Mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu và các cơ sở chế biến

Một phần của tài liệu Quy hoạch sản xuất ngành chè tại huyện hoàng su phì tỉnh hà giang (Trang 52)

Sự thiếu liên kết giữa các cơ sở chế biến và với nông dân sản xuất chè đã làm tăng chi phí sản xuất (chi phí thu mua nguyên liệu đầu vào, chi phí đăng ký chất lƣợng, tiếp cận thị trƣờng), phí dao dịch, thu mua chè. Sự thiếu liên kết này cũng dẫn đến các cơ sở chế biến không có khả năng hỗ trợ lẫn nhau trong trƣờng hợp có những đơn đặt hàng lớn, yêu cầu tiêu chuẩn chất lƣợng cao. Một thực tế xảy ra các cơ sở chế biến thƣờng nẳm ở vị trí thuận tiện về giao thông và cơ sở hạ tầng xa các vùng nguyên liệu, chính điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thu mua nguyên liệu, chế biến và chất lƣợng của chè.

Một số hộ nông dân trồng chè cho biết: Do các cơ sở chế biến ở xa nên ở một số bản sau khi hái chè búp tƣơi về không có thƣơng lái đến mua thì thƣờng họ tự sơ chế lấy chè thô, hoặc gặp thƣơng lái Trung Quốc sang mua giá cao hơn thì những hộ trồng chè sẽ bán cho thƣơng lái lấy “ tiền tƣơi thóc thật”. Vì thế có một số cơ sở chế biến thiếu nguyên liệu, hoặc phải mất thời gian, phƣơng tiện đi sâu vào các hộ trồng chè để nhập nguyên liệu góp phần nâng cao giái thành của sản phẩm.

Đối với nông dân, do chủ yếu là các hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ, hoạt động độc lập, thiếu sự liên kết với nhau nên khả năng hợp tác rất hạn chế, từ đó dẫn đến họ không có khả năng đàm phán về giá cả với tƣ thƣơng địa phƣơng. Việc sản xuất nhỏ lẻ cũng ảnh hƣởng nhiều đến việc quản lý và xây dựng tiêu chuẩn chất lƣợng cho chè, xây dựng thƣơng hiệu, nhãn hiệu tập thể cho vùng chè chất lƣợng cao của huyện.

Bên cạnh đó, việc thiếu các dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả và chất lƣợng cho ngƣời sản xuất, chế biên và kinh doanh chè đã dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao, nông dân và doanh nghiệp thiếu thông tin, khả năng cạnh tranh thấp

trên thị trƣờng. Các dịch vụ cần thiết cũng nhƣ các nhà cung cấp dịch vụ tại huyện và xã còn rất hạn chế (dịch vụ tín dụng, khuyến nông, giống và phân bón, thông tin, khoa học công nghệ...).

Nhìn chung chuỗi giá trị chè khá phức tạp với sự tham gia và tƣơng tác giữa nhiều tác nhân nhƣ ngƣời sản xuất, ngƣời thu gom, ngƣời chế biến, thƣơng nhan chè khô, ngƣời bán lẻ và ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên mỗi một tác nhân lại đƣợc phân thành nhiều dạng . Ngƣời sản xuất đƣợc chia làm 3 dạng: Nông dân không liên kết, nông dân không hợp đồng và nông dân hợp tác xã. Liên kết giữa các cơ sở, HTX chế biến với các hộ trồng và thu mua nguyên liệu cũng chƣa đƣợc chặt chẽ. Hầu nhƣ các đơn vị chế biến chƣa có hợp đồng thu mua chè búp tƣơi hoặc bán cổ phần HTX chế biến cho các hộ trồng chè. Chƣa có cơ sở chế biến nào thực hiện chƣơng trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật giống, trồng chăn sóc, phân bón, thu hái và thông tin ngành chè.

Cần tăng cƣờng liên kết giữa các HTX, các cơ sở chế biến lớn với nhau, với nông dân sản xuất chè, tiến tới thành lập “Hội sản xuất, chế biến Chè Hoàng Su Phì”. Sự ra đời của Hội Chè trên địa bàn huyện sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển có tính tổ chức tốt, tăng cƣờng sự liên kết giữa ngƣời sản xuất, chế biến với nhau nhằm tạo ra các cơ chế phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt hơn mục tiêu phát triển có tính chiến lƣợc, bền vững hơn nhƣ xây dựng thƣơng hiệu chè Shan Tuyết Cổ thụ Hoàng Su Phì, áp dụng và đăng ký tiêu chuẩn chất lƣợng, tiếp cận thị trƣờng xuất khẩu từ đó nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị trƣờng, nâng cao giá trị của chè.

Một phần của tài liệu Quy hoạch sản xuất ngành chè tại huyện hoàng su phì tỉnh hà giang (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)