Giáo án bài “Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên”

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương nhiệt học vật lí lớp 8 (Trang 59)

 Xác định mục tiêu

• Kiến thức

− Phát biểu được định nghĩa chuyển động Brown.

− Hiểu được khi nhiệt độ của một vật càng cao thì chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật càng nhanh.

• Kĩ năng

− Giải thích được nguyên nhân gây ra chuyển động Brown.

− Vận dụng được những kiến thức về chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.

• Thái độ

− Hứng thú, tập trung học tập.

− Tích cực học tập và đóng góp xây dựng bài.

− Yêu thích môn Vật lí, tinh thần ham học hỏi luôn nghi ngờ và muốn khám phá những hiện tượng xung quanh.

 Chuẩn bị

• Chuẩn bị của GV

− PHT.

− Nội dung tóm tắt bài giảng.

• Chuẩn bị của HS

− Đọc trước nội dung trong Sgk.

− Chuẩn bị trước các nội dung trong PHT số 2.

 Phương pháp dạy học

− Phương pháp thuyết trình.

− Phương pháp đàm thoại.

− Phương pháp dạy học theo nhóm.

 Tiến trình dạy học

Hoạt động 1 (5 phút): KT bài cũ

Câu 1: Hãy cho biết cấu tạo của các chất. Cho ví dụ.

Câu 2: Vì sao quả bóng cao su hoặc quả bóng bay được bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng bị xẹp dần.

Hoạt động 2 (2 phút): Tổ chức tình huống học tập (làm việc chung cả lớp)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Ánh sáng chiếu qua một khung cửa sổ hẹp vào trong một căn phòng tối và yên tĩnh. Nếu quan sát luồng ánh sáng, ta có thể thấy những hạt bụi nhỏ bé li ti chuyển động hỗn loạn và liên tục đổi phương. Hình ảnh này giúp ta giải thích được một trong những tính chất quan trọng nhất của nguyên tử, phân tử và từ đó giải thích được nhiều hiện tượng trong cuộc sống.

Hoạt động 2 (20 phút): Tìm hiểu nguyên tử phân tử chuyển động hay đứng yên (làm việc theo nhóm)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Yêu cầu các nhóm hoạt động.

− Yêu cầu các nhóm trưởng KT sự chuẩn bị bài của các TV trong nhóm.

− Phát PHT số 3 và quy định thời gian để các nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

− Yêu cầu nhóm trưởng phân chia nhiệm vụ và điều khiển nhóm thảo luận các nội dung trong PHT số 3.

− Quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ HS trong quá trình thảo luận nhóm.

− Yêu cầu các nhóm trưởng nộp lại PHT, xem và điều chỉnh sai sót của các nhóm.

− Trả lại PHT cho các nhóm.

− GV tổng kết các nội dung chính trong bài.

− Các nhóm hoạt động.

− Nhóm trưởng KT sự chuẩn bị của các TV trong nhóm.

− Nhận PHT.

− Nhóm trưởng phân công công việc và điều khiển nhóm thảo luận. − Các nhóm thảo luận. − Lắng nghe, chỉnh sửa những điều sai sót. − Nhận lại PHT. − Lắng nghe, bổ sung và chính xác hóa kiến thức.

− Ghi bài vào vở.

Hoạt động 3 (5 phút): KT cá nhân lần 1 (làm việc cá nhân)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Phát bài KT cá nhân lần 1.

− Thu bài.

− Nhận bài KT và làm bài theo đúng thời gian quy định.

Hoạt động 4 (5 phút): Giải đáp các thắc mắc trong bài KT cá nhân lần 1 (làm việc theo nhóm)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Công bố đáp án.

− Cho các HS chấm chéo bài KT.

− Cho các nhóm thảo luận, trao đổi những vấn đề còn vướng mắc.

− Giải đáp các thắc mắc của HS.

− Theo dõi đáp án.

− Chấm bài.

− Trao đổi những vấn đề còn vướng mắc với nhau và với GV.

− Lắng nghe.

Hoạt động 5 (5 phút): KT cá nhân lần 2 (làm việc cá nhân)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Phát bài KT cá nhân lần 2.

− Thu bài, công bố đáp án.

− Nhận bài KT và làm bài theo đúng thời gian quy định.

Hoạt động 6 (3 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Tóm tắt lại nội dung bài học.

− Nhận xét hoạt động của các nhóm.

− Yêu cầu HS học bài, làm các bài tập 1, 2 trang 141 Sgk và 6,7 trang 142 Sgk.

− Yêu cầu HS chuẩn bị trước nội dung bài “Nhiệt năng”.

− Lắng nghe, ghi bài.

− Lắng nghe nhận xét.

− Thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương nhiệt học vật lí lớp 8 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)