Một số mô hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh đồng tháp (Trang 38)

Trịnh Thanh Bình (2013) tiến hành nghiên cứu “Quan hệ tương quan giữa hành vi khách hàng gửi tiền và việc lựa chọn giao dịch ngân hàng trong khu vực các quận nội thành Hà Nội” với mẫu khảo sát là 204 quan sát, sử dụng phương pháp thống kê và phân tích tương quan, Nghiên cứu đã xác định các yếu tố ảnh hưởng hành vi của người gửi tiền trong việc lựa chọn ngân hàng cho việc đặt tiền gửi của họ. Tiêu chí lựa chọn các ngân hàng để gửi tiền là Uy tín ngân hàng, Thủ tục nhanh chóng và thuận tiện, Bảo mật và An toàn, Thuận tiện về vị trí, Lãi suất cạnh tranh, Tiền gửi rút tiền linh hoạt, Ảnh hưởng của

người thân, và Khuyến mãi hấp dẫn. Trong các yếu tố đó thì Khuyến mãi hấp dẫn có ảnh hưởng mạnh nhất như là: Tặng quà, tặng điểm thành viên, quay xổ số, phần thưởng bằng tiền mặt.

Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2013), “Yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn lựa ngân hàng của khách hàng cá nhân”. Dữ liệu khảo sát từ 350 khách hàng cá nhân tại Thành phố Đà Lạt. Sử dụng Phân tích nhân tố khám phá và mô hình hồi quy tuyến tính. Kết quả cho thấy yếu tố nhận biết thương hiệu có tác động mạnh nhất đến xu

hướng lựa chọn ngân hàng, kế đến là thuận tiện về vị trí, xử lý sự cố, ảnh hưởng của

người thân, vẻ bên ngoài và cuối cùng là thái độ đối với chiêu thị. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn tại các phường trung tâm của Thành phố Đà Lạt và dữ liệu được thu thập theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, nên thị trường khá đồng nhất, mẫu chưa mang tính đại diện.

của hộ gia đình ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”, thông qua số liệu thu thập từ458 hộ gia đình và ứng dụng phương pháp hồi quy Logistic, kết quả nghiên cứu cho thấy quyết định gửi tiền tiết kiệm của hộ gia đình ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tương quan thuận với các yếu tố: Tuổi của lao động chính, trình độ học vấn của lao động chính, nghề nghiệp tạo ra thu nhập chính, tổng thu nhập hàng tháng của hộ và tổng số lao động trong hộ gia đình; đồng thời tương quan nghịch với các yếu tố: Giới tính của chủ hộ, tham gia hội đoàn thể, số hoạt động tạo thu nhập của hộ và tổng số tiền chi tiêu hàng tháng của hộ gia đình. Trong đó yếu tốnghề nghiệp tạo thu nhập chính của hộ tác động mạnh nhất đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của hộ gia đình.

CHƯƠNG 3

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu

Toàn bộ quy trình nghiên cứu có thể mô tả theo trình tự sau: Xác định vấn đề nghiên cứu, cơ sở lý thuyết về thái độ, dàn bài thảo luận, phỏng vấn thử, bảng câu hỏi, hiệu chỉnh, bảncâu hỏi chính thức, phỏng vấn chính thức (thu thập thông tin), xử lý, cuối cùng là báo cáo nghiên cứu.

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu đề tài

3.2. Mô tả dữ liệu

Số liệu sơ cấp thu thập từ điều tra trực tiếp thông qua bản câu hỏi từ khách hàng (Khách hàng đang gửi tiền tiết kiệm tại Vietcombank chi nhánh Đồng Tháp).

- Số liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo thống kê của Vietcombank Đồng Tháp, các Phân tích tình hình hoạt động kinh

doanh của Ngân hàng

Đánh giá thực trạng huy động vốn của Ngân hàng

Tìm ra những yếu kém và nguyên nhân của nó

Phân tích các yếu tốảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng

vào Ngân hàng VCB

Chi nhánh Đồng Tháp

Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

Số liệu

thứ cấp Số liệu sơ cấp

báo cáo, tạp chí, báo cáo khoa học trong và ngoài nước.

- Số liệu báo cáo về hoạt động kinh doanh của Vietcombank chi nhánh Đồng Tháp trong 3 năm từ 2012 đến 2014.

Tác giả tiến hành phỏng vấn với câu hỏi sàng lọc để chọn mẫu là 240 quan sát. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, tiêu chí phân tầng là theo vùng địa lý. Căn cứ theo số dư huy động vốn, số quan sát thu thập được tính sau: Thành phố Cao Lãnh 110 mẫu, Thành phố Sa Đéc 70 mẫu,TX Hồng Ngự 35 mẫu, huyện Lấp Vò 25 mẫu.

3.3 Giả thiết nghiên cứu

3.3.1 Câu hỏi nghiên cứu

Khi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài, ta đặt một số câu hỏi cho công việc nghiên cứu như sau:

- Thực trạng tình hình huy động vốn tại Vietcombank chi nhánh Đồng Tháp trong

thời gian qua như thế nào?

- Khách hàng cảm thấy như thế nào khi đến giao dịch gửi tiền tại Vietcombank chi nhánh Đồng Tháp? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm khi khách hàng giao dịch với ngân hàng Vietcombank Đồng Tháp?

- Vietcombank Đồng Tháp cần phải làm gì để cải thiện hình ảnh của mình và để huy động vốn có hiệu quả hơn trong thời gian tới?

3.3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Đề tài thực hiện dựa vào việc xem xét và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khách hàng gửi tiền tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Đồng Tháp. Qua tham khảo nhiều yếu tố thì tác giả đưa ra năm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng đó là: Thương hiệu, lãi suất, kênh phân phối, chất lượng dịch vụ, hậu

mãi.

Tuy nhiên để kiểm định các yếu tố này có tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm không hoặc tác động như thế nào, ta đặt giả thuyết như sau:

HR0R: βRiR = 0 Các yếu tố như: Thương hiệu, lãi suất, kênh phân phối, chất lượng dịch vụ, hậu mãi không ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng tại Vietcombank chi nhánh Đồng Tháp.

HR1R: βRiR ≠ 0: Các yếu tố như: Thương hiệu, lãi suất, kênh phân phối, chất lượng dịch vụ, hậu mãi có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng tại Vietcombank chi nhánh Đồng Tháp.

Với mức ý nghĩa α = 5% hay độ tin cậy 95%

Ta bác bỏ giả thuyết HR0R khi: Sig. < 5% nghĩa là có tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa quyết định gửi tiền của khách hàng với ít nhất một trong các yếu tố thương hiệu, lãi suất, kênh phân phối, chất lượng dịch vụ, hậu mãi.

Ta chấp nhận giả thuyết HR0Rkhi: Sig. ≥ 5% nghĩa là không tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa quyết định gửi tiền của khách hàng với ít nhất một trong các yếu tố thương hiệu, lãi suất, kênh phân phối, chất lượng dịch vụ, hậu mãi.

Việc kiểm tra các giả thuyết này thông qua việc thực hiện chạy mô hình hồi quy ở chương 4.

3.4 Mô hình nghiên cứu

Hình 3.2: Thuyết hành động hợp lý

(Nguồn: Schiffman và Kanuk, 1987) Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)

Mô hình nghiên đầu tiên có liên quan đến đề tài nghiên cứu là Thuyết hành động hợp lý (Schiffman và Kanuk, 1987). Theo thuyết này thì yếu tố quyết định đến hành vi cuối cùng không phải là thái độ mà là ý định hành vi. Ý định bị tác động bởi thái độ và

Niềm tin về những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng tôi nên hay không nên mua sản phẩm

Sự thúc đẩy làm theo ý muốn của những người ảnh hưởng

Đo lường niềm tin đối với những thuộc tính củasảnphẩm

Niềm tin đối với những thuộc tính sản phẩm Thái độ Chuẩn mực chủ quan Xu hướng hành vi Hành vi thực sự

quy chuẩn chủ quan.

Thái độ và chuẩn mực chủ quan: Thái độ là những niềm tin về kết quả của người mua đối với thuộc tính sản phẩm là tích cực hay tiêu cực khi thực hiện hành vi đó. Do đó khi xét đến yếu tố thái độ của người mua phải xem xét trên cơ sở niềm tin của họ đối với

thuộc tính sản phẩm là tích cực hay tiêu cực và có quan trọng hay không quan trọng đối với bản thân họ và thứ hai là trên cơ sở họ đánh giá thế nào về kết quả khi mà thực hiện hành vi đó.

Chuẩn mực chủ quan tác động đến hành vi mua khách hàng dưới tác động của những người ảnh hưởng như người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã từng sử dụng dịch vụ hay tư vấn viên...nó sẽ tác động như thế nào đối với hành vi ý định mua của khách hàng? Chuẩn mực chủ quan phụ thuộc vào niềm tin của người ảnh hưởng đến cá nhân cho người là mua hoặc không mua sản phẩm và sự thúc đẩy làm theo ý định của người mua.

Thuyết hành vi kiểm soát cảm nhận (Theory of Perceived Behaviour - TPB)

Hình 3.3: Thuyết hành vi kiểm soát cảm nhận

Nguồn : Ajzen,1991

Mô hình TPB khắc phục nhược điểm của TRA bằng cách thêm vào một biến nữa là

hành vi kiểm soát cảm nhận. Nó đại diện cho các nguồn lực cần thiết của một người để thực hiện một công việc bất kỳ. Mô hình TPB được xem như là tối ưu hơn đối với TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu.

Ngoài ra phần chính yếu nhất của đề tài cũng là dựa vào thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL được công bố vào năm 1988 bởi Parasuraman, Zeithaml và Berry. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Niềm tin kiểm soát và sự dễ sử dụng Niềm tin quy chuẩn

và động cơ Niềm tin và sự đánh giá Hành vi kiểm soát cảm nhận Quy chuẩn chủ quan Thái độ Ý định hành vi

Đây là một thang đo lường đa hướng dùng cho việc đánh giá các chỉ tiêu trong lĩnh vực dịch vụ, mô hình nà y gồm có 5 thành phần đó là: Độ tin cậy; khả năng đáp ứng; sự bảo đảm; sự đồng cảm; phương tiện hữu hình.

Hình 3.4: Mô hình nghiên cứu dựa vào mô hình thang đo SERVQUAL (Parasuraman, 1988)

Dựa trên năm yếu tố tác động đến quyết định gửi tiền ta có thể xây dựng mô hình cụ thể cho đề tài như sau:

Hình 3.5: Mô hình nghiên cứu của đề tài

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu là đánh giá quyết định gửi tiềntiết kiệm của khách

hàng tại Vietcombank, tác giả đã dựa vào vào thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL

được công bố vào năm 1988 bởi Parasuraman, Zeithaml và Berry để xây dựng mô hình nghiên cứu với yếu tố phụ thuộc là quyết định gửi tiền và các biến độc lập là: Thương hiệu, lãi suất, kênh phân phối, chất lượng phục vụ và hậu mãi. Để đánh giá sự tác động của các yếu tố trên đối với biến phụ thuộc tác giả đã tiến hành nghiên cứu theo các bước như: Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha, phân tích nhân tố

H1 H2 H3 H4 H5 Lãi suất Kênh phân phối

Thương hiệu Chất lượng DV Hậu mãi Quyết định gửi tiền RESPONSIVENES ASSURANCE TANGIBLES RELIABILITY EMPATHY SERVICE QUALITY

khám phá (EFA) và cuối cùng là phân tích hồi quy để đánh giá yếu tố nào có sự ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định gửi tiền của khách hàng. Trước khi tiến hành hồi quy ta cần thực hiện kiểm định sự tương quan và đa cộng tuyến của các biến độc lập. Khi đủ điều kiện ta tiến hành chạy hồi quy. Mô hình hồi quy có dạng như sau:

QD = βR0R + βR1RTH + βR2RLS + βR3RKPP + βR4RCLDV + βR5RHM + ε Trong đó: - QD là biến phụ thuộc

- TH, LS, KPP, CLDV, HM là các biến độc lập

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng huy động vốn tại Vietcombank Đồng Tháptừ 2012 đến 2014

4.1.1 Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp năm 2014

Năm 2014 về kinh tế tỉnh Đồng Thápđạt được một số chỉ tiêu trọng điểmnhư sau: GRDP bình quân đầu người của tỉnh Đồng Tháp ước tính 29,74 triệu đồng tăng 7,44% so

với năm 2013. Sản lượng lúa trong năm đạt 3.299.894 tấn, giảm 27.053 tấn so với năm

2013. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong năm 2014 của tỉnh đạt 851.163 ngàn

USD, tăng 7,89% so với năm 2013. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là gạo và thủy sản chế biến. Kim ngạch xuất khẩu ước tính trong năm 2014 đạt 714.123 ngàn USD tăng

17,96% so với năm 2013. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2014 ước tính 600.544 ngàn

USD tăng 12,10% so với năm 2013. Năm 2014 là năm thứ ba Đồng Tháp liên tiếp có chỉ số CPI giá có mức tăng dưới 2 chữ số, điều này đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô chung cả nước, hạn chế lạm phát duy trì tăng trưởng kinh tế dương. Tính đến tháng 12/2014 chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,36% so với tháng 12 năm trước, so với bình quân cùng kỳ tăng

3,23%.

Trước nhiều diễn biến từ thị trường tài chính tiền tệ từ năm 2012- 2014 cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn, Vietcombank Đồng tháp cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, xác định mục tiêu tăng cường huy động vốn, cùng với trách nhiệm là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu trên địa bàn,

Vietcombank Đồng tháp đã tiên phong trong việc góp phần can thiệp và hỗ trợ thị trường một cách toàn diện trên các mặt: Định hướng tăng, giảm lãi suất phù hợp với chuyển biến của nền kinh tế; đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, cân ứng vốn cho các doanh nghiệp để tạo lập cân đối lớn, sản xuất các mặt hàng thiết yếu...giúp việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi hơn.

4.1.2 Tổng quan Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Đồng Tháp

4.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam

– Dong Thap Branch.

Tên viết tắt: Vietcombank Đồng Tháp

Trụ sở chính: Số 66 đường 30/4, phường 1, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp

Quá trình hình thành:

Vietcombank Đồng Tháp tiền thân là chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Ngày 08/02/2006 được chuyển đổi thành chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Đến ngày 31/05/2008, chính thức trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần.

4.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của VCB chi nhánh Đồng Tháp

Cơ cấu tổ chức:Ban Giám đốc: Gồm Giám đốc và một Phó Giám đốc

Các Phòng ban: Gồm bốn phòng ban: Phòng khách hàng, Phòng Kế toán, Phòng Kinh doanh dịch vụ, Phòng Hành chính – Nhân sự, Phòng Ngân quỹ. Có ba phòng giao

dịch: Phòng Giao dịch Sa Đéc, Phòng Giao dịch Hồng Ngự, Phòng Giao dịch Lấp Vò; và

hai tổ: Tổ quản lý nợ, Tổ Kiểm tra giám sát tuân thủ.

Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức của Vietcombank chi nhánh Đồng Tháp

Vietcombank Đồng Tháp là đơn vị được thành lập và đi vào hoạt động muộn hơn với các NHTM khác trên địa bàn. Tuy nhiên, qua hơn 8 năm hoạt động, chi nhánh đã phát huy được thương hiệu Vietcombank trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh lân cận, các mặt đều tăng trưởng an toàn và bền vững.

Giám đốc Phòng Giao dịch Sa Đéc Phòng Giao dịch Hồng Ngự Phòng hành chính Phòng Kế toán Thanh toán Dịch Vụ Phòng Ngân Quỹ Tổ kiểm tra giám sát tuân thủ Phòng Giao dịch Lấp Vò Phòng Khách hàng Tổ quản lý nợ Phó Giám đốc

4.1.2.3 Những hoạt động của Vietcombank Đồng Tháp

Hoạt động của Vietcombank Đồng tháp rất đa dạng và hầu hết các mặt nghiệp vụ như sau:

- Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân, tổ chức bằngnội tệ và các loại ngoại tệ như: USD, AUD, EUR…

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay tiêu dùng; cho vay mua nhà theo dự án; cho mua xe ô tô, cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ, mua bán các loại ngoại tệ với phương thức giao ngay(Spot),

hoán đổi(Swap) giao ngay kỳ hạn (Forward).

- Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa, chuyển tiền qua hệ thống SWIFT với các phương thức thanh toán bằng: L/C, T/T, Cheque.

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Vietcombank Connect

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh đồng tháp (Trang 38)