Nghệ thuật

Một phần của tài liệu Khái quát về văn hóa phương đông (Trang 41)

V. CÁC THÀNH TỰU VÀ NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CỦA VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG PHƯƠNG ĐÔNG

f) Nghệ thuật

Về nghệ thuật kiến trúc, công trình thuộc loại cổ xưa nhất song có giá trị vĩnh

hằng, đó là các Kim tự tháp của Ai Cập - kì quan số một của thế giới cổ đại. Đây là những lăng mộ khổng lồ, nhìn như một khối đá hình tháp có đáy vuông, bốn mặt phẳng của tháp là hình tam giác cân quay về đúng bốn hướng Nam - Bắc - Tây - Đông. Có thể nói, nghệ thuật xây dựng Kim tự tháp là nghệ thuật dùng đá. Người ta đã dùng đến

2.300.000 tảng đá, mỗi tảng vài ba tấn, có tảng đến 55 tấn để xây tháp. Nghệ thuật dùng đá nói ở đây là nghệ thuật đẽo đá, mài đá và xếp đá. Tất cả các tảng đá đều được đẽo, mài thành một kích cỡ nhất định rồi xếp lên thành tháp mà không dùng đến bất kì chất kết dính nào. Các Kim tự tháp đã được xây dựng như thế và đã tồn tại tới bốn, năm ngàn năm. Quả là một thách thức với thời gian! Không phải ngẫu nhiên mà người Ai Cập rất hãnh diện với câu nói: “Bất cứ cái gì cũng đều sợ thời gian, nhưng thời gian thì lại sợ Kim tự tháp” [Lương Ninh (chủ biên), 1998, 26].

Ngoài Kim tự tháp, người Ai Cập còn là chủ nhân của nhiều đền đài nguy nga, tráng lệ mà tiêu biểu là đền Tebơ thờ thần Mặt trời Amôn với gian chính rộng tới 5000 m2, 134 cột đá xếp thành 16 hàng, có cột đá cao tới 21 mét.

Công trình kiến trúc tiêu biểu của Lưỡng Hà cổ đại là thành phố Babilon được xây dựng vào khoảng 600 năm TCN. Và, đặc biệt, một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại là công trình kiến trúc vườn treo Babilon. Đây là một “vườn hoa không trung” trong

cung điện mà “từ xa, vườn treo trông giống như một quả đồi xanh tươi đầy hoa” [Lương Ninh (chủ biên), 1998, 29].

Nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ gắn liền với Hinđu giáo và Phật giáo. Các công trình

sớm nhất được xây dựng vào khoảng thế kỉ thứ III - thứ II TCN, ví dụ chùa Stupa Sanchi hay chùa hang ở miền Trung – Tây Ấn Độ. Đặc biệt, từ Vương triều Gupta (khoảng 319 – 467) hàng loạt chùa theo phong cách điêu khắc gupta của Hinđu giáo đã được xây dựng. Đặc trưng phong cách gupta từ đây về sau trở thành những nét cổ điển của nghệ

thuật Ấn Độ. Đặc điểm nổi bật của phong cách điêu khắc này là ở vẻ đẹp sinh động và nét hiện thực giới tính của các hình tượng.

Nghệ thuật kiến trúc đặc trưng của Arập là kiến trúc cung điện và thánh đường Hồi giáo. Ra khỏi thế giới Arập, sau này những công trình kiến trúc Hồi giáo mọc lên ở khắp nơi: Jerusalem, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Brunei, v.v. Tất cả đều trở thành những kiến trúc tuyệt tác, những công trình nghệ thuật đặc sắc của văn hoá nhân loại. Trong số những công trình kiến trúc Hồi giáo hiện đang tồn tại thì đẹp nhất, được xây dựng một cách công phu nhất là những thánh đường Hồi giáo, ở đó nổi bật hơn cả là lễ đường (mosque) và các tháp (minarets) hình củ hành hoặc nhọn.

Ngoài ra còn có thể kể đến hàng loạt những công trình kiến trúc nổi tiếng của phương Đông mà ngày nay các khách du lịch bốn phương thường tìm đến như Borobudur ở Indonesia, chùa vàng chùa bạc ở Myanmar, Ăngco Voat ở Cămpuchia, các chùa chiền, cung điện ở Bắc Kinh (Trung Quốc), Kyoto (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), v.v. Tất cả đều là những kiến trúc, những công trình văn hoá vật chất đặc sắc của phương Đông đóng góp cho kho tàng văn hoá thế giới.

Một phần của tài liệu Khái quát về văn hóa phương đông (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)