Xác định mục tiêu
• Kiến thức
− Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ giữa nhiệt năng với nhiệt độ của vật.
− Phát biểu được các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật.
− Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng, kí hiệu, đơn vị.
• Kĩ năng
− Vận dụng được các kiến thức về nhiệt năng để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.
• Thái độ
− Hứng thú, tập trung học tập.
− Tích cực học tập và đóng góp xây dựng bài.
− Yêu thích môn Vật lí, tinh thần ham học hỏi luôn nghi ngờ và muốn khám phá những hiện tượng xung quanh.
Chuẩn bị
• Chuẩn bị của GV
− Chuẩn bị dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS gồm: + Một đồng xu.
+ Một thìa nhôm.
+ Một cốc đựng nước nóng. + Đèn cồn.
• Chuẩn bị của HS
− Học bài cũ và chuẩn bị nội dung bài mới.
Phương pháp dạy học
− Phương pháp thuyết trình.
− Phương pháp dạy học nhóm.
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1 (5 phút): KT bài cũ
Câu 1: Phát biểu định nghĩa chuyển động Brown.
Câu 2: Hãy cho biết nguyên nhân gây ra chuyển động Brown.
Câu 3: Hãy cho biết nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến chuyển động hỗn loạn của các nguyên tử, phân tử.
Hoạt động 2 (5 phút): Tổ chức tình huống học tập (làm việc chung cả lớp)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
− Vào những ngày trời lạnh, xoa hai bàn tay vào nhau, ta cảm nhận được tay ấm lên.
− Để giải thích hiện tượng này và nhiều hiện tượng khác trong cuộc sống, ta hãy cùng tìm hiểu về nhiệt năng và các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật.
− Lắng nghe.
Hoạt động 3 (5 phút): Tìm hiểu về nhiệt năng (làm việc chung cả lớp)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
− Thông báo cho HS về định nghĩa nhiệt năng của một vật.
− Yêu cầu HS nhắc lại.
− Yêu cầu HS tìm mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật.
− Lắng nghe, ghi bài vào vở.
− Nhắc lại.
− Trả lời: Nhiệt năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ của vật đó. Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng cao và ngược lại.
Hoạt động 4 (15 phút): Tìm hiểu các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật – Nhiệt lượng (làm việc theo nhóm)
Bước 1: Phân công nhiệm vụ
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
− Yêu cầu các nhóm hoạt động.
− Phát PHT số 4.
− Yêu cầu các nhóm hoàn thành các nội dung được ghi trong PHT.
− Các nhóm hoạt động.
− Nhận PHT và nắm rõ các nhiệm vụ cần làm.
Bước 2: Tìm hiểu dụng cụ và tiến hành TN
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
− Yêu cầu nhóm trưởng các nhóm lên nhận dụng cụ TN.
− Các nhóm trưởng lên nhận dụng cụ.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
− Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm các cách làm thay đổi nhiệt năng của đồng xu và của cái thìa với các dụng cụ vừa nhận được, sau đó thực hiện thí nghiệm với các phương án vừa đề xuất. Từ các cách thay đổi nhiệt năng. mà nhóm vừa trình bày, hãy cho biết có mấy cách để làm thay đổi nhiệt năng của một vật? Đó là những cách nào?
− Yêu cầu các nhóm phân công công việc, tiến hành TN.
− Quan sát, giúp đỡ HS khi cần thiết.
− Lắng nghe.
− Phân công công việc
Tiến hành thảo luận, tiến hành thí nghiệm với phương án đã đề xuất và ghi lại kết quả vào PHT.
Bước 3: Báo cáo kết quả.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
− Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả.
− Đại diện nhóm trình bày các cách làm thay đổi nhiệt năng:
+ Thực hiện công: Cọ xát đồng xu vào mặt bàn, cọ xát đồng xu vào quần áo,…. + Truyền nhiệt: Hơ chiếc thìa trên lửa, thả chiếc thìa vào trong nước nóng, thả đồng xu vào trong nước nóng,….
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
− Yêu cầu các HS khác theo dõi, góp ý, nhận xét.
− Yêu cầu các nhóm trưởng nộp lại các PHT.
− GV phân tích các ví dụ và quy chúng về hai loại: Thực hiện công và truyền nhiệt.
− GV thông báo định nghĩa nhiệt lượng, ký hiệu và đơn vị của nhiệt lượng.
− Các HS khác theo dõi, góp ý, nhận xét.
− Các nhóm trưởng nộp lại PHT.
Bước 4: Đánh giá hoạt động nhóm
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
− Đánh giá quá trình hoạt động của các nhóm.
− Các nhóm đánh giá hoạt động của nhau và của các TV trong nhóm.
Hoạt động 5 (5 phút): Vận dụng (làm việc cá nhân và cả lớp)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
− Yêu cầu HS đọc các câu hỏi vận dụng trang 146 và 147 Sgk, suy nghĩ tìm câu trả lời.
− Gọi HS trả lời các câu hỏi trên.
− Yêu cầu các HS khác lắng nghe, góp ý, nhận xét.
− Rút ra nhận xét.
− Đọc, suy nghĩ, tìm câu trả lời.
− Trả lời câu hỏi.
− Lắng nghe, nhận xét.
− Lắng nghe, bổ sung và chính xác hóa kiến thức.
Hoạt động 6 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
− Yêu cầu HS tóm tắt lại nội dung bài học.
− Yêu cầu HS chuẩn bị trước bài mới.
− Yêu cầu HS học bài, làm các bài tập 1, 2 trang 147 trong Sgk.
− Tóm tắt nội dung bài học.
− Thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Hoạt động 7 (5 phút): KT cá nhân
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
− Phát bài KT cá nhân.
− Thu bài, công bố đáp án.
− Nhận bài KT và làm bài theo đúng thời gian quy định.