Tổng quan về chương “Nhiệt học” Vật lí lớp 8

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương nhiệt học vật lí lớp 8 (Trang 50)

2.1.1. Phân tích cấu trúc nội dung của chương

Chương Nhiệt học Vật lý lớp 8 gồm 6 bài được thực hiện giảng dạy trong 9 tiết gồm 7 tiết lý thuyết và 2 tiết ôn tập.

Bảng 2.1. Cấu trúc nội dung chương Nhiệt học CHƯƠNG NHIỆT HỌC

Các chất được cấu tạo như thế nào

(1 tiết)

- Cấu tạo của các chất.

- Ảnh hưởng của cấu tạo phân tử đến thể tích hợp chất.

Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên

(1 tiết)

- Định nghĩa chuyển động Brown.

- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến chuyển động hỗn loạn của các nguyên tử, phân tử.

Nhiệt năng (1 tiết)

- Định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ giữa nhiệt năng với nhiệt độ của vật.

- Các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật. Dẫn nhiệt

(1 tiết)

- Định nghĩa sự dẫn nhiệt. - Tính dẫn nhiệt của các chất. Đối lưu – Bức xạ nhiệt

(1 tiết)

- Định nghĩa đối lưu và bức xạ nhiệt.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bức xạ nhiệt. - Các hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn , chất lỏng, chất khí và chân không.

Phương trình cân bằng nhiệt (1 tiết)

truyền cho một vật để vật nóng lên. - Công thức tính nhiệt lượng.

- Nguyên lý truyền nhiệt và phương trình cân bằng nhiệt.

2.1.2. Mục tiêu của chương

Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng của chương Nhiệt học được trình bày trong bảng 2.2.

Bảng 2.2. Mục tiêu của chương Nhiệt học CHƯƠNG NHIỆT HỌC

Kiến thức

- Tìm hiểu về cấu tạo của các chất.

- Các đặc điểm quan trọng của nguyên tử, phân tử cấu tạo nên các chất. - Định nghĩa nhiệt năng.

- Các cách để làm thay đổi nhiệt năng của một vật. - Các hình thức truyền nhiệt.

- Nguyên lý truyền nhiệt.

- Công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt. Kĩ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năng

- Thực hiện được các TN.

- Vận dụng được các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế.

- Vận dụng được các công thức để giải bài tập. Thái

độ

- Hứng thú, tập trung học tập, tích cực học tập và đóng góp xây dựng bài. - Yêu thích môn Vật lí, tinh thần ham học hỏi luôn nghi ngờ và muốn khám phá những hiện tượng xung quanh.

2.2. Soạn thảo tiến trình dạy học theo nhóm chương Nhiệt học

Phần này trình bày giáo án 6 bài của chương Nhiệt học Vật lí 8 [7], [31], [43]

2.2.1. Giáo án bài “Các chất được cấu tạo như thế nào”

 Xác định mục tiêu

• Kiến thức

− Biết được cấu tạo của các chất.

− Hiểu được ảnh hưởng của cấu tạo phân tử đến thể tích hợp chất.

− Bước đầu nhận biết được TN mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa TN mô hình và hiện tượng cần giải thích.

• Kĩ năng

− Nêu được một số hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt và giữa chúng có khoảng cách.

− Vận dụng được những hiểu biết về cấu tạo của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.

• Thái độ

− Hứng thú, tập trung học tập.

− Tích cực học tập và đóng góp xây dựng bài.

− Yêu thích môn Vật lí, tinh thần ham học hỏi luôn nghi ngờ và muốn khám phá những hiện tượng xung quanh.

 Chuẩn bị

• Chuẩn bị của GV

− Chuẩn bị TN vào bài:

+ Hai ống đong hình trụ có độ chia đến 100cm3, độ chia nhỏ nhất 2cm3

. + 22g muối ăn

+ 90 cm3nước.

− Ảnh chụp các nguyên tử silic qua kính hiển vi hiện đại.

+ Hai ống đong hình trụ có độ chia đến 250cm3, độ chia nhỏ nhất 5cm3

. + 100 cm3sỏi nhỏ và 100 cm3gạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Chuẩn bị của HS

− Đọc trước nội dung trong Sgk.

 Phương pháp dạy học − Phương pháp thuyết trình. − Phương pháp đàm thoại. − Phương pháp TN trực quan. − Phương pháp dạy học nhóm.  Tiến trình dạy học

Hoạt động 1 (5 phút): Tổ chức tình huống học tập (làm việc chung cả lớp)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Tiến hành TN:

+ Đổ 22g muối ăn vào một ống đong.

+ Nhẹ nhàng đổ thêm 90 cm3nước vào ống.

− Yêu cầu HS đọc tổng thể tích ban đầu của muối và nước.

− Dùng đũa khuấy cho muối tan hết trong nước. Yêu cầu HS đọc tổng thể tích của dung dịch nước muối trong ống.

− Vậy 3 cm3 còn lại của nước và muối đã đi đâu? Ta hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo các chất để trả lời câu hỏi trên.

− Quan sát, theo dõi GV làm TN

− Tổng thể tích ban đầu của muối và nước là 100 cm3

.

− Tổng thể tích của dung dịch nước muối là 97 cm3

Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu cấu tạo của các chất (làm việc chung cả lớp)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Do HS đã được học về phần cấu tạo chất ở lớp 8, nên GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các chất được cấu tạo như thế nào?

− Yêu cầu HS nhắc lại phần kết luận.

− Hướng dẫn HS quan sát ảnh chụp của các nguyên tử silic qua kính hiển vi hiện đại.

− Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt nhưng vì sao ta lại thấy chúng như liền một khối?

− Trả lời: Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

− Theo dõi, ghi bài vào vở.

− Quan sát để khẳng định sự tồn tại của nguyên tử.

− Suy nghĩ, trả lời: Vì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên các chất có kích thước rất nhỏ nên ta thấy chúng như liền một khối.

Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu về ảnh hưởng của cấu tạo phân tử đến thể tích hợp chất (làm việc theo nhóm)

Bước 1: Chia nhóm

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Tiết học trước

+ Chia HS thành các nhóm hỗn hợp, mỗi nhóm có từ 4 – 6 TV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Yêu cầu mỗi nhóm chọn ra một nhóm trưởng và một thư ký.

− Tiết học trên lớp

+ Yêu cầu các nhóm vào đúng vị trí.

− Tiết học trước + Thành lập nhóm. + Chọn nhóm trưởng và thư ký. − Tiết học trên lớp + Các nhóm vào vị trí.

Bước 2: Phân công nhiệm vụ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Phát PHT số 1. Và yêu cầu các nhóm hoàn thành các nội dung được ghi trong PHT.

− Nhận PHT và nắm rõ các nhiệm vụ cần làm.

Bước 3: Phổ biến cách thức hoạt động cho HS

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

 Cách thức hoạt động

− Nhóm trưởng nhận PHT và dụng cụ TN.

− Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các TV trong nhóm.

− Các TV thực hiện nhiệm vụ được giao, tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, không làm việc riêng.

− Lắng nghe và nắm rõ cách thức thực hiện, báo cáo và đánh giá hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Thư kí ghi lại quá trình làm việc, nhiệm vụ của từng TV trong nhóm, kết quả TN và thảo luận nhóm.

− Nhóm thống nhất kết quả thảo luận, trình bày vào PHT.

 Báo cáo kết quả

− GV yêu cầu một TV bất kì đại diện nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.

− Sau đó, các nhóm trưởng nộp lại PHT cho GV.

• Cách đánh giá kết quả

Sau khi kết thúc bài học, GV và các nhóm sẽ đánh giá hoạt động nhóm dựa theo các tiêu chí đã đề ra.

Bước 4: Tìm hiểu dụng cụ và tiến hành TN

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Yêu cầu nhóm trưởng các nhóm lên nhận dụng cụ TN. − Hướng dẫn cách sử dụng, tiến hành TN: − Các nhóm trưởng lên nhận dụng cụ. − Lắng nghe.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

+ Lấy 100 cm3 gạo đổ vào 100 cm3 sỏi nhỏ rồi lắc nhẹ. Đọc thể tích hỗn hợp cát, sỏi sau khi lắc.

+ So sánh thể tích hỗn hợp gạo, sỏi sau khi lắc với tổng thể tích ban đầu của gạo và sỏi. Từ đó, rút ra nhận xét và giải thích.

− Yêu cầu các nhóm phân công công việc, tiến hành TN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan sát, theo dõi HS làm TN, giúp đỡ khi cần thiết.

− Phân công công việc.

− Tiến hành TN, ghi lại kết quả, thảo luận đưa ra kết luận cuối cùng.

Bước 5: Báo cáo kết quả

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả.

− Yêu cầu các HS khác theo dõi, góp ý, nhận xét.

− Yêu cầu các nhóm trưởng nộp lại PHT.

− Rút ra nhận xét.

− Đại diện nhóm trình bày kết quả: Thể tích hỗn hợp gạo, sỏi nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu của gạo và sỏi. nguyên nhân là do giữa các hòn sỏi cũng như giữa các hạt gạo có khoảng cách, nên các hạt gạo đã xen vào khoảng cách giữa các hòn sỏi và ngược lại.

− Các HS khác theo dõi, góp ý, nhận xét.

− Các nhóm trưởng nộp lại PHT.

− Lắng nghe, bổ sung và chính xác hóa kiến thức.

Bước 6: Đánh giá hoạt động nhóm

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Đánh giá quá trình hoạt động của các nhóm.

− Các nhóm đánh giá hoạt động của nhau và của các TV trong nhóm.

Hoạt động 4 (5 phút): Vận dụng (làm việc cá nhân và cả lớp)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Yêu cầu HS đọc các câu hỏi vận dụng trang 135 Sgk, suy nghĩ tìm câu trả lời.

− Gọi HS trả lời các câu hỏi trên.

− Yêu cầu các HS khác lắng nghe, góp ý.

− Rút ra nhận xét.

− Đọc, suy nghĩ, tìm câu trả lời.

− Trả lời câu hỏi.

− Lắng nghe, nhận xét.

− Lắng nghe, bổ sung và chính xác hóa kiến thức.

Hoạt động 5 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Yêu cầu HS tóm tắt lại nội dung bài học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Nhận xét hoạt động của các nhóm.

− Phát PHT số 2. Yêu cầu HS chuẩn bị các nội dung trong PHT.

− Yêu cầu HS học bài, làm các bài tập 2, 3 trang 135 và 4, 5 trang 136 trong Sgk.

− Tóm tắt nội dung bài học.

− Lắng nghe nhận xét.

− Nhận PHT.

− Thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Hoạt động 6 (5 phút): KT cá nhân

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Phát bài KT cá nhân.

− Thu bài, công bố đáp án.

− Nhận bài KT và làm bài theo đúng thời gian quy định.

2.2.2. Giáo án bài “Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên”

 Xác định mục tiêu

• Kiến thức

− Phát biểu được định nghĩa chuyển động Brown.

− Hiểu được khi nhiệt độ của một vật càng cao thì chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật càng nhanh.

• Kĩ năng

− Giải thích được nguyên nhân gây ra chuyển động Brown.

− Vận dụng được những kiến thức về chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.

• Thái độ

− Hứng thú, tập trung học tập.

− Tích cực học tập và đóng góp xây dựng bài.

− Yêu thích môn Vật lí, tinh thần ham học hỏi luôn nghi ngờ và muốn khám phá những hiện tượng xung quanh.

 Chuẩn bị

• Chuẩn bị của GV

− PHT.

− Nội dung tóm tắt bài giảng.

• Chuẩn bị của HS

− Đọc trước nội dung trong Sgk. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Chuẩn bị trước các nội dung trong PHT số 2.

 Phương pháp dạy học

− Phương pháp thuyết trình.

− Phương pháp đàm thoại.

− Phương pháp dạy học theo nhóm.

 Tiến trình dạy học

Hoạt động 1 (5 phút): KT bài cũ

Câu 1: Hãy cho biết cấu tạo của các chất. Cho ví dụ.

Câu 2: Vì sao quả bóng cao su hoặc quả bóng bay được bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng bị xẹp dần.

Hoạt động 2 (2 phút): Tổ chức tình huống học tập (làm việc chung cả lớp)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Ánh sáng chiếu qua một khung cửa sổ hẹp vào trong một căn phòng tối và yên tĩnh. Nếu quan sát luồng ánh sáng, ta có thể thấy những hạt bụi nhỏ bé li ti chuyển động hỗn loạn và liên tục đổi phương. Hình ảnh này giúp ta giải thích được một trong những tính chất quan trọng nhất của nguyên tử, phân tử và từ đó giải thích được nhiều hiện tượng trong cuộc sống.

Hoạt động 2 (20 phút): Tìm hiểu nguyên tử phân tử chuyển động hay đứng yên (làm việc theo nhóm)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Yêu cầu các nhóm hoạt động.

− Yêu cầu các nhóm trưởng KT sự chuẩn bị bài của các TV trong nhóm.

− Phát PHT số 3 và quy định thời gian để các nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

− Yêu cầu nhóm trưởng phân chia nhiệm vụ và điều khiển nhóm thảo luận các nội dung trong PHT số 3.

− Quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ HS trong quá trình thảo luận nhóm.

− Yêu cầu các nhóm trưởng nộp lại PHT, xem và điều chỉnh sai sót của các nhóm.

− Trả lại PHT cho các nhóm.

− GV tổng kết các nội dung chính trong bài.

− Các nhóm hoạt động.

− Nhóm trưởng KT sự chuẩn bị của các TV trong nhóm.

− Nhận PHT.

− Nhóm trưởng phân công công việc và điều khiển nhóm thảo luận. − Các nhóm thảo luận. − Lắng nghe, chỉnh sửa những điều sai sót. − Nhận lại PHT. − Lắng nghe, bổ sung và chính xác hóa kiến thức.

− Ghi bài vào vở.

Hoạt động 3 (5 phút): KT cá nhân lần 1 (làm việc cá nhân)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Phát bài KT cá nhân lần 1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Thu bài.

− Nhận bài KT và làm bài theo đúng thời gian quy định.

Hoạt động 4 (5 phút): Giải đáp các thắc mắc trong bài KT cá nhân lần 1 (làm việc theo nhóm)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Công bố đáp án.

− Cho các HS chấm chéo bài KT.

− Cho các nhóm thảo luận, trao đổi những vấn đề còn vướng mắc.

− Giải đáp các thắc mắc của HS.

− Theo dõi đáp án.

− Chấm bài.

− Trao đổi những vấn đề còn vướng mắc với nhau và với GV.

− Lắng nghe.

Hoạt động 5 (5 phút): KT cá nhân lần 2 (làm việc cá nhân)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Phát bài KT cá nhân lần 2.

− Thu bài, công bố đáp án.

− Nhận bài KT và làm bài theo đúng thời gian quy định.

Hoạt động 6 (3 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

− Tóm tắt lại nội dung bài học.

− Nhận xét hoạt động của các nhóm.

− Yêu cầu HS học bài, làm các bài tập 1, 2 trang 141 Sgk và 6,7 trang 142 Sgk.

− Yêu cầu HS chuẩn bị trước nội dung bài “Nhiệt năng”.

− Lắng nghe, ghi bài.

− Lắng nghe nhận xét.

− Thực hiện các nhiệm vụ được giao.

2.2.3. Giáo án bài “Nhiệt năng”

 Xác định mục tiêu

• Kiến thức

− Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ giữa nhiệt năng với nhiệt độ của vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Phát biểu được các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật.

− Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng, kí hiệu, đơn vị.

• Kĩ năng

− Vận dụng được các kiến thức về nhiệt năng để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.

• Thái độ

− Hứng thú, tập trung học tập.

− Tích cực học tập và đóng góp xây dựng bài.

− Yêu thích môn Vật lí, tinh thần ham học hỏi luôn nghi ngờ và muốn khám phá những hiện tượng xung quanh.

 Chuẩn bị

• Chuẩn bị của GV

− Chuẩn bị dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS gồm: + Một đồng xu.

+ Một thìa nhôm.

+ Một cốc đựng nước nóng. + Đèn cồn.

• Chuẩn bị của HS

− Học bài cũ và chuẩn bị nội dung bài mới.

 Phương pháp dạy học

− Phương pháp thuyết trình.

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương nhiệt học vật lí lớp 8 (Trang 50)