Đây là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp quyết định tới năng suất, chất lƣợng của cây chè. Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật tốt sẽ tạo điều kiện tăng năng suất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm chè.
Giống chè: Hiện nay có nhiều giống chè khác nhau nhƣng ở huyện trồng chủ yếu là giống chè chè Shan tuyết, chè trung du. Đây là các giống chè có năng suất, chất lƣợng đáp ứng nhu cầu chế biến đa dạng các loại sản phẩm phục vụ cho tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện.
Cây chè shan là một loài cây thân gỗ lớn, lá to, răng cƣa sâu, búp lớn, tôm chè có lông trắng nhƣ tuyết, năng suất búp cao, chất lƣợng tốt. Cây lớn, tán rộng, hỗn giao với cây rừng, tuổi thọ cao, chè shan vừa là cây trồng nông nghiệp vừa là cây rừng, nó có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo đất.
Kỹ thuật canh tác: áp dụng đúng kỹ thuật về trồng chè, chăm sóc và hái chè. Thiết kế xây dựng nƣơng trồng chè cần đảm bảo: thuận lợi cho đi lại chăm sóc, chống xói mòn bảo vệ môi trƣờng; với những vùng đất trống, trọc có thể thiết kế khu chè, lô chè, băng chè. Với vùng đất tốt có nhiều cây thứ sinh mọc nhƣ Tế, Guột, Sim, Mua tuyệt đối không đƣợc phá nƣơng đốt rẫy mà cần phát băng đƣờng đồng mức để bảo vệ đất chống xói mòn. Thực hiện bón phân khoáng cân đối, đa yếu tố trên nền phân hữu cơ đầy đủ để đảm bảo năng suất, chất lƣợng cao, an toàn thực phẩm. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, cải tạo vƣờn chè xuống cấp. Tuy nhiên do tập quán canh tác tự nhiên, diện tích chè có nhiều khoảng trống, khó trồng dặm, do nhân dân trồng theo kiểu chè rừng; chè chƣa đƣợc đốn, hái theo kỹ thuật; đất không đƣợc cải tạo, do vậy năng suất còn thấp và không ổn định.
Kỹ thuật chế biến: Toàn huyện có 25 cơ sở chế biến chè, các cơ sở chế biến này đáp ứng yêu cầu sản xuất trong thời vụ chè, tiết kiệm đƣợc chi phí
và nhân công, tuy nhiên công nghệ, kỹ thuật của một số cơ sở chất lƣợng chƣa cao làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng chè. Các Hợp tác xã sản xuất chế biến chè, có khả năng sản xuất các sản phẩm có chất lƣợng đạt tiêu chuẩn tập trung chủ yếu tại 2 xã: Thông Nguyên, Nậm Ty, về nguyên liệu chế biến phụ thuộc vào việc mua của nhân dân hoặc mua lại của các cơ sở nhỏ. Những năm gần đây công tác chế biến trên địa bàn huyện đã có chuyển biến tích cực: Đã có một số dây truyền công nghệ sản xuất, thiết bị hiện đại tạo ra đƣợc các sản phẩm chè có chất lƣợng cao đƣợc thị trƣờng chấp nhận, các Hợp tác xã đã chú trọng vào đầu tƣ đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm nên đã tạo và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc.