Tổng quan Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh đồng tháp (Trang 46)

4.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh

Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam

– Dong Thap Branch.

Tên viết tắt: Vietcombank Đồng Tháp

Trụ sở chính: Số 66 đường 30/4, phường 1, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp

Quá trình hình thành:

Vietcombank Đồng Tháp tiền thân là chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Ngày 08/02/2006 được chuyển đổi thành chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Đến ngày 31/05/2008, chính thức trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần.

4.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của VCB chi nhánh Đồng Tháp

Cơ cấu tổ chức:Ban Giám đốc: Gồm Giám đốc và một Phó Giám đốc

Các Phòng ban: Gồm bốn phòng ban: Phòng khách hàng, Phòng Kế toán, Phòng Kinh doanh dịch vụ, Phòng Hành chính – Nhân sự, Phòng Ngân quỹ. Có ba phòng giao

dịch: Phòng Giao dịch Sa Đéc, Phòng Giao dịch Hồng Ngự, Phòng Giao dịch Lấp Vò; và

hai tổ: Tổ quản lý nợ, Tổ Kiểm tra giám sát tuân thủ.

Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức của Vietcombank chi nhánh Đồng Tháp

Vietcombank Đồng Tháp là đơn vị được thành lập và đi vào hoạt động muộn hơn với các NHTM khác trên địa bàn. Tuy nhiên, qua hơn 8 năm hoạt động, chi nhánh đã phát huy được thương hiệu Vietcombank trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh lân cận, các mặt đều tăng trưởng an toàn và bền vững.

Giám đốc Phòng Giao dịch Sa Đéc Phòng Giao dịch Hồng Ngự Phòng hành chính Phòng Kế toán Thanh toán Dịch Vụ Phòng Ngân Quỹ Tổ kiểm tra giám sát tuân thủ Phòng Giao dịch Lấp Vò Phòng Khách hàng Tổ quản lý nợ Phó Giám đốc

4.1.2.3 Những hoạt động của Vietcombank Đồng Tháp

Hoạt động của Vietcombank Đồng tháp rất đa dạng và hầu hết các mặt nghiệp vụ như sau:

- Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân, tổ chức bằngnội tệ và các loại ngoại tệ như: USD, AUD, EUR…

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay tiêu dùng; cho vay mua nhà theo dự án; cho mua xe ô tô, cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ, mua bán các loại ngoại tệ với phương thức giao ngay(Spot),

hoán đổi(Swap) giao ngay kỳ hạn (Forward).

- Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa, chuyển tiền qua hệ thống SWIFT với các phương thức thanh toán bằng: L/C, T/T, Cheque.

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Vietcombank Connect 24, Vietcombank MTV Mastercard, Connect 24 Visa, Master Card, VisaCard, American Express, JCB…Các dịch vụ thanh toán qua mạng bằng thẻ.

- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.

- Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước…)

- Dịch vụ cho vay hỗ trợ đi lao động nước ngoài, cho vay mua nhà dự án, cho mua ô

tô, cho vay cán bộ quản lý điều hành…

- Cung cấp các dịch vụ gia tăng trên nền tảng công nghệ hiện đại: VCB Online, VCB Money, Internet Banking, SMS Banking…

4.1.2.4 Đặc điểm hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Đồng Tháp

- Đồng Tháp là một tỉnh có gần 1,7 triệu dân, năm 2014 chỉ số năng lực cạnh tranh của Đồng Tháp đứng thứ nhất trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và đứng thứ ba trên toàn quốc. Như vậy, Đồng Tháp đang là một thị trường đầy tiềm năng cho các Ngân hàng Thương mại phát triển các dịch vụ. Đây là điều kiện thuận lợi để các Tổ chức tín dụng cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng cá nhân như huy động tiết kiệm, cho vay tiêu dùng, cho vay làm kinh tế hộ gia đình, cho vay theo hạn mức thấu chi, các dịch vụ

phát hành thẻ ATM, thanh toán lương qua tài khoản…Tuy nhiên với 25 hệ thống NHTM đang hoạt động cũng đã, đang và sẽ tạo nên sự cạnh tranh gay gắt đặc biệt là việc huy động vốn luôn luôn được xem là mục tiêu hàng đầu của các NHTM. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chi nhánh Đồng Tháp được thành lập là sự mở rộng của hệ thống Ngân hàng

TMCP Ngoại Thương Việt Nam tại các tỉnh khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, để tích cực xây dựng hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Do đó trong hoạt động của Chi nhánh trong thời gian qua có một số đặc điểm nổi bật như

sau:

- Thứ nhất, Vietcombank Đồng Tháp đã tận dụng được khá tốt hình ảnh, thương hiệu của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam về một Ngân hàng TMCP hàng đầu của Việt Nam trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động của Ngân hàng. Đặc biệt là trong việc đưa đến khách hàng những dịch vụ tiện ích như thanh toán điện tử, thanh toán qua thẻ, và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác;

- Thứ hai, Vietcombank Đồng tháp có mặt và đi vào hoạt động trên địa bàn đã mang đến cho khách hàng phong cách phục vụ hoàn toàn chuyên nghiệp, chu đáo và lịch sự. Điều này thực sự làm hài lòng hầu hết các khách hàng đến giao dịch với ngân hàng và được các NHTM khác lấy đó làm thước đo chất lượng phục vụ mỗi ngân hàng;

- Thứ ba, phải kể đến đội ngũ cán bộ nhân viên Vietcombank Đồng tháp, đó là những con người tuy còn trẻ về tuổi đời, tuổi nghề nhưng lại mang trong mình nhiệt huyết được làm việc, được cống hiến và phục vụ. Đồng thời đây là đội ngũ lao động đã được qua đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước do đó việc áp dụng và triển khai các nghiệp vụ, sản phẩm và dịch vụ mới tại các Chi nhánh luôn được thực hiện khá nhanh đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng;

- Thứ tư, Đồng tháp là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội do đó đây là địa bàn được các NHTM Nhà nước và cổ phần thành lập Chi nhánh, phòng giao dịch để cung cấp dịch vụ ngân hàng. Đến nay, trên địa bàn đã có khoảng 25 NHTM cấp 1, điều này cho thấy sự cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong lĩnh vực ngân hàng là khá gay gắt.

4.1.3 Phân tích thực trạng huy động vốn tại VCB Đồng Tháp qua ba năm từ 2012 đến 2014.

4.1.3.1 Huy động vốn phân loại theo loại hình Bảng 4.1: Nguồn vốn huy động phân theo loại hình

Đvt: Tỷđồng Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị trọng Tỷ % Giá trị trọng Tỷ % Giá trị trọng Tỷ % 1. Tiền gửi TCKT 633,84 47,06 1.059,69 57,94 1.236,66 61,51

2. Tiền gửi dân cư 712,84 52,94 769,24 42,05 773,70 38,49 Tổng cộng 1.346,68 100 1.828,93 100 2.010,36 100

Nguồn: Số liệu báo cáo cuối năm tại VCB Đồng Tháp

Qua bảng số liệu bên trên cho ta thấy rằng nguồn vốn huy động vốn huy động năm 2013 đạt 1.828 tỷ đồng tăng hơn 35% so với năm 2012, và đạt đến 2.010 tỷ đồng tăng xấp xỉ 10% so năm 2013. Tuy nhiên tỷ trọng thì tiền gửi dân cư ngày càng giảm, mặc dù có tăng nhẹ mỗi năm, tiền gửi của tổ chức kinh tế thì ngày càng tăng mạnh cả về giá trị và tỷ trọng.

Tính đến 31/12/2014, số dư huy động của Chi nhánh trên địa bàn đạt 2.010,36 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng 9,92%, so với chỉ tiêu Trung ương giao cuối năm 2014 (điều chỉnh) đạt 104,94%.

Về Tổ chức kinh tế: Tính đến 31/12/2014 số dư huy động đạt 1.236,66 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng 16,70%, so với chỉ tiêu Trung ương giao cuối năm 2014 (điều chỉnh) đạt 107,14%.

Về tiền gửi dân cư: Tính đến 31/12/2014 số dư huy động đạt 773,70 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng 0,58%, so với chỉ tiêu Trung ương giao cuối năm 2014 (điều chỉnh) đạt

101,62%.

Nhìn chung tiền gửi dân cư và tổ chức kinh tế năm 2014 tăng nhưng không không nhiều so với năm 2013 là do một số nguyên nhân sau đây:

- Tiền gửi của tổ chức kinh tế: Khách hàng sử dụng nguồn tiền gửi đến hạn để đưa vào sản xuất kinh doanh nên nguồn tiền giảm đáng kể so với cuối năm. Ngoài ra, phương thức thanh toán tiền hàng của các doanh nghiệp kinh doanh lương thực có thay đổi so với

trước đây, khi ký hợp đồng mua bán thì bên mua cử người đến kho của bên bán và xác nhận đã có chân hàng đầy đủ số lượng theo hợp đồng thì bên mua thực hiện chuyển tiền thanh toán một phần, phần còn lại khi hàng được giao đến tàu thì bên mua sẽ thanh toán dứt điểm. Để có một lượng hàng đầy đủ thì người bán phải sử dụng nguồn tiền tự có hoặc nguồn tiền vay để mua hàng tạo chân hàng, do đó nguồn tiền nhàn rỗi của nhóm khách hàng này hiện nay không còn nhiều.

- Tiền gửi dân cư: Tiền gửi dân cư giảm so với cuối năm do lãi suất huy động của

chi nhánh luôn giảm trước và thấp hơn so với các tổ chức tín dụng trên địa bàn nên khi khoản tiền gửi đến hạn khách hàng chuyển sang các tổ chức tín dụng khác để gửi với lãi

suất cao hơn. Một số tổ chức tín dụng khác ngoài lãi suất huy động cao hơn chi nhánh còn

chi thêm cho khách hàng % trên số tiền gửi.

- Đối với khách hàng kinh doanh theo mua vụ như kinh doanh vật tư nông nghiệp, thời điểm này gần vào vụ Đông Xuân nên khách hàng bắt đầu trữ hàng nên ngân hàng không huy động được nguồn tiền nhàn rỗi từ khách hàng này.

Hình 4.2: Nguồn vốn huy động theo loại hình qua ba năm 2012 đến 2014

Nguồn vốn huy động theo loại hình

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2012 2013 2014 Năm Tỷ đ ồn g Tiền gửi TCKT Tiền gửi dân cư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Số liệu báo cáo cuối năm tại VCB Đồng Tháp

4.1.3.2 Nguồn vốn huy động phân loại theo loại tiền

Từ bảng số liệu, chúng ta thấy rằng giá trị của nguồn vốn VND và USD không ngừng tăng lên mỗi năm: Năm 2013 tăng 479,5 tỷ đồng, nhưng chỉ tăng không đáng kể

(22 tỷ đồng năm 2014 so với năm 2013); Riêng USD vốn huy động năm 2014 rất ấn tượng, tăng đến 7,4 tỷ (Quy đổi thành VND) so với năm 2013. Giá trị nguồn vốn VND tăng nhưng cơ cấu dịch chuyển về phần tiền gửi của tổ chức kinh tế hơn là tiền gửi của cá nhân như đã phân tích bên trên.

Bảng 4.2: Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền

Đvt: Tỷđồng, Nghìn USD

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị Giá trị Giá trị

1. VNĐ 1.289,28 1.768,82 1.791,28

2. Ngoại tệ quy USD 2.755,99 2.858,08 10.311,68 Tổng cộng 1.346,68 1.828,93 2.010,36

Nguồn: Số liệu báo cáo cuối năm tại VCB Đồng Tháp

Theo loại tiền VNĐ, tính đến 31/12/2014 số dư huy động đạt 1.791,28 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng 1,27%.

Riêng ngoại tệ qui USD, đến 31/12/2014 số dư huy động đạt 10.311,68 ngàn USD,

so với năm 2013 tăng 260,79%.

Hiện nay nguồn vốn vay từ Trung ương của Chi nhánh chiếm trên 60% nguồn vốn huy động và nguồn vốn này thường được điều chuyển kịp thời để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại Chi nhánh.

4.1.4 Chênh lệch thu nhập và chi phí của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Chi nhánh Đồng Tháp qua ba năm từ 2012-2014

4.1.4.1 Tình hình dư nợ qua ba năm từ 2012 – 2014

Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME): Tính đến 31/12/2014, dư nợ cho vay nhóm khách hàng này đạt 471,86 tỷ đồng, chiếm 9,83% trên tổng dư nợ, so với cuối năm 2013 tăng 16,72% và so với chỉ tiêu trung ương giao năm 2014 đạt 103,14%.

Cho vay thể nhân: Tính đến 31/12/2014 là 463,71 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,66%

trên tổng dư nợ, so với cuối năm 2013 tăng 9,15% và so với chỉ tiêu trung ương giao năm 2014 đạt 99,32%.

Bảng 4.3: Tình hình dư nợ tại Vietcombank Đồng Tháp

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ

SME 150,36 251,32 471,86

Thể nhân 532,83 610,19 463,71

Nợ xấu 27,01 27,30 31,80

Tổng dư nợ 3.215,47 3.806,36 4.798,68

Nguồn: Số liệu báo cáo cuối năm tại VCB Đồng Tháp

Tính đến 31/12/2014 dư nợ tín dụng đạt 4.798,68 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26,07% và so với chỉ tiêu Trung ương giao năm 2014 đạt 103,98%.

Tính theo thời hạn thì cho vay ngắn hạn: Tính đến 31/12/2014 dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 4.521,32 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng 28,62%; Cho vay trung dài hạn: Tính đến 31/12/2014 dư nợ tín dụng trung dài hạn đạt 277,36 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng

4,72%.

Dư nợ tín dụng trung dài hạn giảm so với năm 2013 nguyên nhân là do: Trong năm 2014 có rất ít dự án đầu tư mới trên địa bàn, chi nhánh chỉ đầu tư vốn trung dài hạn cho các doanh nghiệp chi nhánh đang cấp tín dụng và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh,

các khách hàng cá nhân vay vốn trung dài hạn để mua nhà, đất, xe…Ngoài ra, các dự án chi nhánh đã đầu tư đến hạn trả nợ theo định kỳ.

Nợ nhóm 2 đến 31/12/2014 là 2,29 tỷ đồng, chiếm 0,05% trên tổng dư nợ, so với chỉ tiêu Trung ương giao năm 2014 nhóm 2 thấp hơn 88,55%.

Nợ xấu đến 31/12/2014 là 31,80 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,66% trên tổng dư nợ, so với chỉ tiêu Trung ươnggiao cuối năm 2014 thấp hơn 14,10%.

4.1.4.2 Chênh lệch thu nhập và chi phí qua ba năm

Theo bảng số liệu bên dướita thấy rằng, chêch lệch giữa thu nhập và chi phí (trước DPRR) tăng mạnh hằng năm: Năm 2013 tăng thêm 7,85 tỷ (16,68%), và tăng thêm 15,84 tỷ (tăng 28,85% so năm 2013). Điều này chứng tỏ khả năng và quy mô của ngân hàng

không ngừng tăng trưởng, hoạt động của ngân hàng ngày càng thể hiện tính hiệu quả cao. Qua đó ta thấy rằng ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn nếu ta chú ý đến các giải pháp hạn chế nợ xấu để giảm thiểu phần DPRR, từ đó lợi nhuận của ngân hàng sẽ cao hơn.

Bảng 4.4: Chênh lệch thu chi qua 3 năm

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thu nhập 344,59 435,60 510,39

Chi phí 297,55 380,71 439,66

Chênh lệch trước DPRR 47,04 54,89 70,73

Nguồn: Số liệu báo cáo cuối năm tại VCB Đồng Tháp

4.1.5 Tồn tại và nguyên nhân

Trong những năm hoạt động vừa qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên Vietcombank chi nhánh Đồng Tháp có được nhữngmặtthuận lợinhư sau:

Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm qua luôn ở mức cao so với bình quân cả nước (trên 13%), đây là điều kiện thuận lợi để Chi nhánh tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.

Nhiều khu và cụm công nghiệp trên địa bàn được hình thành trong thời gian qua và

sẽ hình thành trong thời gian tới (7 khu công nghiệp, 17cụm công nghiệp), với chính sách khuyến khích kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đến nay các khu và cụm công nghiệp đều đã có doanh nghiệp đến đầu tư.

Hiện tại doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Chi nhánh chiếm khoảng 8% doanh số thanh toán xuất nhập khẩu toàn tỉnh, do đó tiềm năng về thanh toán xuất nhập khẩu còn rất lớn và là điều kiện để chi nhánh tiếp tục mở rộng dịch vụ này.

Nhu cầu vốn để đầu tư phát triển kinh tế địa phương còn rất lớn nhất là đầu tư nông nghiệp, nông thôn, nông dân, lương thực, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu.

Chi nhánh được Trung ương hỗ trợ vốn kịp thời để đầu tư cho khách hàng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và góp phần phát triển kinh tếđịa phương.

Trung ương có hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời các chính sách của Nhà nước, từ đó chi

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh đồng tháp (Trang 46)