Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh đồng tháp (Trang 54)

Trong những năm hoạt động vừa qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên Vietcombank chi nhánh Đồng Tháp có được nhữngmặtthuận lợinhư sau:

Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm qua luôn ở mức cao so với bình quân cả nước (trên 13%), đây là điều kiện thuận lợi để Chi nhánh tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.

Nhiều khu và cụm công nghiệp trên địa bàn được hình thành trong thời gian qua và

sẽ hình thành trong thời gian tới (7 khu công nghiệp, 17cụm công nghiệp), với chính sách khuyến khích kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đến nay các khu và cụm công nghiệp đều đã có doanh nghiệp đến đầu tư.

Hiện tại doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Chi nhánh chiếm khoảng 8% doanh số thanh toán xuất nhập khẩu toàn tỉnh, do đó tiềm năng về thanh toán xuất nhập khẩu còn rất lớn và là điều kiện để chi nhánh tiếp tục mở rộng dịch vụ này.

Nhu cầu vốn để đầu tư phát triển kinh tế địa phương còn rất lớn nhất là đầu tư nông nghiệp, nông thôn, nông dân, lương thực, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu.

Chi nhánh được Trung ương hỗ trợ vốn kịp thời để đầu tư cho khách hàng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và góp phần phát triển kinh tếđịa phương.

Trung ương có hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời các chính sách của Nhà nước, từ đó chi

nhánh triển khai thực hiện được thuận lợi và sâu sát hơn.

Tính thanh khoản của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tốt nên nguồn vốn đầu tư cho khách hàng không bị gián đoạn, không bị giảm hạn mức hay ngừng cho vay đối với khách hàng.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giao cho Chi nhánh hạn mức cao nên các khách hàng đủ điều kiện vay vốn điều được đáp ứng.

Được Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đưa ra các gói cho vay với lãi suất ưu đãi tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận nguồn vốn giá rẻ để mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Cán bộ nghiệp vụ ngày càng hiện đại và chuyên nghiệp hơn nên có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trong thời kỳ mới.

Các đối tác nhập khẩu của doanh nghiệp đều có uy tín nên doanh nghiệp chưa xảy ra rủi ro trong thanh toán.

Chi nhánh đáp ứng đủ nguồn vốn nên doanh nghiệp ít liên hệ vay vốn tại các ngân hàng khác nên dễ quản lý dòng tiền, kiểm soát được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, do tính chất cạnh tranh và hoạt động của ngân hàng là hoạt động dịch vụ nên thời điểm hiện tại ngân hàng VCB Đồng Tháp gặp cũng không ít khó khăn:

Về tình hình dư nợ tín dụng và nợ xấu

Chi nhánh đi vào hoạt động tại tỉnh Đồng Tháp muộn hơn so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, bên cạnh đó tỉnh Đồng Tháp có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây, do đó tiềm năng về tăng trưởng tín dụng và các hoạt động ngân

hàng khác còn rất lớn. Khi thực hiện hạn chế tăng trưởng tín dụng theo Nghị quyết số

11/NQ-CP thì sẽ ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động của Chi nhánh trên địa bàn.

Lãi suất cho vay trong thời gian qua khá cao đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Hồ sơ khởi kiện khách hàng của Chi nhánh gửi đến cơ quan chức năng thường kéo dài và nếu tài sản đã đưa ra Trung tâm bán đấu giá thì không bán được hoặc bán rất chậm, do đó việc giảm nợ xấu, nợ sử dụng dự phòng tại Chi nhánh không nhiều.

Nhân sự ít nên tiếp cận đối với nông dân để cho vay còn hạn chế.

Tâm lý của người dân trong việc tiếp cận các ngân hàng để vay vốn, chỉ quen vay vốn đối với một ngân hàng, ngại chuyển sang vay các ngân hàng khác.

Về tình hình huy động vốn

Tình hình huy động của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trước thời điểm Chỉ thị 02 và thông tư 30 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, do Chi nhánh huy động theo

Việt Nam.

So với một số tổ chức tín dụng khác thì địa bàn hoạt động chưa nhiều nên việc tiếp cận khách hàng, đặc biệt là huy động vốn còn hạn chế.

Cán bộ công nhân viên tại Chi nhánh còn trẻ, kinh nghiệm công tác chưa nhiều nên việc đề bạc giữ các chức vụ trọng trách tại các Phòng ban còn hạn chế, số lượng nhân viên ở các Phòng ban còn thiếu, mỗi người phải kiêm nhiệm nhiều việc, áp lực công việc nhiều và hiệu quả công việc chưa cao.

Lãi suất huy động vốn kỳ hạn 12 tháng trở lên thấp hơn các tổ chức tín dụng khác

nên khách hàng lựa chọn nơi có lãi suất cao để gửi.

Nguồn vốn huy động thường tập trung theo vụ mùa nên đôi lúc giảm vào mùa này nhưng lại tăng cao vào mùa khác rất khó cho Chi nhánh trong việc ổn định nguồn vốn giải ngân cho khách hàng nếu không có nguồn vốn vay từ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Nguồn vốn huy động không ổn định đối với các ngành biến động theo mùa vụ như: Kinh doanh lương thực, vật tư nông nghiệp, kinh doanh xăng dầu…

Công ty Pitimex là một đối tác lớn của VCB, bình quân hàng tháng doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu các loại trị giá từ 40 đến 50 triệu USD. Công ty thường mở L/C có giá trị lớn từ 6 đến 20 triệu USD, trong khi đó Chi nhánh chủ yếu thực hiện mở L/C với giá trị dưới 4 triệu USD, giá trị này thường rất ít và không thường xuyên, vì vậy không đáp ứng yêu cầu cầu của Công ty. Chi nhánh chỉ đáp ứng một phần nhỏ ngoại tệ cho khách hàng này. Chi nhánh cần Trung ương hỗ trợ bán ngoại tệ cho khách hàng để nhập khẩu xăng dầu theo qui định của Nhà nước.

- Việc mua ngoại tệ của khách hàng vớitỷ giá thấp và bán với tỷ giá cao hơn các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn nên không thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu tại chi nhánh nhiều.

Nguồn vốn điều chuyển từ Trung ương của Chi nhánh chiếm khoảng 70% nguồn vốn huy động và nguồn vốn này thường được điều chuyển kịp thời để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại Chi nhánh.

Do nguồn vốn huy động tại Chi nhánh chiếm khoảng 30% trên tổng nguồn vốn huy động nên việc gửi vốn của Chi nhánh chỉ được thực hiện ở các kỳ hạn ngắn.

thường biến động và đôi khi rất cao ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động cho chi nhánh, vì vậy hoạt động huy động vốn từ khách hàng gửi tiết kiệm sẽ giúp ngân hàng chủ động được nguồn vốn và tăng thu nhập đáng kể cho ngân hàng vì giảm được nguồn vốn vay từ trung ương.

Hình 4.3: Biểu đồ so sánh huy động và cho vay qua ba năm 2012 đến 2014

0.00 500.00 1,000.00 1,500.00 2,000.00 2,500.00 3,000.00 3,500.00 4,000.00 4,500.00 5,000.00 Tỷ đồng

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

So sánh vốn huy động và dư nợ

Huy động vốn Dư nợ

Nguồn: Số liệu báo cáo hàng năm của VCB Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh đồng tháp (Trang 54)