Chi tiết về hai trường phái này xin xem công trình của Nguyễn Hùng Hậu Một số nhận xét ở phần này chúng tôi dựa vào công trình trên [Nguyễn Hùng Hậu, 2004, 17 – 28, 123 – 138].

Một phần của tài liệu Khái quát về văn hóa phương đông (Trang 33)

V. CÁC THÀNH TỰU VÀ NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CỦA VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG PHƯƠNG ĐÔNG

6Chi tiết về hai trường phái này xin xem công trình của Nguyễn Hùng Hậu Một số nhận xét ở phần này chúng tôi dựa vào công trình trên [Nguyễn Hùng Hậu, 2004, 17 – 28, 123 – 138].

vật cho sự giao cảm âm – dương sinh ra trời đất (Kinh dịch) hoặc ngũ hành tương sinh tương khắc sinh ra vạn vật (học thuyết ngũ hành).

Con người là vấn đề trung tâm, nổi bật trong lịch sử triết học Trung Quốc. Theo

triết học Trung Quốc, con người vốn có một địa vị cao quý. Tuy nhiên không phải tất cả mọi vấn đề liên quan đến con người đều được đề cập. Ngay từ lúc đầu, triết học Trung Quốc đã khẳng định đầy đủ giá trị con người, thể hiện tinh thần nhân văn trên hết. Do vậy, về cơ bản, triết học Trung Quốc chỉ chú ý đến các mặt đạo đức, luân lí, hướng nội nhằm xoa dịu mâu thuẫn, ổn định xã hội. Về số phận con người, các nhà duy tâm giải thích bằng mệnh trời. Mỗi người có một mệnh riêng, số phận của mỗi người đã được an bài (Theo Khổng Tử, chỉ chữa được bệnh chứ không chữa được mệnh; theo Mạnh Tử, địa vị xã hội của mỗi người đã được Trời sắp đặt từ trước). Các nhà duy vật thì chủ trương trời chính là giới tự nhiên và con người có thể thắng được tự nhiên, tức thắng được trời (Tuân Tử). Về mẫu người mà các nhà tư tưởng hướng tới, có thể kể đến:

: Người có trình độ uyên thâm về kiến thức và tiêu biểu về đức hạnh.

Quân tử: Ngoài việc có kiến thức uyên thâm còn phải suy nghĩ và hành động đúng mực, luôn hoàn thiện bản thân, biết mệnh trời, vừa hoà hợp với người vừa giữa được bản lĩnh của mình, v.v.

Đại trượng phu: ở nơi rộng lớn của thiên hạ, đứng nơi chân chính của thiên hạ, thực hiện đại đạo của thiên hạ; là người phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất (Giàu sang không quyến rũ, nghèo hèn không đổi chí, uy vũ không khuất phục).

Thánh, thánh nhân: Có phẩm chất đạo đức tột đỉnh, trí năng tột đỉnh, hiểu biết

đạo trời, tình người.

Về phép biện chứng cũng có hai trường phái. Phái duy tâm chủ trương trời không

đổi, đạo cũng không đổi (Đổng Trọng Thư). Phái duy vật chủ trương thuyết biến dịch, nghĩa là trời đất vạn vật luôn trong quá trình biến đổi theo một quy luật nhất định. Sự biến đổi ấy do hai mặt bên trong là âm – dương chi phối. Lão Tử cũng cho rằng trong thế giới, mọi thứ đều biến đổi. Nguyên nhân của sự biến đổi là do những mâu thuẫn bên trong. Và phát triển là sự chuyển hoá lẫn nhau giữa hai mặt đối lập trong một sự vật (“Hoạ là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ ẩn nấp của hoạ”).

Vấn đề cuối cùng là luân lí, đạo đức. Theo Mặc gia, loạn lạc và sự suy đồi về đạo đức là do nhà cầm quyền không chính danh, không trọng sự giáo dục bằng lễ nghĩa, không biết thương yêu người. Lão Tử thì tìm nguyên nhân ở lối sống không thuận theo đạo, tức không thuận theo tự nhiên, ở việc không kìm được dục vọng, v.v. Người khuyên nên tránh xa danh vọng địa vị, công thành rồi thì nên lui về.

Luân lí đạo đức còn thể hiện ở học thuyết tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức, v .v.

Trở lên chúng ta đã xem xét những đặc điểm chủ yếu nhất của hai nền triết học tiêu biểu của phương Đông. Cũng cần nói thêm rằng, trong mỗi nền triết học ấy, không phải các quan điểm đều thống nhất. Triết học Trung Quốc, như vừa trình bày, có cả duy

vật lẫn duy tâm, và đó là những quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề. Triết học Ấn Độ cũng vậy, có thể phân thành hai phái: phái Astika (Hữu) là hệ thống triết học chính thống thừa nhận quyền uy của thánh kinh Vêđa, bảo vệ triết lí tôn giáo Hinđu, còn phái Nastika (Vô, tạm gọi là phi chính thống) thì bác bỏ thánh kinh Vêđa, đả phá triết lí Hinđu giáo [Lương Duy Thứ (chủ biên), 1996, 1550]. Những sự khác biệt trên đây cho thấy bức tranh triết học phương Đông thật đa dạng, nhiều vẻ.

Một phần của tài liệu Khái quát về văn hóa phương đông (Trang 33)