 218 230 17. Hồ Thầu 482,5 482,5 454 480 18. Nam Sơn 424,9 424,9 600,3 625,7 19. Thông Nguyên 431,9 431,9 540,6 580 20. Nậm Khòa 508,6 508,6 676,8 699,1 21. Nậm Ty 397,8 397,8 496,9 528

Bảng 2.3: Diện tích trồng chè năm 2013 STT Tên xã Tổng số (Ha) Trong đó: Diện tích cho sản phẩm (Ha) Diện tích chăm sóc (Ha) Tổng cộng: I + II 4,422.2 3,252.1 1,170.1 I Các xã vùng chè 3,970.0 2,924.5 1,045.5 1 Tả Sử Choóng 171.4 155.0 16.4 2 Bản Péo 103.0 90.0 13.0 3 Bản Luốc 207.7 147.9 59.8 4 Nậm Dịch 234.0 130.0 104.0 5 Hồ Thầu 486.0 360.0 126.0 6 Nam Sơn 628.4 383.2 245.2 7 Thông Nguyên 610.4 492.4 118.0 8 Nậm Khoà 722.1 520.0 202.1 9 Nậm Ty 548.0 418.0 130.0 10 Túng Sán 259.0 228.0 31.0 II Các xã có diện tích chè không tập trung 452.2 327.6 124.6 1 Thàng Tín 20.0 6.0 14.0 2 Thèn Chu Phìn 22.4 10.0 12.4 3 Chiến Phố 6.2 6.2 - 4 Pố Lồ 29.6 29.6 - 5 Đản Ván 54.6 54.6 - 6 Pờ Ly Ngài 77.1 77.1 - 7 Nàng Đôn 23.4 7.6 15.8 8 Tân Tiến 80.8 38.4 42.4 9 Sán Sả Hồ 75.0 45.0 30.0 10 Bản Nhùng 52.4 42.4 10.0 11 Ngàm Đăng Vài 10.7 10.7 -

Qua dẫn liệu trên cho thấy có 21 trên tổng số 25 xã trồng chè, tuy nhiên chè đƣợc trồng tập trung và có diện tích lớn tại một số xã nhƣ: xã Thông Nguyên, Nậm Khỏa, Nam Sơn, Nậm Ty. Trong đó có 11 xã có diện tích trồng chè ít và không tập trung.

- Về năng suất: Chè Hoàng Su Phì có năng suất thấp do không đủ mật độ, do mất khoảng, năng suất bình quân toàn huyện năm 2011 đạt 30,3 tạ/ha, 2012 đạt 32.5 tạ/ha, năm 2013 đạt 33 tạ/ha năng suất chè không đồng đều

Một phần của tài liệu Quy hoạch sản xuất ngành chè tại huyện hoàng su phì tỉnh hà giang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)