Giáo án bài “Công thức tính nhiệt lượng – Phương trình cân bằng

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương nhiệt học vật lí lớp 8 (Trang 87)

nhiệt”

 Xác định mục tiêu

• Kiến thức

− Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt lượng cần truyền cho một vật để vật nóng lên.

− Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể được tên, đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.

− Phát biểu được nguyên lý truyền nhiệt và phương trình cân bằng nhiệt.

• Kĩ năng

− Thực hiện được các TN và xử lý được kết quả TN để chứng tỏ nhiệt lượng phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và chất cấu tạo vật.

− Vận dụng được công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt để giải các bài tập.

• Thái độ

− Hứng thú, tập trung học tập.

− Tích cực học tập và đóng góp xây dựng bài.

− Yêu thích môn Vật lí, tinh thần ham học hỏi luôn nghi ngờ và muốn khám phá những hiện tượng xung quanh.

 Chuẩn bị

• Chuẩn bị của GV

− Chuẩn bị TN cho mỗi nhóm HS gồm:

TN 1: TN tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng vật

+ 2 cốc thủy tinh giống nhau. + 300 g nước.

+ Nhiệt kế. + Đèn cồn.

+ Đồng hồ bấm giây.

TN 2: TN tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ của vật

+ 2 cốc thủy tinh giống nhau. + 200 g nước.

+ Nhiệt kế. + Đèn cồn.

+ Đồng hồ bấm giây.

TN 3: TN tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất cấu tạo vật

+ 2 cốc thủy tinh giống nhau. + 100 g nước.

+ 100 g rượu + Nhiệt kế. + Đèn cồn.

+ Đồng hồ bấm giây.

− Bảng nhiệt dung riêng của một số chất.

• Chuẩn bị của HS

− Học bài cũ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Đọc trước bài mới.

 Phương pháp dạy học

− Phương pháp thuyết trình.

− Phương pháp đàm thoại.

 Tiến trình dạy học

Hoạt động 1 (5 phút): KT bài cũ

Câu 1: Phát biểu định nghĩa đối lưu. Cho ví dụ. Câu 2: Phát biểu định nghĩa bức xạ nhiệt.

Câu 3: Khả năng hấp thụ tia nhiệt của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào.

Hoạt động 2 (3 phút): Tổ chức tình huống học tập

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Một cốc nước lạnh có nhiệt độ 200

C và một cốc nước nóng có nhiệt độ 600

C. Rót nước trong hai cốc vào chung một cốc thì nhiệt độ của nước lúc đó là bao nhiêu: 800

C, 400C, hay một giá trị nào khác?

− Ta cùng tìm hiểu cách tính nhiệt lượng để trả lời cho câu hỏi trên và các vấn đề tương tự.

Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt lượng cần truyền cho một vật để vật nóng lên (làm việc theo nhóm)

Bước 1: Phân công nhiệm vụ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Phát PHT số 7. Nêu nhiệm vụ các nhóm: − Nhóm 1, 2: Làm TN 1 trong PHT. − Nhóm 3, 4: Làm TN 2 trong PHT − Nhóm 5, 6: Làm TN 3 trong PHT. − Nhận PHT và nắm rõ các nhiệm vụ cần làm.

Bước 2: Tìm hiểu dụng cụ và tiến hành TN

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Yêu cầu nhóm trưởng các nhóm lên nhận dụng cụ TN.

− Hướng dẫn cách sử dụng và tiến hành TN. + TN 1:TN tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng vật

Thực hiện TN, ghi lại thời gian để nước trong mỗi cốc đều nóng lên 200

C (cốc 1 chứa

− Các nhóm trưởng lên nhận dụng cụ.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

100 g nước và cốc 2 chứa 200 g nước) và rút ra nhận xét về mối quan hệ nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng vật. + TN 2:TN tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ của vật

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện TN, ghi lại độ tăng nhiệt độ của mỗi cốc khi đun cốc 1 chứa 100 g nước trong 5 phút và cốc 2 cũng chứa 100 g nước nhưng trong 10 phút, rút ra nhận xét về mối quan hệ nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ của vật.

+ TN 3:TN tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất cấu tạo vật

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Thực hiện TN, ghi lại thời gian để nước và rượu đều nóng lên 200C và rút ra nhận xét về mối quan hệ nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất cấu tạo vật.

− Yêu cầu các nhóm phân công công việc, tiến hành TN.

− Quan sát, theo dõi HS làm TN, giúp đỡ khi cần thiết.

− Phân công công việc, lắp dụng cụ TN.

− Tiến hành TN, ghi lại kết quả, thảo luận đưa ra kết luận cuối cùng.

Bước 3: Báo cáo kết quả

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các HS khác theo dõi, góp ý, nhận xét.

− Yêu cầu các nhóm trưởng nộp lại PHT.

− Rút ra nhận xét.

− Đại diện nhóm báo cáo.

− Các HS khác theo dõi, góp ý, nhận xét. − Các nhóm trưởng nộp lại PHT. − Lắng nghe, bổ sung và chính xác hóa kiến thức.

Bước 4: Đánh giá hoạt động nhóm

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Đánh giá quá trình hoạt động của các nhóm.

− Các nhóm đánh giá hoạt động của nhóm và các TV trong nhóm.

Hoạt động 4 (5 phút): Tìm hiểu về công thức tính nhiệt lượng

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Yêu cầu HS dựa vào phần trên suy đoán để tìm ra công thức tính nhiệt lượng.

− Yêu cầu HS phát biểu công thức vừa tìm được

− Rút ra nhận xét.

− Thông báo cho HS bảng nhiệt dung riêng một số chất.

− Thảo luận tìm ra công thức tính.

− Phát biểu công thức.

− Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

− Lắng nghe, bổ sung và chính xác hóa kiến thức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Theo dõi, ghi bài vào vở.

Hoạt động 5 (5 phút): Tìm hiểu về nguyên lý truyền nhiệt và phương trình cân bằng nhiệt

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Thông báo cho HS nội dung của nguyên lý.

− Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng, tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.

− Hướng dẫn HS làm các bài tập ví dụ trong Sgk.

− Lắng nghe, ghi nhận kiến thức.

− Lắng nghe, ghi nhận kiến thức.

− Theo dõi, ghi bài vào vở.

Hoạt động 6 (5 phút): Vận dụng (làm việc cá nhân và cả lớp)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Hướng dẫn HS cách giải.

− Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập 6 và 7 trong phần vận dụng.

− Lắng nghe, ghi tóm tắt cách giải.

Hoạt động 7 (2 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Yêu cầu HS tóm tắt lại nội dung bài học.

− Nhận xét hoạt động của các nhóm.

− Yêu cầu HS học bài, làm các bài tập 1, 2 trang 169 và 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 170 trong Sgk.

− Học bài chuẩn bị cho bài KT cuối chương.

− Tóm tắt nội dung bài học.

− Lắng nghe nhận xét.

− Thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Hoạt động 8 (5 phút): KT cá nhân

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Phát bài KT cá nhân.

− Thu bài, công bố đáp án.

− Nhận bài KT và làm bài theo đúng thời gian quy định.

2.3. Kết luận chương 2

Trong chương 2, tôi đã thiết kế 6 giáo án vận dụng hình thức dạy học theo nhóm và thực hiện 13 TN. Trong đó, các TN về dẫn nhiệt và đối lưu tương đối khó thực hiện và đòi hỏi người làm TN phải thực hiện các thao tác một cách chính xác và thuần thục. Dạy học theo phương pháp truyền thống GV ít sử dụng thí nghiệm vì khó ổn định lớp và mất thời gian. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tôi đã mạnh dạn đưa các TN và trong giờ dạy học trên lớp nhằm phát huy tính tích cực, sự sáng tạo, khả năng nhận xét, phán đoán của HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với phương pháp dạy học theo nhóm, các HS có điều kiện trực tiếp thực hiện, quan sát TN và rút ra nội dung bài học. Điều này tạo điều kiện cho HS học tập tích cực, sáng tạo và nắm bắt các kiến thức tốt hơn.

Trong quá trình thiết kế, để tổ chức giờ học hiệu quả, tôi đã nghiên cứu nội dung bài học, chọn hình thức dạy học phù hợp với nội dung từng bài, soạn các PHT, soạn các câu hỏi, đặt ra và dự kiến trước các tình huống xảy ra để tiết học diễn ra một cách tốt nhất và đúng thời gian quy định.

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học theo nhóm chương “Nhiệt học” ở cấp THCS.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm chương “Nhiệt học” ở lớp 8 cấp THCS trên một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng. Trong quá trình thực nghiệm, hai lớp sẽ cùng học một chương trình do cùng một GV dạy và cùng làm các bài KT như nhau. Bên cạnh đó, tôi cũng tiến hành quan sát các biểu hiện tính tích cực của HS và các kĩ năng xã hội HS học được thông qua quá trình làm việc nhóm.

Các kết quả thu được từ quá trình thực nghiệm sẽ được phân tích, xử lý để rút ra nhận xét chung đối với hiệu quả của phương pháp dạy học theo nhóm.

3.3. Đối tượng thực nghiệm

Tôi chọn lớp thực nghiệm là lớp 8A6 và lớp đối chứng là lớp 8A4 thuộc trường THCS Giồng Ông Tố, quận 2, TP HCM. Lớp 8A6 có 37 HS, lớp 8A4 có 35 HS. Kết quả học tập môn Vật lí của hai lớp ở HKI cho thấy hai lớp có tỉ lệ HS giỏi, khá, trung bình, yếu tương đương nhau (bảng 3.1)

Bảng 3.1. Bảng kết quả học tập môn Vật lí của hai lớp ở HKI

Lớp Kết quả học tập (tỉ lệ %)

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Thực nghiệm 11 (29,73%) 7 (18,92 %) 9 (24,32 %) 10 (27,03 %) Đối chứng 11 (31,43 %) 8 (22,86%) 9 (25,71%) 7 (20,00%)

3.4. Phương pháp thực nghiệm

3.4.1. Phương pháp thực nghiệm tác động

 Công tác chuẩn bị

Bước 1: Chọn đối tượng thực nghiệm. Bước 2: Soạn giáo án, chuẩn bị các bài KT

Bước 3: Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho quá trình thực nghiệm.

 Tiến trình thực nghiệm

Bước 1: KT lại công tác chuẩn bị

KT lại công tác chuẩn bị xem đã đầy đủ các nội dung chưa, những vấn đề nào còn thiếu, còn sai sót hoặc chưa hợp lý.

Bước 2: Tiến hành thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm với các nội dung và biện pháp đã đề ra. Bước 3: KT, đánh giá kết quả

− Đánh giá kết quả học tập: Đánh giá kết quả học tập sau mỗi bài và sau cả chương.

− Đánh giá các kĩ năng hoạt động nhóm: Dựa vào sự quan sát, phiếu đánh giá kĩ năng hợp tác và các phiếu thăm dò ý kiến của HS.

3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

Dữ liệu được thống kê bằng phần mềm SPSS.

3.5. Tiến trình thực nghiệm sư phạm

Tiến trình thực nghiệm bài “Các chất được cấu tạo như thế nào ?”

Lớp thực nghiệm có 37 HS được chia thành 6 nhóm: 5 nhóm 6 HS và 1 nhóm 7 HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần 1: Tìm hiểu về cấu tạo của các chất

GV thông báo cho HS những kiến thức về cấu tạo hạt của vật chất và hướng dẫn HS quan sát ảnh chụp của các nguyên tử silic qua kính hiển vi hiện đại.

Phần 2: Tìm hiểu về khoảng cách giữa các phân tử

Lớp thực nghiệm có 37 HS được chia thành 6 nhóm: 5 nhóm 6 HS và một nhóm 7 HS (hoạt động chia nhóm được thực hiện ở tiết học trước).

GV phân công nhiệm vụ, hướng dẫn cách thực hiện và các nhóm bắt đầu làm việc.

Khi thực hiện TN, HS nhận thấy khi đổ 100 cm3gạo vào 100 cm3sỏi nhỏ và lắc đều thì thể tích của hỗn hợp lúc này nhỏ hơn tổng thể tích của gạo và sỏi. Một số nhóm nhanh chóng nhận ra đó là do giữa các hòn sỏi cũng như giữa các hạt gạo có khoảng cách nên khi lắc đều thì chúng xen vào những khoảng cách này và làm cho thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của gạo và sỏi.

Phần 3: Vận dụng

GV yêu cầu học HS trả lời các câu hỏi vận dụng trang 135 Sgk.

Các HS vận dụng các kiến thức vừa học để giải thích các hiện tượng về sự hụt thể tích của rượu và nước; hiện tượng quả bóng bay được bơm căng dù có buộc thật chặt vẫn bị xẹp dần đi.

Nhận xét:

Vì đây là bài đầu tiên các HS trong lớp thực nghiệm học theo phương pháp mới nên vẫn còn bỡ ngỡ và mất nhiều thời gian để hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, diều đáng nghi nhận là các HS rất hứng thú khi được tự tay làm TN và các em thảo luận nhiệt tình, sôi nổi để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, các em cũng tích cực phát biểu, tham gia đóng góp xây dựng nội dung bài học.

Tiến trình thực nghiệm bài “Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng

yên”

GV yêu cầu các nhóm trưởng KT sự chuẩn bị bài của các TV trong nhóm trước khi vào bài mới. Đa số các nhóm đều chuẩn bị bài tốt, riêng nhóm 2 có 1 TV không chuẩn bị bài và nhóm 5 có 2 TV không chuẩn bị bài. GV đã nhắc nhở các HS đó và nhắc nhở nhóm trưởng cùng các TV khác trong nhóm nên quan tâm, chú ý đến nhau hơn.

GV phát PHT, hướng dẫn HS thảo luận và quy định rõ thời gian hoàn thành nhiệm vụ cho các nhóm.

Các nhóm bắt đầu phân chia nhiệm vụ và tiến hành thảo luận. Các HS tập trung vào việc thảo luận để hoàn thành nội dung được giao. Vì nội dung khá đơn giản và gần gũi với cuộc sống nên các em hoàn thành tốt nhiệm vụ và đúng thời gian quy định.

Kết thúc phần thảo luận các em được cho làm bài KT cá nhân lần 1.

Sau khi biết điểm KT, các em trao đổi với nhau về những nội dung chưa nắm rõ. Những HS hiểu rõ vấn đề rất nhiệt tình giảng lại cho bạn mình những phần nội dung chưa rõ.

Các em tiếp tục được làm bài KT cá nhân lần 2.

Vì thời gian tiết học tương đối ngắn nên các bài KT chỉ được thực hiện trong 5 phút với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

Nhận xét:

Đây là bài thứ hai nên các HS bắt đầu quen dần với phương pháp học tập theo nhóm. Do đó, các nhóm hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn và hỗ trợ nhau tốt hơn. Mặc dù kết quả hoạt động vẫn chưa cao lắm nhưng đã phản ánh được khả năng hợp tác và tính tích cực chủ động của HS, từ đó giúp GV có phương hướng điều chỉnh hoạt động dạy học một cách thích hợp.

Tiến trình thực nghiệm bài “Nhiệt năng”

Sau khi KT bài cũ và tổ chức tình huống học tập, GV bắt đầu dạy bài mới.

GV thông báo cho HS những kiến thức về về định nghĩa nhiệt năng của một vật và hướng dẫn HS tìm mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật.

Phần 2: Tìm hiểu các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật

Các HS thảo luận với nhau tìm các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật với các dụng cụ được cho sẵn, tiến hành TN với các dụng cụ này. Sau đó, GV tổ chức cho cả lớp thảo luận để cùng quy chúng về hai cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật là truyền nhiệt và thực hiện công.

Phần 3: Vận dụng

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương nhiệt học vật lí lớp 8 (Trang 87)