Những hạn chế

Một phần của tài liệu Khái quát về văn hóa phương đông (Trang 42)

V. CÁC THÀNH TỰU VÀ NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CỦA VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG PHƯƠNG ĐÔNG

2.Những hạn chế

Văn hoá phương Đông, như vừa trình bày ở trên, có nhiều thành tựu vĩ đại. Tuy nhiên văn hoá phương Đông không phải không có những hạn chế nhất định.

Các hạn chế của văn hoá phương Đông, suy cho cùng, chủ yếu do đời sống nông nghiệp chi phối.

2.1 Văn hoá gốc nông nghiệp mang tính làng xã của phương Đông đã tạo ra

những hạn chế trong tính cách con người. Nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp với

tính tự trị làng xã buộc mỗi cá nhân, mỗi gia đình phải tự làm ăn, tự lo liệu cuộc sống của mình. Do khoa học kĩ thuật chưa phát triển, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên nên người dân thường chỉ đủ ăn, đủ mặc. Đó là cơ sở tạo ra tính tư hữu, tính ích kỉ, chỉ biết bo bo giữ về mình: “Ai có thân người ấy lo, Ai có bò người ấy giữ”, và gắn với nó là tâm lí sợ người khác hơn mình. Họ dễ bì tị, đố kị với những người giàu có, với những người có cuộc sống dư dả hơn mình. Hơn nữa tính cộng đồng làng xã lại có mặt trái là dễ tạo ra thứ chủ nghĩa tập thể bình quân, lối sống ỷ lại, dựa dẫm, cam phận trong cái tôi nhỏ bé

của mình, làm cản trở tính sáng tạo của mỗi cá nhân. Chính vì lối sống ấy mà ý thức cá nhân trong mỗi con người không phát huy mạnh mẽ để trở thành ý thức sáng tạo. Người ta không nghĩ hay không dám hướng đến một cung cách làm ăn khác hơn để cải tiến cuộc sống đơn sơ, thiếu thốn của mình, và cam chịu, chấp nhận nó như một điều tất yếu. Họ bằng lòng với cuộc sống theo cách thức sản xuất mà ông cha để lại, không dám đi xa, mạo hiểm vì cả đời chỉ quen với làng xã và mảnh ruộng cỏn con của mình. Thêm nữa lối sống nông nghiệp còn tạo ra cho người nông dân tính cách lề mề, tuỳ tiện và sự yếu kém về tính tổ chức. Nền sản xuất nông nghiệp vốn ít có những đòi hỏi khắt khe về thời gian,

người ta không phải lo cạnh tranh gay gắt, không bị ai thúc ép. Vì thế nên khi bước vào xã hội hiện đại với yêu cầu phát triển công nghiệp thì tính cách tuỳ tiện, thiếu kỉ luật, thiếu tính tổ chức mới bộc lộ tất cả những yếu kém của nó. Đó là mặt hạn chế cơ bản của con người nông nghiệp phương Đông trong sự so sánh với con người phương Tây vốn quen tác phong nhanh nhẹn, chính xác và làm việc hết mình.

Tư tưởng cục bộ địa phương cũng là một hạn chế của con người nông nghiệp

quen sống trong cộng đồng làng xã mình mà ít mở rộng hiểu biết, giao tiếp ở phạm vi rộng hơn, xa hơn. Tâm lí “người cùng làng” trong phạm vi cộng đồng có thể dễ đố kị nhau nhưng khi ra ngoài làng thì họ lại bênh vực cho những người cùng làng xã mình, hay có thể từ một việc va chạm nhỏ nhưng nếu động đến làng thì cả làng sẵn sàng kéo nhau ra bảo vệ làng mình một cách cực đoan bất kể tốt, xấu, phải, trái.

2.2 Như đã phân tích ở trên, xã hội nông nghiệp với chế độ công xã nông thôn cô lập, tách biệt, cộng với những xiềng xích nô lệ của các quy tắc hà khắc cổ truyền “đã làm

hạn chế lí trí của con người trong những khuôn khổ chật hẹp và trở thành công cụ ngoan

ngoãn của mê tín. Những công xã này chủ yếu làm cho con người phục tùng những hoàn cảnh bên ngoài chứ không nâng con người lên địa vị làm chủ những hoàn cảnh ấy”

[Nguyễn Hùng Hậu, 2004, 6]. Xã hội phương Đông, vì vậy, mang tính chất thụ động, quân bình, ít thay đổi. Không phải ngẫu nhiên mà Cac Mac đã dùng những từ như “bất

động”, “tĩnh” để chỉ xã hội phương Đông. Tình trạng tĩnh tại, trì trệ của xã hội phương Đông kéo dài đến tận mươi năm đầu của thế kỉ XIX. Và đó chính là cơ sở để chế độ chuyên chế phương Đông tồn tại quá dai dẳng, làm cản trở sự phát triển của xã hội.

Lối tư duy thiên về trực giác của phương Đông, ít óc duy lí, phân tích, mổ xẻ cũng phần nào làm cho khoa học kĩ thuật không phát triển mạnh được như phương Tây.

Những phát kiến về khoa học – kĩ thuật của phương Đông trước đây chủ yếu gắn với sản xuất, nảy sinh từ sản xuất (từ sản xuất nông nghiệp > lịch ra đời, thiên văn phát triển, v.v.). Trên một ý nghĩa nào đấy, đó cũng là một hạn chế của văn hoá phương Đông.

Bên trên chúng ta đã điểm qua về một số đặc điểm của văn hoá phương Đông xét từ góc độ triết học, đó là văn hoá phương Đông nghiêng về cân bằng, ổn định, hài hoà, đạo đức, tinh thần, tình cảm, ngả về tĩnh, trong khi văn hoá phương Tây lại thiên về đấu tranh, phát triển, phủ định, lí trí, lí tính, vật chất, ngả về động. Phải chăng đó là một trong những nguyên nhân làm cho phương Tây phát triển nhanh về khoa học kĩ thuật, chinh phục giới tự nhiên, trong khi đó phương Đông vẫn ngủ im lìm với bầu trời mây mù mang tính chất tôn giáo kéo dài suốt mấy thế kỉ? Vật cùng tắc biến, phương Đông đã, đang trỗi dậy và sẽ có những triển vọng to lớn [Nguyễn Hùng Hậu, 2004, 164].

2.3 Phương Đông đã có những tấm gương sáng về sự phát triển vượt trội: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, … Trong số những bài học có thể rút ra được từ các quốc gia nói trên có bài học về giữ gìn bản sắc ưu việt của văn hoá truyền thống, loại bỏ những yếu tố văn hoá lạc hậu, lỗi thời, hạn chế do nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu gắn liền với công xã nông thôn quy định, và tiếp thu những yếu tố văn hoá mới, tiên tiến của phương Tây. Nói cách khác, đồng thời với việc bảo tồn và phát huy những thành quả,

những yếu tố tích cực của văn hoá truyền thống, cần phải xây dựng một nền văn hoá - văn minh công nghiệp (và hậu công nghiệp) tiên tiến cho sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và toàn khu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Almanach những nền văn minh thế giới, 1995. NXB Văn hoá thông tin.

2. Cao Liên, 2003. Phác thảo lịch sử thế giới. NXB Thanh niên.

3. Chiêm Tế, 2000. Lịch sử thế giới cổđại, Tập 1. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Hồ Hoàng Hoa (chủ biên), 2001. Văn hoá Nhật – những chặng đường phát triển.

NXB Khoa học Xã hội.

5. Hồ Sĩ Quý, 2004. Đông và Tây: về triết lí “con người chinh phục tự nhiên” và triết lí “con người hoà hợp với tự nhiên”. Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 6.

6. Lương Duy Thứ (chủ biên), Phan Thu Hiền, Phan Nhật Chiêu, 1996. Đại cương văn hoá phương Đông. NXB Giáo dục Hà Nội.

7. Lương Ninh (chủ biên), 1998. Lịch sử văn hoá thế giới (cổ, trung đại). NXB Giáo

dục.

8. Lương Ninh (chủ biên), Đinh Ngọc Bảo, Đặng Quang Minh, Nguyễn Gia Phu, Nghiêm Đình Vỳ, 2003. Lịch sử thế giới cổđại. NXB Giáo dục.

10. Mai Ngọc Chừ, 1999. Văn hoá Đông Nam Á. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Nehru J., 1990. Phát hiện Ấn Độ. (3 tập, Bản dịch) NXB Văn học.

12. Nguyễn Hùng Hậu, 2004. Triết lý trong văn hoá phương Đông. NXB Đại học Sư

phạm Hà Nội.

13. Nguyễn Kiến Giang, 2003. Đi tìm cách tiếp cận bản tính tộc người Việt. Trong

cuốn “Văn hoá Việt Nam: đặc trưng và cách tiếp cận”, Lê Ngọc Trà tập hợp và giới thiệu, NXB Giáo dục.

14. Phạm Tuấn Anh, 2005. Một góc nhìn Phương Đông – Phương Tây & Cục diện thế giới. NXB Thanh niên.

15. Trần Ngọc Thêm, 1996. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. NXB T.P Hồ Chí

Minh.

16. Trịnh Huy Hoá, 2001. Đối thoại với các nền văn hoá - Trung Quốc. NXB Trẻ

T.P Hồ Chí Minh.

17. Trịnh Huy Hoá, 2001. Đối thoại với các nền văn hoá - Triều Tiên. NXB Trẻ T.P

Hồ Chí Minh.

18. Trịnh Huy Hoá, 2002. Đối thoại với các nền văn hoá - Nhật Bản. NXB Trẻ T.P

Hồ Chí Minh.

19. Trịnh Huy Hoá, 2002. Đối thoại với các nền văn hoá - Afghanistan. NXB Trẻ

T.P Hồ Chí Minh.

20. Trịnh Huy Hoá, 2002. Đối thoại với các nền văn hoá - Pakistan. NXB Trẻ T.P

Hồ Chí Minh.

21. Vũ Dương Ninh (chủ biên), 1997. Lịch sử văn minh nhân loại. NXB Giáo dục.

22. Vũ Minh Giang, 2001. Khu vực học với nghiên cứu phương Đông. Trong cuốn:

“Đông phương học Việt Nam”, Kỉ yếu Hội thảo quốc gia lần thứ nhất. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Vũ Quang Hà - Trần Thị Mai Hoa, 2000. Lịch sử triết học Ai Cập và Lưỡng Hà cổđại. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. Basham A. L., 2000. A cultural History of India. Oxford University Press. 25. Bickerman E.J. , 1969. Chronology of Ancient World, London.

Một phần của tài liệu Khái quát về văn hóa phương đông (Trang 42)