Chi tiết về những thành tựu này, về tài liệu bằng tiếng Việt, có thể tham khảo [Lương Ninh (chủ

Một phần của tài liệu Khái quát về văn hóa phương đông (Trang 31)

V. CÁC THÀNH TỰU VÀ NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CỦA VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG PHƯƠNG ĐÔNG

5 Chi tiết về những thành tựu này, về tài liệu bằng tiếng Việt, có thể tham khảo [Lương Ninh (chủ

biên), 1998; Lương Duy Thứ (chủ biên), 1996; Vũ Dương Ninh (chủ biên), 1997, …]. Ởđây chúng tôi dẫn một số thông tin theo Lương Ninh (chủ biên).

như nội, ngoại, răng, mắt, … đều được quan tâm. Người ta cũng coi tim là bộ phận quan trọng nhất nên khi ướp xác họ giữ tim riêng, không ướp cùng xác. Từ khoảng năm 1500 – 1450 TCN, một bộ Sách thuốc đã được người Ai Cập biên soạn, trong đó có nói đến các cách chữa bệnh và thuật ướp xác. Đối với người Lưỡng Hà, các bệnh thông thường về xương, gan, dạ dày, mắt, da liễu đều có cách chữa trị hiệu quả. Còn ở Trung Quốc, ngay từ thời Hán đã có nhiều thày thuốc giỏi như Trương Trọng Cảnh (tác giả cuốn “Thương hàn luận”, nói về cách chữa bệnh thương hàn), Hoa Đà (người đầu tiên ở Trung Quốc dùng phẫu thuật chữa bệnh), v.v. Ở phương Đông, một điều đặc biệt trong việc chữa bệnh là đều dùng các loại thuốc từ thảo mộc. Truyền thống y học Ai Cập – Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, v.v. đều như vậy. Về vấn đề này, nhà y học Lý Thời Trân ngay từ thời Minh đã có một tác phẩm rất nổi tiếng nhan đề “Bản thảo cương mục”, ở đó ông không chỉ ghi lại 1558 vị thuốc do tiền bối để lại mà còn đưa vào danh sách 374 vị mới. Tác phẩm này có vai trò quan trọng trong việc đưa nền y học Trung Quốc tiến thêm một bước mới.

Các kiến thức về hoá học cũng có những phát kiến của phương Đông. Người ta

nói rằng không có đóng góp của người Arập thì hoá học không trở thành một ngành học. Không phải ai khác mà chính người Arập đã chế ra nồi cất đầu tiên và gọi tên là al – ambik (nay tiếng Pháp gọi là alambic). Người Arập phân biệt được axit với bazơ, phân tích được nhiều chất hoá học do đó đã chế ra được nhiều loại thuốc phục vụ chữa bệnh.

Trong lĩnh vực sinh vật học, ngay từ thế kỉ thứ IX, một người Arập tên là Otman

Aman Jahip đã đưa ra thuyết tiến hoá với nội dung: từ khoáng vật > thực vật > động vật > người. Người Arập thường chú ý đến thực vật, nhất là ghép cây, tạo ra các giống cây mới. Trong tác phẩm “Sách của nông dân”, nhà thực vật Avan đã nói về cách trồng và chăm sóc 585 loại cây, hướng dẫn cách ghép cây, chỉ rõ các triệu chứng và cách chữa bệnh cho cây.

Những phát kiến kĩ thuật quan trọng có thể kể đến là giấy, cách in, la bàn và thuốc súng.

Từ thế kỉ thứ 1 TCN, nhờ sự phát triển của ngành dệt tơ tằm, người Trung Quốc đã tạo ra được cách làm giấy bằng tơ. Sau đó đến năm 105, giấy được chế tạo từ vỏ cây,

giẻ rách, lưới cũ, … Từ đó nghề sản xuất giấy phát triển mạnh.

Kĩ thuật in bằng bản khắc gỗ ra đời từ đời Đường. Đến thế kỉ XI (thời Tống), người ta phát minh ra kĩ thuật in chữ rời bằng đất sét nung. Đầu thế kỉ XIV, chữ đất sét nung được thay bằng chữ gỗ. Sau khi truyền sang Triều Tiên, chữ gỗ được thay bằng chữ đồng. Từ đó nghề in càng phát triển.

Một phát kiến quan trọng nữa là việc chế tạo được la bàn. Từ thế kỉ thứ 3 TCN, người Trung Quốc biết tính chất hút sắt của nam châm và đến thế kỉ thứ 2 TCN thì biết thêm về tính định hướng của nó. Đến thế kỉ thứ 11 (thời Tống), người ta biết cách thu từ tính bằng việc dùng sắt mài lên đá nam châm. Từ miếng sắt có từ tính ấy, người ta làm ra được la bàn. Việc phát minh ra la bàn đã tạo điều kiện rất thuận lợi để ngành hàng hải phát triển.

Việc phát minh ra thuốc súng có nguồn gốc từ việc luyện đan vốn được coi là thuốc trường sinh bất lão. Nguyên liệu được dùng để luyện là lưu huỳnh, diêm sinh và than củi. Nhưng việc luyện đan chỉ dẫn đến các vụ cháy nổ. Và thế là tình cờ thuốc súng được phát hiện. Có thể coi sự phát hiện này bắt đầu từ đời Đường, sau đó từ thế kỉ thứ X, thuốc súng được sử dụng để làm vũ khí. Từ thời Tống, thuốc súng được dùng để chế tạo tên lửa, cầu lửa, pháo, đạn bay, v.v.

Một phần của tài liệu Khái quát về văn hóa phương đông (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)