Tiến trình thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương nhiệt học vật lí lớp 8 (Trang 97)

Tiến trình thực nghiệm bài “Các chất được cấu tạo như thế nào ?”

Lớp thực nghiệm có 37 HS được chia thành 6 nhóm: 5 nhóm 6 HS và 1 nhóm 7 HS.

Phần 1: Tìm hiểu về cấu tạo của các chất

GV thông báo cho HS những kiến thức về cấu tạo hạt của vật chất và hướng dẫn HS quan sát ảnh chụp của các nguyên tử silic qua kính hiển vi hiện đại.

Phần 2: Tìm hiểu về khoảng cách giữa các phân tử

Lớp thực nghiệm có 37 HS được chia thành 6 nhóm: 5 nhóm 6 HS và một nhóm 7 HS (hoạt động chia nhóm được thực hiện ở tiết học trước).

GV phân công nhiệm vụ, hướng dẫn cách thực hiện và các nhóm bắt đầu làm việc.

Khi thực hiện TN, HS nhận thấy khi đổ 100 cm3gạo vào 100 cm3sỏi nhỏ và lắc đều thì thể tích của hỗn hợp lúc này nhỏ hơn tổng thể tích của gạo và sỏi. Một số nhóm nhanh chóng nhận ra đó là do giữa các hòn sỏi cũng như giữa các hạt gạo có khoảng cách nên khi lắc đều thì chúng xen vào những khoảng cách này và làm cho thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của gạo và sỏi.

Phần 3: Vận dụng

GV yêu cầu học HS trả lời các câu hỏi vận dụng trang 135 Sgk.

Các HS vận dụng các kiến thức vừa học để giải thích các hiện tượng về sự hụt thể tích của rượu và nước; hiện tượng quả bóng bay được bơm căng dù có buộc thật chặt vẫn bị xẹp dần đi.

Nhận xét:

Vì đây là bài đầu tiên các HS trong lớp thực nghiệm học theo phương pháp mới nên vẫn còn bỡ ngỡ và mất nhiều thời gian để hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, diều đáng nghi nhận là các HS rất hứng thú khi được tự tay làm TN và các em thảo luận nhiệt tình, sôi nổi để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, các em cũng tích cực phát biểu, tham gia đóng góp xây dựng nội dung bài học.

Tiến trình thực nghiệm bài “Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng

yên”

GV yêu cầu các nhóm trưởng KT sự chuẩn bị bài của các TV trong nhóm trước khi vào bài mới. Đa số các nhóm đều chuẩn bị bài tốt, riêng nhóm 2 có 1 TV không chuẩn bị bài và nhóm 5 có 2 TV không chuẩn bị bài. GV đã nhắc nhở các HS đó và nhắc nhở nhóm trưởng cùng các TV khác trong nhóm nên quan tâm, chú ý đến nhau hơn.

GV phát PHT, hướng dẫn HS thảo luận và quy định rõ thời gian hoàn thành nhiệm vụ cho các nhóm.

Các nhóm bắt đầu phân chia nhiệm vụ và tiến hành thảo luận. Các HS tập trung vào việc thảo luận để hoàn thành nội dung được giao. Vì nội dung khá đơn giản và gần gũi với cuộc sống nên các em hoàn thành tốt nhiệm vụ và đúng thời gian quy định.

Kết thúc phần thảo luận các em được cho làm bài KT cá nhân lần 1.

Sau khi biết điểm KT, các em trao đổi với nhau về những nội dung chưa nắm rõ. Những HS hiểu rõ vấn đề rất nhiệt tình giảng lại cho bạn mình những phần nội dung chưa rõ.

Các em tiếp tục được làm bài KT cá nhân lần 2.

Vì thời gian tiết học tương đối ngắn nên các bài KT chỉ được thực hiện trong 5 phút với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

Nhận xét:

Đây là bài thứ hai nên các HS bắt đầu quen dần với phương pháp học tập theo nhóm. Do đó, các nhóm hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn và hỗ trợ nhau tốt hơn. Mặc dù kết quả hoạt động vẫn chưa cao lắm nhưng đã phản ánh được khả năng hợp tác và tính tích cực chủ động của HS, từ đó giúp GV có phương hướng điều chỉnh hoạt động dạy học một cách thích hợp.

Tiến trình thực nghiệm bài “Nhiệt năng”

Sau khi KT bài cũ và tổ chức tình huống học tập, GV bắt đầu dạy bài mới.

GV thông báo cho HS những kiến thức về về định nghĩa nhiệt năng của một vật và hướng dẫn HS tìm mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật.

Phần 2: Tìm hiểu các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật

Các HS thảo luận với nhau tìm các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật với các dụng cụ được cho sẵn, tiến hành TN với các dụng cụ này. Sau đó, GV tổ chức cho cả lớp thảo luận để cùng quy chúng về hai cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật là truyền nhiệt và thực hiện công.

Phần 3: Vận dụng

GV yêu cầu học HS trả lời các câu hỏi vận dụng trang 146 Sgk.

Các HS vận dụng các kiến thức vừa học để giải thích các hiện tượng xoa hai bàn tay vào nhau thì thấy tay nóng lên; một người đạp xe trên đường thì ngừng đạp và bóp thắng, sau đó, xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại, đồng thời má phanh và vành bánh xe bị nóng lên; nhúng một cái muỗng được nung nóng vào một cốc nước lạnh.

Nhận xét:

Trong các bài 1 và 2, HS thực hiện TN theo các bước do GV đưa ra. Nhưng trong bài học này, HS đã chủ động sáng tạo và tiến hành các TN với các dụng cụ GV đưa ra.

Tiến trình thực nghiệm bài “Dẫn nhiệt”

Sau khi GV phân công nhiệm vụ và hướng dẫn cách thực hiện, các nhóm bắt đầu làm việc.

Phần 1: Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt

Khi thực hiện TN 1, HS nhận thấy cây đinh ở gần ngọn lửa nhất sẽ rơi xuống trước tiên, sau đó đến cây đinh tiếp theo. Các em ghi lại kết quả và nhanh chóng nhận xét được nhiệt năng được truyền từ đầu A sang đầu B của thanh kim loại.

Phần 2: Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt của các chất

Đối với TN 2, HS nhận thấy cây đinh gắn trên thanh đồng rơi đầu tiên, tiếp theo là cây đinh trên thanh thép và cuối cùng là cây đinh trên thanh thủy tinh.

Đối với TN 3 và 4, HS nhận thấy sáp không nóng chảy trong cả hai TN. Từ các TN 2, 3, 4, các HS nhận thấy kim loại là chất dẫn nhiệt tốt, còn nước và không khí là chất dẫn nhiệt kém.

Phần 3: Vận dụng

GV yêu cầu học HS trả lời các câu hỏi vận dụng trang 152 Sgk.

Các HS vận dụng các kiến thức vừa học để giải thích các hiện tượng thực tế như: Nồi chảo thường làm bằng kim loại còn tô chén thường làm bằng sành sứ; khi trời lạnh chim xù lông để chịu được thời tiết lạnh tốt hơn; trời rét mặc nhiều áo mỏng lại ấm hơn mặc một áo dày.

Nhận xét:

Vì TN này tương đối khó nên các HS mất nhiều thời gian để lắp ráp và tiến hành TN. Một số nhóm phải thực hiện TN hai lần, tuy nhiên, các HS vẫn không nản lòng và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.

Tiến trình thực nghiệm bài “Đối lưu – Bức xạ nhiệt”

Sau khi GV phân công nhiệm vụ và hướng dẫn cách thực hiện, các nhóm bắt đầu làm việc.

Phần 1: Tìm hiểu hiện tượng đối lưu

Đối với TN 1a, do hiện tượng diễn ra nhanh và khó quan sát nên trước khi làm TN, GV phải lưu ý với HS phải thao tác nhanh và khi thực hiện vừa đưa ngọn lửa vào vừa quan sát.

Đối với TN 1b, các HS nhận thấy khi đốt nến, dòng khói của que nhang di chuyển xuống dưới qua khe hở giữa tấm bìa và đáy bình thay vì di chuyển hướng lên như ban đầu.

Từ hai TN 1a và 1b, HS nhận xét sự đối lưu diễn ra cả trong chất lỏng và chất khí.

Trong phần vận dụng, GV yêu cầu HS giải thích các hiện tượng như: Vì sao muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ dưới lên; trong chân không và trong chất rắn có xảy ra hiện tượng đối lưu không, vì sao.

Phần 2: Tìm hiểu về sự bức xạ nhiệt

Trong TN 2, khi đưa nguồn nhiệt lại gần hai bình thủy tinh, một lát sau nhiệt độ trong bình màu đen cao hơn. HS dễ dàng nhận thấy bình có màu càng sẫm hấp thụ tia nhiệt càng nhiều.

Trong phần vận dụng, GV yêu cầu HS giải thích hiện tượng thực tế như: Tại sao khi đi ngoài trời nắng nếu mặc quần áo màu sẫm thì sẽ cảm thấy nóng bức hơn lúc mặc quần áo màu sáng.

Nhận xét:

TN đối lưu là một TN khá khó và đòi hỏi người thực hiện phải thao tác nhanh và chuẩn. Tuy nhiên, đây là bài thứ năm các em học tập theo phương pháp học tập theo nhóm nên khi gặp khó khăn các em biết cùng nhau thảo luận tìm phương án giải quyết vấn đề để có thể hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất.

Tiến trình thực nghiệm bài “Công thức tính nhiệt lượng – Phương trình

cân bằng nhiệt”

Sau khi GV phân công nhiệm vụ và hướng dẫn cách thực hiện, các nhóm bắt đầu làm việc.

Phần 1: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt lượng cần truyền cho một vật để vật nóng lên Bảng 3.2. Bảng kết quả TN nhóm 1 Cốc Chất Khối lượng (g) Độ tăng nhiệt độ Δt (0 C)

Thời gian đun (phút giây)

1 Nước 100 20 4ph53s

Bảng 3.3. Bảng kết quả TN của nhóm 2 Cốc Chất Khối lượng (g) Độ tăng nhiệt độ Δt (0 C)

Thời gian đun (phút giây)

1 Nước 100 20 4ph59s

2 Nước 200 20 10ph02s

Từ kết quả TN (bảng 3.2, 3.3) cả nhóm 1 và nhóm 2 đều nhận thấy: Với cùng một chất cấu tạo vật và cùng một độ tăng nhiệt độ thì khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.

Bảng 3.4. Bảng kết quả TN nhóm 3 Cốc Chất Khối lượng (g) Độ tăng nhiệt độ Δt (0 C)

Thời gian đun (phút) 1 Nước 100 20 5ph 2 Nước 100 40 10ph Bảng 3.5. Bảng kết quả TN của nhóm 4 Cốc Chất Khối lượng (g) Độ tăng nhiệt độ Δt (0 C)

Thời gian đun (phút)

1 Nước 100 20 5ph

2 Nước 100 40 10ph

Từ kết quả TN (bảng 3.4, 3.5) hai nhóm 3 và 4 đều nhận thấy: Với cùng khối lượng và chất cấu tạo vật, độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.

Bảng 3.6. Bảng kết quả TN nhóm 5 Cốc Chất Khối lượng (g) Độ tăng nhiệt độ Δt (0 C)

Thời gian đun (phút giây) 1 Nước 100 20 4ph58s 2 Rượu 100 20 3 ph31s Bảng 3.7. Bảng kết quả TN nhóm 6 Cốc Chất Khối lượng (g) Độ tăng nhiệt độ Δt (0 C)

Thời gian đun (phút giây)

1 Nước 100 20 5ph05s

2 Rượu 100 20 3ph38s

Từ kết quả TN (bảng 3.6, 3.7) cả hai nhóm đều nhận thấy: Với cùng khối lượng và độ tăng nhiệt độ, nhiệt lượng cần truyền cho vật phụ thuộc vào chất cấu tạo vật.

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương nhiệt học vật lí lớp 8 (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)