Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương nhiệt học vật lí lớp 8 (Trang 35)

Gồm 3 bước

Bước 1: Chuẩn bị nội dung làm việc nhóm Bước 2: Tổ chức giờ học

Bước 3: Nhận xét, đánh giá

1.4.6.1. Chuẩn bị nội dung làm việc nhóm

• Xác định mục tiêu bài học [5], [13]

Mục tiêu bài học được xác định rõ ràng và cụ thể trên ba lĩnh vực:

− Mục tiêu kiến thức: Gồm 6 cấp độ là biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá. Các mục tiêu đưa ra cần rõ ràng, cụ thể, bám sát nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm của đối tượng và điều kiện dạy học.

− Mục tiêu kĩ năng: Gồm kĩ năng thực hành TN, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hoạt động nhóm,… Trong mỗi bài học, GV chỉ nên đặt ra khoảng 2 – 3 mục tiêu về kĩ năng cần hình thành hay phát triển cho HS, như vậy mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho HS mới khả thi.

− Mục tiêu thái độ: Như tích cực học tập, có ý thức làm việc hợp tác, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng,…. Để thực hiện mục tiêu này, GV phải thiết kế các hoạt động học tập gây hứng thú cho HS, cung cấp cho HS thêm tư liệu bổ sung kiến thức để HS nâng cao khả năng tự học.

• Lập kế hoạch bài giảng

Lập kế hoạch bài giảng gồm 3 bước [5], [13], [18]:

Bước 1: Chọn nội dung

Không phải nội dung nào cũng có thể áp dụng hình thức dạy học theo nhóm. Để tổ chức dạy học theo nhóm một cách hiệu quả, GV cần:

− Lựa chọn những nội dung bài học cần sự hợp tác như: Những bài học mang tính thực hành, những câu hỏi không đơn trị, …

− Các nội dung đưa ra không quá khó nhưng cũng không quá dễ và kích thích được sự tranh luận, hợp tác của HS.

Bước 2: Thiết kế các hoạt động nhóm

− Thiết kế nội dung bài giảng.

− Xây dựng hệ thống các câu hỏi, thiết kế các PHT.

− Dự kiến trước các tình huống có thể xảy ra và cách xử lý.

− Khi thiết kế hoạt động hợp tác học tập, GV cần chú ý sắp xếp chỗ ngồi hợp lý, thuận tiện cho việc di chuyển của HS để giảm tối đa sự mất trật tự trong lớp.

Bước 3: Xây dựng phương án đánh giá

GV cần dự kiến phương án đánh giá và xây dựng các tiêu chí sao cho đánh giá được thành tích từng cá nhân, thành tích của từng nhóm và sự đóng góp của từng cá nhân vào kết quả chung của nhóm.

Thông thường, thực hiện KT đánh giá cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau [20, tr.17]:

+ Tính khách quan, chính xác: Phản ánh chính xác kết quả, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người thực hiện KT đánh giá.

+ Tính toàn diện: Phản ánh đầy đủ các mặt, các khía cạnh cần đánh giá theo đúng yêu cầu và mục đích.

+ Tính công khai và tính phát triển: Tiến hành công khai, công bố kết quả kịp thời, có tác dụng thúc đẩy đối tượng được đánh giá mong muốn vươn lên.

+ Tính công bằng: Đảm bảo các HS có khả năng học tập và nỗ lực như nhau sẽ đạt được kết quả như nhau.

GV đánh giá một cách công bằng, chính xác sẽ kích thích HS hứng thú học tập, làm tăng hiệu quả học tập của từng cá nhân và của cả nhóm.

1.4.6.2. Tổ chức giờ học

Tổ chức giờ học gồm 4 bước [5], [13], [18]: Bước 1: Chia nhóm

Có nhiều cách chia nhóm khác nhau, mỗi cách có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy theo điều kiện cụ thể mà GV có thể áp dụng cách chia nhóm sao cho phù hợp.

• Chia theo vị trí ngồi có sẵn

− Hai HS ngồi cạnh nhau.

− Các HS ngồi cùng bàn.

− HS hai bàn quay mặt lại với nhau.

Cách chia này giúp tiết kiệm thời gian và ít gây mất trật tự lớp học. Tuy nhiên, mặt bằng chung của các nhóm có thể không bằng nhau.

• Chia theo danh sách lớp có sẵn

− Nhóm HS theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn của danh sách.

− Nhóm HS theo số thứ tự chẵn lẻ của danh sách.

Cách chia này giúp tiết kiệm thời gian và ít gây mất trật tự lớp học. Tuy nhiên, mặt bằng chung của các nhóm có thể không bằng nhau.

• Chia theo sở thích

− Theo cách chia này, các HS dễ làm việc với nhau. Tuy nhiên, cách chia nhóm này không rèn luyện được cho HS khả năng làm quen, hợp tác.

• Chia theo địa bàn cư trú

− Chia theo nơi ở của HS như những HS có nơi ở gần nhau được xếp vào một nhóm.

− Cách chia này giúp HS thuận tiện trong việc họp nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập tại nhà.

• Chia theo năng lực

− Nhóm hỗn hợp: Nhóm gồm có các HS có trình độ khác nhau như giỏi, khá, trung bình, yếu, …. Với cách chia nhóm này các HS yếu có cơ hội học tập từ các HS giỏi hơn và các HS giỏi cũng học được những khả năng khác từ bạn mình. Tuy nhiên, các HS giỏi có thể chi phối kết quả nhóm và các HS yếu không có cơ hội thể hiện bản thân.

− Nhóm gồm những HS có năng lực học tập như nhau: Nhóm toàn HS giỏi, nhóm toàn HS khá, nhóm toàn HS trung bình, ... Chia nhóm theo cách này giúp GV phát triển được các HS giỏi và giúp các HS yếu nắm bài tốt hơn. Tuy nhiên, các HS yếu hơn sẽ cảm thấy tự ti vì có sự phân biệt giữa những HS thông minh và những HS kém thông minh.

• Chia ngẫu nhiên

− Được thành lập bằng cách đếm số hay bốc thăm.

− Sau khi chia nhóm, GV nên yêu cầu mỗi nhóm tự chọn ra một nhóm trưởng và một thư ký. Vai trò nhóm trưởng và thư ký nên được phân công luân phiên để mọi TV đều có điều kiện rèn luyện các kĩ năng lãnh đạo, hợp tác,...

Chia nhóm theo cách này giúp HS làm quen với những người bạn mới và môi trường làm việc mới, do đó, các kĩ năng xã hội được hình thành tốt hơn. Tuy nhiên, khả năng xảy ra xung đột là rất lớn.

− GV nêu và giải thích rõ ràng các mục tiêu làm việc.

− GV giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, hướng dẫn cách thực hiện và giới thiệu một số tài liệu cần thiết cho HS.

− GV quy định thời gian cụ thể để HS hoàn thành nhiệm vụ.

− GV phổ biến cách đánh giá cho HS. Bước 3: Làm việc nhóm

− HS nhận nhiệm vụ và phân công công việc cho các TV trong nhóm.

− Nhóm thống nhất cách làm việc.

− Các TV thực hiện nhiệm vụ được phân công. Nhóm thảo luận thống nhất ý kiến.

− Chuẩn bị báo cáo. Bước 4: Báo cáo

− GV yêu cầu TV bất kì đại diện nhóm lên báo cáo.

− Các HS khác lắng nghe, nhận xét, góp ý.

− GV nhận xét và tổng kết nội dung chính của bài học.

1.4.6.3. Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động nhóm

Hoạt động đánh giá được thực hiện ở các nội dung [3], [5], [20]:

− HS tự đánh giá kết quả làm việc nhóm: Nhóm đã hoạt động tốt chưa, các TV nào đóng góp tích cực cho nhóm, các TV có góp ý, giúp đỡ nhau trong khi thực hiện nhiệm vụ,….

− Các nhóm đánh giá kết quả của nhau: Các nhóm đánh giá phần trình bày của nhau theo các tiêu chí được ghi sẵn trong phiếu đánh giá.

− GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm: GV nhận xét, đánh giá hoạt động hợp tác và việc sử dụng các kĩ năng hợp tác của các nhóm trong khi làm việc, khen thưởng những nhóm hoạt động tốt và phê bình những nhóm và những TV chưa làm việc tốt.

Sau khi đánh giá xong, GV nhận xét về những vấn đề đã làm được và những vấn đề chưa làm được hoặc làm chưa tốt để các HS rút kinh nghiệm cho những lần làm việc tiếp theo.

Bảng 1.6. Bảng tóm tắt quy trình dạy học theo nhóm

STT Giai đoạn Các bước cụ thể

1 Chuẩn bị 1. Xác định mục tiêu bài học 2. Lập kế hoạch bài giảng 2 Tổ chức giờ học 3. Chia nhóm

4. Giao nhiệm vụ 5. Làm việc nhóm 6. Báo cáo

3 Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động nhóm

7. HS tự đánh giá kết quả làm việc nhóm

8. Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau 9. GV đánh giá kết quả làm việc nhóm

10. Tổng kết, rút kinh nghiệm

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương nhiệt học vật lí lớp 8 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)