Trích theo L Renou, Ảnh hưởng của tư tưởng đối với văn học Pháp, Adyar Library, 198, trang 25.

Một phần của tài liệu Khái quát về văn hóa phương đông (Trang 30)

V. CÁC THÀNH TỰU VÀ NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CỦA VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG PHƯƠNG ĐÔNG

4Trích theo L Renou, Ảnh hưởng của tư tưởng đối với văn học Pháp, Adyar Library, 198, trang 25.

Phương Đông có những đóng góp đáng kể cho kho tàng văn hoá nhân loại về mặt khoa học – kĩ thuật5.

Về mặt khoa học, đó là những phát kiến về toán học, thiên văn, địa lí, y học, v.v.

Ai Cập là mảnh đất toán học ra đời từ rất sớm. Người Ai Cập đã sáng tạo ra hệ

thống chữ số thập phân, hệ đếm thập tiến vị mà biểu hiện của nó là những kí hiệu trong văn tự cổ để ghi các số 1, 10, 100, 1000. Người Ai Cập cũng đã giải được những bài toán về tính diện tích hình tròn, hình tam giác, tính thể tích hình tháp đáy vuông, giải được các phương trình có hai ẩn số. Văn hoá Lưỡng Hà cũng để lại dấu ấn về toán học. Lúc đầu người Sumer dùng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở như 1, 60, 600, 3600, … Ngày nay hệ đếm này vẫn dùng để đo thời gian: 1 giờ = 60 phút, 1 phút = 60 giây hay một vòng tròn bằng 360 độ. Sau đó người Lưỡng Hà sử dụng hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở. Người Lưỡng Hà sớm biết đến bốn phép tính cộng trừ nhân chia, biết khai căn bậc 2, bậc 3; biết giải phương trình bậc 2, rối phát hiện ra định lí: trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông, v.v. Trong văn hoá Trung Quốc, Tổ Xung Chi đã tìm ra được số Pi chính xác có 7 số lẻ nằm giữa 3,1415926 và 3,1415927.

Trong lĩnh vực thiên văn học, văn hoá phương Đông đã ghi những dấu ấn chói lọi.

“Sự cần thiết phải tính toán những thời kì nước lên của sông Nin đã tạo ra thiên văn của Ai Cập” [C. Mác - Ăngghen, 1982, 220]. Người Ai Cập phác hoạ được sơ đồ các tinh tú, phát hiện được 5 hành tinh của hệ mặt trời là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Và từ việc quan sát thiên văn, đặc biệt là việc quan sát sao Lang để theo dõi mực nước sông Nin, người Ai Cập đã sáng tạo ra dương lịch (một năm có 365 ngày chia thành 12 tháng). Việc quan sát thiên văn của người Lưỡng Hà phát hiện ra sao chổi và các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, sao băng. Người Lưỡng Hà sáng tạo ra âm lịch (một năm có 354 ngày, chia thành 12 tháng, trong đó 6 tháng 29 ngày và 6 tháng 30 ngày). Người Trung Quốc từ thời Tần Hán đã phát minh ra nông lịch, chia thời gian một năm thành 24 tiết để nông dân theo đó sản xuất nông nghiệp. Vào thời Đông Hán, nhà thiên văn học nổi tiếng Trương Hành (78 – 139) đã nhận biết ánh sáng của mặt trăng chính là từ mặt trời mà có được.

Kiến thức về địa lí của người Lưỡng Hà được thể hiện bằng việc lập được danh

sách các dòng sông, thành phố, quốc gia; bằng việc vẽ sơ đồ thành phố Babilon, Nippur, … Thậm chí người ta còn vẽ được cả bản đồ thế giới trên một tấm đất sét dù rằng rất sơ giản: trái đất hình tròn có dòng sông chạy quanh, dòng sông này thông với sông Ơphơrat. . . Ở Trung Quốc, không chỉ giỏi về thiên văn, Trương Hành còn rất giỏi về địa lí - địa chất. Chính ông là người đã chế tác ra dụng cụ đo hướng động đất khá chính xác. Về phong thuỷ, người Ai Cập cổ đại có một phương pháp thuật tướng địa chí khi xây dựng Kim tự tháp. Tất cả các Kim tự tháp đều được xây dựng theo đúng hướng Nam – Bắc, cùng đường sức với từ trường trái đất. Các nhà khoa học ngày nay còn cho biết rằng lớp đá hoa cương phía trong Kim tự tháp có tính năng nạp điện để có thể hấp thụ và bảo tồn các tia vũ trụ, còn lớp đá vôi bên ngoài thì có khả năng ngăn chặn sự khuếch tán tia vũ trụ trong lòng Kim tự tháp, bảo tồn được lâu dài các xác ướp [Vũ Quang Hà - Trần Thị Mai Hoa, 2000, 38].

Nền y học phương Đông có những phát kiến đặc biệt. Từ tục lệ ướp xác, người Ai

Cập hiểu rất tường tận về cơ thể người và rất giỏi về phẫu thuật. Tất cả các chuyên khoa

Một phần của tài liệu Khái quát về văn hóa phương đông (Trang 30)