Giáo án bài “Dẫn nhiệt”

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương nhiệt học vật lí lớp 8 (Trang 68)

 Xác định mục tiêu

• Kiến thức

− Phát biểu được định nghĩa sự dẫn nhiệt.

− Hiểu được các chất khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau. Từ đó, so sánh được tính dẫn nhiệt của chất rắn,chất lỏng, chất khí.

• Kĩ năng

− Thực hiện được TN về sự dẫn nhiệt, các TN về tính dẫn nhiệt của các chất.

− Vận dụng được những kiến thức về sự dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng thực tế trong cuộc sống.

• Thái độ

− Hứng thú, tập trung học tập.

− Tích cực học tập và đóng góp xây dựng bài.

− Yêu thích môn Vật lí, tinh thần ham học hỏi luôn nghi ngờ và muốn khám phá những hiện tượng xung quanh.

 Chuẩn bị

• Chuẩn bị của GV

Chuẩn bị dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS gồm:

TN 1: TN về sự dẫn nhiệt

+ 1 thanh kim loại.

+ Giá đỡ. + 5 cây đinh.

+ Sáp. + Đèn cồn.

TN 2a : TN về tính dẫn nhiệt của các chất khác nhau

+ 1 thanh đồng. + 1 thanh thép. + 1 thanh thủy tinh. + Sáp.

+ Giá đỡ. + Đèn cồn.

TN 2b: TN về tính dẫn nhiệt của nước

+ 1 ống nghiệm đựng nước. + Sáp.

+ Đèn cồn.

TN 2c: TN về tính dẫn nhiệt của không khí + 1 ống nghiệm.

+ Sáp. + Đèn cồn.

• Chuẩn bị của HS

− Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

 Phương pháp dạy học

− Phương pháp thuyết trình.

− Phương pháp đàm thoại.

 Tiến trình dạy học

Hoạt động 1 (5 phút): KT bài cũ

Câu 1: Phát biểu định nghĩa nhiệt năng. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật. Cho ví dụ.

Câu 2: Phát biểu định nghĩa nhiệt lượng. Nêu kí hiệu và đơn vị của nhiệt lượng.

Hoạt động 2 (3 phút): Tổ chức tình huống học tập (làm việc chung cả lớp)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa nhiệt năng và các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật.

− Trong sự truyền nhiệt, nhiệt năng được truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác. Dẫn nhiệt là một trong những cách thức truyền nhiệt. Vậy ta hãy cùng nhau tìm hiểu về sự dẫn nhiệt.

− Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật. Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật là thực hiện công và truyền nhiệt.

− Lắng nghe.

Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt (làm việc theo nhóm)

Bước 1: Phân công nhiệm vụ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Yêu cầu các nhóm hoạt động.

− Phát PHT số 5.

− Yêu cầu các nhóm hoàn thành các nội dung được ghi trong PHT.

− Các nhóm hoạt động.

− Nhận PHT và nắm rõ các nhiệm vụ cần làm.

Bước 2: Tìm hiểu dụng cụ và tiến hành TN

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Yêu cầu nhóm trưởng các nhóm lên nhận dụng cụ TN.

− Hướng dẫn cách sử dụng, lắp ráp dụng cụ TN.

TN 1: TN về sự dẫn nhiệt

Lắp ráp TN, quan sát thứ tự rơi của các đinh và nhận xét xem nhiệt năng được truyền từ đầu nào sang đầu nào của thanh kim loại. Quy ước:

Đầu bị đốt nóng là đầu A, đầu nối với giá đỡ là đầu B, các đinh được đánh số theo thứ tự lần lượt là 1, 2, 3, 4, 5 theo chiều từ đầu A sang đầu B.

Chú ý:

Ngay sau khi thực hiện xong các TN không được chạm tay vào các thanh kim loại vì có thể gây bỏng.

− Các nhóm trưởng lên nhận dụng cụ.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Yêu cầu các nhóm phân công công việc, tiến hành TN.

− Quan sát, theo dõi HS làm TN, giúp đỡ khi cần thiết.

− Phân công công việc, lắp dụng cụ TN.

− Tiến hành TN, ghi lại kết quả, thảo luận đưa ra kết luận cuối cùng.

Bước 3: Báo cáo

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các HS khác theo dõi, góp ý, nhận xét.

− Yêu cầu các nhóm trưởng nộp lại PHT.

− Rút ra nhận xét.

− Đại diện nhóm trình bày kết quả: Các đinh rơi theo thứ tự lần lượt là 1, 2, 3, 4, 5. Điều này chứng tỏ nhiệt năng được truyền từ đầu A sang đầu B trên thanh kim loại.

− Các HS khác theo dõi, góp ý, nhận xét.

− Các nhóm trưởng nộp lại PHT.

Hoạt động 4 (15 phút): Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của các chất (làm việc theo nhóm)

Bước 1: Phân công nhiệm vụ cho các nhóm

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− GV nêu nhiệm vụ của các nhóm:

− Nhóm 1, 2: Làm TN 2a phần 2 trong PHT

− Nhóm 3, 4: Làm TN 2b phần 2 trong PHT

− Nhóm 5, 6: Làm TN 2c phần 2 trong PHT.

− Các nhóm nắm rõ nhiệm vụ cần làm.

Bước 2: Tìm hiểu dụng cụ và tiến hành TN

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Yêu cầu nhóm trưởng các nhóm lên nhận dụng cụ TN.

− Hướng dẫn cách sử dụng, lắp ráp dụng cụ TN.

+ TN 2a: TN về tính dẫn nhiệt của các chất khác nhau

Lắp ráp TN, quan sát thứ tự rơi của các đinh, cho biết đồng, thép, thủy tinh chất nào dẫn nhiệt tốt nhất, chất nào dẫn nhiệt kém nhất.

− Các nhóm trưởng lên nhận dụng cụ.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

+ TN 2b: TN về tính dẫn nhiệt của nước

Lắp ráp TN và quan sát xem khi nước ở miệng ống nghiệm sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm có nóng chảy không và rút ra nhận xét về tính dẫn nhiệt của nước.

+ TN 2c: TN về tính dẫn nhiệt của không khí

Lắp ráp TN và quan sát xem khi đáy ống nghiệm đã nóng thì cục sáp ở nút ống nghiệm có nóng chảy không và rút ra nhận xét về tính dẫn nhiệt của nước.

− Yêu cầu các nhóm phân công công việc, tiến hành TN.

− Quan sát, giúp đỡ HS khi cần thiết.

− Phân công công việc, lắp dụng cụ TN.

− Tiến hành TN, ghi lại kết quả, thảo luận đưa ra kết luận cuối cùng.

Bước 3: Báo cáo kết quả

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các HS khác theo dõi, góp ý, nhận xét.

− Yêu cầu các nhóm trưởng nộp lại PHT.

− Rút ra nhận xét.

− Đại diện nhóm trình bày kết quả: + TN 2a: Đinh trên thanh đồng rơi xuống đầu tiên, tiếp theo là đinh trên thanh thép và thủy tinh. Điều này chứng tỏ, đồng là chất dẫn nhiệt tốt nhất và thủy tinh là chất dẫn nhiệt kém nhất.

+ TN 2b: Khi nước ở miệng ống nghiệm sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm không nóng chảy. Điều này chứng tỏ nước là chất dẫn nhiệt kém. + TN2c: Khi đáy ống nghiệm đã nóng thì cục sáp ở nút ống nghiệm không nóng chảy. Điều này chứng tỏ không khí là chất dẫn nhiệt kém. − Các HS khác theo dõi, góp ý, nhận xét. − Các nhóm trưởng nộp lại PHT. − Lắng nghe, bổ sung và chính xác hóa kiến thức.

Bước 4: Đánh giá hoạt động nhóm

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Đánh giá quá trình hoạt động của các nhóm.

− Các nhóm đánh giá hoạt động của nhau và của các TV trong nhóm.

Hoạt động 5 (5 phút): Vận dụng (làm việc cá nhân và cả lớp)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Yêu cầu HS đọc các câu hỏi vận dụng trang 152 Sgk, suy nghĩ tìm câu trả lời.

− Gọi HS trả lời các câu hỏi trên.

− Yêu cầu các HS khác lắng nghe, góp ý.

− Rút ra nhận xét.

− Đọc, suy nghĩ, tìm câu trả lời.

− Trả lời câu hỏi.

− Lắng nghe, nhận xét.

− Lắng nghe, bổ sung và chính xác hóa kiến thức.

Hoạt động 6 (2 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Yêu cầu HS tóm tắt nội dung bài học.

− Yêu cầu HS chuẩn bị trước nội dung bài mới.

− Yêu cầu HS học bài, làm các bài tập 2, 5 trang 153 và 6 trang 154 trong Sgk.

− Tóm tắt nội dung bài học.

− Lắng nghe

− Thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Hoạt động 7 (5 phút): KT cá nhân

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Phát bài KT cá nhân.

− Thu bài, công bố đáp án.

− Nhận bài KT và làm bài theo đúng thời gian quy định.

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương nhiệt học vật lí lớp 8 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)