Sự xuất hiện các tôn giáo

Một phần của tài liệu Khái quát về văn hóa phương đông (Trang 34)

V. CÁC THÀNH TỰU VÀ NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CỦA VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG PHƯƠNG ĐÔNG

c)Sự xuất hiện các tôn giáo

Phương Đông là quê hương của hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà C. Mac nêu nhận xét: Ấn Độ nói riêng và phương Đông nói chung là

chiếc nôi của các tôn giáo nhân loại, còn lịch sử phương Đông có dạng lịch sử các tôn giáo.

Dưới đây là một số tôn giáo chính có ảnh hưởng sâu rộng.

1. Bàlamôn giáo

Bàlamôn giáo (Brahmanism) là tôn giáo hình thành trên cơ sở kinh Vêđa do người Aryen từ phía tây bắc Ấn Độ đưa vào. Đạo này tôn thờ Brahma nghĩa là Đại Hồn – một ý niệm rất trừu tượng của kinh Vêđa. Những người theo tôn giáo này được gọi là Brahman (phiên âm Hán Việt thành Bàlamôn). Brahma là chúa tể của các vị thần, là nguồn gốc của vũ trụ và có quyền năng vô hạn. Ngài hiện ở ba ngôi với tư cách là thể thống nhất của ba vị thần: Brahma (thần sáng tạo), Visnu (thần bảo tồn) và Siva (thần phá huỷ).

Brahma

Visnu

Siva

Ngôi Brahma sáng tạo ra thế giới. Tượng hình của ngài là 4 mặt song chỉ có 3 thành

hình. Đầu ngài có vòng hoa, râu rậm, 4 tay cầm 4 phần kinh Vêđa. Ngài khi thì cưỡi con thiên nga Hamsa, khi thì ngồi trên đoá sen mọc từ rốn của Visnu đang nằm trên mình rắn Naga.

Ngôi Visnu bảo tồn vũ trụ. Bốn tay của ngài cầm 4 lệnh bài: cái vòng, cái búa, cái

tù và, cánh hoa sen. Đây là những thứ tượng trưng cho các chất tạo thành vũ trụ. Sự hiện diện của ngài ở nhiều tư thế: khi thì nằm trên mình rắn Naga, khi thì có dạng nửa người nửa chim, khi thì cưỡi chim thần Garuđa.

Ngôi Siva phá huỷ thế gian, vì vậy có nhiều tên gọi mang tính hung dữ: Ruđra,

Aghora (người khủng khiếp), Ugra (người tàn nhẫn), v.v. Ngài mang trong mình chức năng của thần chết, quyền hạn của thần thời gian. Ngài thường cưỡi con bò thần Nanđin.

Bàlamôn giáo sau được phát triển thành Hinđu giáo.

2. Hinđu giáo (Ấn giáo)

Hinđu giáo tiếp sau và hoàn chỉnh Bàlamôn giáo. Hinđu giáo có một hệ thống thư tịch gồm hai bộ: Kinh và Kệ.

Kinh (Sruti) là Vêđa. Mỗi Vêđa gồm có 4 Samhita làm thành bộ: - Rigvêđa (Tụng): có đến 1080 bài tụng.

- Samavêđa (Ca)

- Yajurvêđa (Linh ngôn) - Arthavavêđa (Phù chú) Kệ (Smriti) gồm có:

- Purana: thoại (tức thần thoại)

- Sastra (luận): Trình bày. giải thích về những vấn đề cần thiết của con người, của xã hội như luận về đạo pháp, luận về bổn phận, luận về lạc thú, v.v.

Hinđu giáo, với sự bảo tồn và phát triển Bàlamôn giáo, tiếp tục duy trì và củng cố chế độ đẳng cấp nặng nề Casta trong xã hội Ấn Độ.

Nếu như Vêđa giáo còn là tôn giáo của xóm làng ở thời kì sơ khai thì Hinđu giáo đã trở thành tôn giáo của quốc gia, của dân tộc.

Có điều đặc biệt là khác với nhiều tôn giáo luôn chủ trương sống ép xác khổ hạnh, coi đó là hành vi đạo đức thanh cao, Hinđu giáo, ngược lại, xem tình dục và tình yêu là sự thể hiện tự do cá nhân. Hơn nữa, đó còn được coi là hành động thăng hoa và sáng tạo của vũ trụ và của con người [Lương Ninh (chủ biên), 1998, 213]. Hàng loạt công trình điêu khắc hiện còn tồn tại trong các đền tháp phương Đông đã nói lên điều đó. Đây là một trong những lí do để có thể nói rằng Hinđu giáo là tôn giáo rất “đời thường”.

3. Phật giáo

Quê hương cuả Phật giáo (Buddhism) là Ấn Độ. Người sáng lập ra tôn giáo này là Tất đạt đa (Siddhartha). Sau khi thành Phật được đệ tử tôn xưng là Thích ca Mâu ni (Xakia Muni). Thực ra, trước khi lập ra Phật giáo (vào khoảng thế kỉ V TCN), ông đã theo Bàlamôn giáo (Brahmanism). Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội Ấn Độ lúc đó, sự phân biệt đẳng cấp và sự kì thị màu da hết sức khắt khe. Bất bình trước những bất công đó và đồng cảm với nỗi thống khổ của muôn dân, Tất đạt đa đã rời bỏ Bàlamôn giáo và tự mình đi tìm một tôn giáo khác. Sau 6 năm khổ hạnh tu hành tại núi Tuyết Sơn (vùng Uruvela, gần Gaya) vẫn chưa tìm ra được con đường mới, ông rời đến một nơi khác, ngồi dưới gốc cây Pipal (sau được gọi là cây Boddhi - “Bồ đề”) và tịnh tâm suy nghĩ. Sau 49 ngày tu luyện, trí óc Siddhartha sáng tỏ. Ngài đã hiểu ra được quy luật của cuộc đời và nỗi khổ đau của dân chúng. Từ đó Ngài cùng với 5 người bạn đi khắp nơi để tuyên truyền tư tưởng của mình. Ngài được tôn là Buddha (Đấng Giác Ngộ, người Việt gọi là Bụt, Phật) và trở thành người sáng lập ra Phật giáo.

Phật Adiđà Cầu nguyện

Thực chất của Phật giáo là học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Đức Phật đã

từng nói: “Ta chỉ dạy một điều: khổ và khổ diệt”.

Giáo pháp của Đức Phật được trình bày đầy đủ trong “Tứ diệu đế“ (bốn chân lí kì diệu): Khổ đế (bản chất nỗi khổ), Tập đế hay Nhân đế (nguyên nhân của nỗi khổ), Diệt đế (cảnh giới diệt khổ) và Đạo đế (cách diệt khổ). Trong bốn diệu đế này, ba diệu đế đầu tiên thiên về triết lí còn đế cuối cùng (Đạo đế) là phần hướng dẫn thực hành cuộc sống đạo đức để đạt được mục đích diệt đế. Nói một cách đơn giản, theo Đức Phật, cuộc đời là bể khổ. Khổ do sinh, lão, bệnh, tử, do mọi thứ ước muốn, dục vọng và do sự ngu dốt gây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ra. Muốn hết khổ, con người phải loại trừ các nguyên nhân gây ra nỗi khổ, tức là phải diệt dục và thực hiện Niết bàn.

Đức Phật đã chỉ ra bát chính đạo (tám nẻo đường chân chính) để diệt khổ: 1 - chính kiến (kiến giải chính xác), 2 - chính tư duy (suy nghĩ đúng đắn), 3 - chính ngữ (lời nói chân thành, chính xác), 4 - chính nghiệp (làm việc tốt), 5 - chính mệnh (cuộc sống chính đáng, lương thiện), 6 - chính tinh tiến (tiến lên một cách chính đáng), 7 - chính niệm (nhớ, nghĩ những điều tốt lành, chính đáng) và 8 - chính định (tĩnh tâm, tập trung tư tưởng vào một việc).

Trong “bát chính đạo” nêu trên, chính kiến, chính tư duy và chính tinh tiến thuộc lĩnh vực khai sáng trí tuệ (tuệ); chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng thuộc phạm vi rèn luyện đạo đức (giới) còn chính niệm và chính định thì nằm trong lĩnh vực rèn luyện tư tưởng (định).

Sau khi Đức Phật qua đời (khoảng năm 483 TCN), nhiều hội nghị kết tập kinh Phật được tổ chức. Tại hội nghị kết tập kinh Phật lần thứ hai (cách thời điểm Đức Phật qua đời 100 năm), một số chư tăng đòi thay đổi một vài điều trong giới luật. Tại hội nghị lần thứ ba, nhóm chư tăng theo xu hướng cải tổ còn đòi thay đổi cả kinh pháp nữa. Càng về sau, ý kiến càng không thống nhất. Điều này dẫn đến sự ra đời của hai trường phái Phật giáo: Trường phái Thượng toạ hay Trưởng lão (Theravada) chủ trương không thay đổi những gì mà Đức Phật đã đề ra và Trường phái Đại chúng (Mahasanghika) chủ trương mở rộng kinh Phật. Sau này, trường phái Đại chúng tự nhận là Đại thừa (Mahayana) và coi trường phái cổ điển là Tiểu thừa (Hinayana).

Phái Đại thừa với nghĩa “cỗ xe lớn”, “con đường cứu vớt rộng”, ngụ ý chở được nhiều người. Phái đại thừa phát triển lên phía bắc (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, v.v.) nên được gọi là Bắc Tông. Phái Tiểu thừa với nghĩa “cỗ xe nhỏ”, “con đường cứu vớt hẹp”, ngụ ý chỉ chở được một số người. Phái này phát triển xuống phía nam (nhất là Đông Nam Á) nên được gọi là Nam Tông.

4. Hồi giáo

Hồi giáo (Tiếng Arập: Islam với nghĩa gốc là “phục tùng”, Muslim “tín đồ Hồi giáo”) gắn liền với sự xuất hiện của nhà nước Arập, ra đời vào đầu thế kỉ thứ VII. Người sáng lập Hồi giáo là Mohamad. Mohamad xuất thân từ một bộ lạc có thế lực ở Mecca. Từ năm 610, ông bắt đầu truyền bá đạo Hồi. Năm 622 bị tầng lớp quý tộc Mecca chống đối, ông phải rời lên phía bắc, cách Mecca 400 km. Năm đó được gọi là năm thứ nhất của kỉ nguyên Hồi giáo. Mohamad tự xưng là Tiên tri. Sau một thời gian chuẩn bị lực lượng, đến năm 630 Mohamad triệu tập được 10.000 người theo mình trở lại Mecca. Từ đây. Mecca bị khuất phục. Mecca trở thành Thánh địa của đạo Hồi. Ông trở thành người đứng đầu nhà nước Arập mới thành lập.

Hồi giáo là một trong ba tôn giáo có số lượng người đi theo nhiều nhất: khoảng 600 triệu. Người ta thường cho rằng giáo luật của đạo Hồi thuộc vào loại “khắt khe” nhất trong số các giáo luật tôn giáo. Đại để, giáo luật đạo Hồi có mấy điểm đáng chú ý như sau.

- Tin vào một Thượng Đế duy nhất là Đức Thánh Allah, do đó, ở bản địa (nơi sinh ra đạo Hồi), người ta chỉ thờ cúng duy nhất đức anh linh này (chứ không thờ tổ tiên, họ mạc). Đây là tôn giáo nhất thần tuyệt đối. Tuy nhiên người ta không thờ ảnh tượng vì cho rằng Allah toả sáng khắp nơi, không một hình dáng nào có thể thể hiện được Ngài.

- Tin tưởng vào sứ mạng của giáo chủ Mohamad.

- Cầu nguyện mỗi ngày 5 lần (ở nhà, ở nhà thờ hoặc ở phòng cầu nguyện).

- Hàng năm thực hiện một tháng kiêng khem (ăn chay) vào tháng Ramadan (tháng thứ 9 theo Hồi lịch). Trong suốt tháng này, người theo Hồi giáo phải không được ăn,

uống, hút và sinh hoạt vợ chồng vào ban ngày, tính từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Luật này không bắt buộc đối với người ốm. phụ nữ có thai và trẻ em.

- Đóng góp cho Đạo 10% tổng thu nhập của mình.

- Không ăn thịt lợn dưới bất kì hình thức nào. Không uống rượu, bia.

Ngoài những điều luật chính như trên còn có một số điều khác tuy không mang tính bắt buộc nhưng vẫn thường được thực hiện ở nhiều nơi, chẳng hạn:

- Trong đời ít nhất có một lần hành hương tới Thánh địa Mecca.

- Nam giới đạo Hồi có thể lấy tới bốn vợ nhưng phải tôn trọng nguyên tắc khi lấy vợ sau phải được những người vợ trước đồng ý và của cải, tiền bạc do người chồng kiếm phải được phân phát công bằng cho tất cả những người vợ, không được thiên vị một ai.

- Nữ giới khi ra khỏi nhà phải đội khăn che tóc (vì theo người Hồi giáo, tóc là thứ sexy nhất, chỉ chồng mới được chiêm ngưỡng).

Mặc dù có một số điều luật khá nghiêm khắc song trên thực tế Hồi giáo không phải là một tôn giáo hoàn toàn cực đoan, nghĩa là bắt các tín đồ của mình từ bỏ cuộc sống hiện tại, coi cuộc sống hiện tại chỉ là tạm bợ (do đó không cần phấn đấu) và chỉ đặt niềm tin vào kiếp sau, vào “thế giới bên kia”.

Kinh thánh của đạo Hồi là kinh Côran, trong đó ghi lại những lời nói của Mohamad. Tuy nhiên, theo các tín đồ Hồi giáo, đó là những lời phán bảo của Đức Thánh Allah.

Hồi giáo đã từng cống hiến cho nhân loại những thành tựu to lớn về khoa học, đặc biệt trong các ngành y học, thiên văn học, hoá học, văn học, v.v.

Ngoài bốn tôn giáo chính nêu trên, ở phương Đông còn có một số tôn giáo khác như đạo Jain, đạo Sikh, v.v. Tuy nhiên những đạo này có số lượng tín đồ không nhiều. Ngoài ra cũng được gọi là “giáo”, “đạo” nhưng Nho giáo (hay đạo Nho) ngày nay không được các nhà nghiên cứu xếp vào lĩnh vực tôn giáo, vì vậy một số vấn đề liên quan đến Nho giáo đã được chúng tôi “điểm qua” trong phần nói về triết học ở trên.

d) Ngôn ng

Trong lĩnh vực này, văn hoá phương Đông có nhiều thành tựu rất có giá trị.

Những phát kiến quan trọng nhất liên quan đến ngôn ngữ là sự ra đời của các hệ thống chữ viết.

Một trong những phát minh quan trọng nhất của người Ai Cập cách đây khoảng 5000 năm là sự sáng tạo ra chữ viết để ghi lại tiếng nói của họ. Điều này đặc biệt có ý nghĩa vì chữ viết ra đời khắc phục được những hạn chế về mặt không gian và thời gian của ngôn ngữ nói, ngôn ngữ âm thanh.

Hình thức sơ khai đầu tiên của chữ viết Ai Cập là chữ hình vẽ. Tên gọi chính thức của loại chữ này, như các nhà ngôn ngữ học thường nói đến, là chữ tượng hình, bởi nó

giống như sự vật được mô tả. Những ví dụ rất phổ biến mà nhiều tài liệu thường nhắc đến là vòng tròn có chấm ở giữa là chữ chỉ mặt trời, ba làn sóng chồng lên nhau là chữ chỉ khái niệm nước, v.v. Tuy nhiên sự vật trên thế gian thì nhiều vô kể, nếu mỗi sự vật phải cần một chữ tượng hình để mô tả thì số lượng chữ sẽ nhiều vô cùng, và như vậy thì rất khó nhớ. Vì vậy, dần dần về sau, cách mô tả sự vật, hiện tượng chỉ mang tính tượng trưng và cách viết được đơn giản hoá đi nhiều. Xu hướng này làm cho chữ viết Ai Cập tiến gần tới nguyên tắc quy ước là chính. Từ đây một hệ thống kí hiệu chữ viết mang tính

quy ước đã ra đời. Ngày nay, người ta đã thống kê được hệ thống kí hiệu chữ viết Ai Cập bao gồm khoảng 750 kí hiệu tượng hình và 20 kí hiệu ghi âm. Có thể nói đây là một bước tiến vĩ đại của văn hoá Ai Cập bởi điều đó không chỉ biểu hiện trình độ phát triển của tư duy, nhận thức của con người mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chữ tượng hình của người Ai Cập được khắc trên đá, trên tường của các đền, miếu, cung điện và các kim tự tháp. Chữ còn được viết lên giấy làm bằng vỏ một loại cây có tên papurut thường mọc nhiều ở các đầm, hồ và hai bên bờ sông Nin.

Gần như cùng thời với chữ Ai Cập là sự xuất hiện của chữ viết ở Lưỡng Hà. Chủ nhân đầu tiên của kiểu chữ viết này là người Sumer – tộc người đầu tiên xuất hiện ở lưu vực sông Tigrơ và Ơphơrat. Chữ Sumer xuất hiện vào khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN. Sau này các tộc người khác như Akkad, Hatti, Atxiri, Ba Tư đều tiếp thu chữ viết Sumer. Chữ Sumer, cũng như chữ Ai Cập, là chữ tượng hình. Hệ thống chữ Sumer cổ có khoảng 600 kí hiệu. Sau này người ta còn thêm một số kí hiệu ghi âm nữa. Trong quá trình phát triển, hệ thống chữ viết Sumer được đơn giản hoá đi nhiều. Từ hình vẽ gần giống sự vật, các kí tự tượng hình dần chuyển thành hình tròn, hình cong, hình bán nguyệt, rồi sang vạch thẳng. Cuối cùng để dễ ấn vào đất sét, các vạch thẳng được cải tiến thành hình nêm, hình đinh hay hình góc (hai vạch thẳng gặp nhau tạo thành một góc), vì vậy chữ Sumer nói riêng, các chữ ở khu vực Tây Á tiếp thu chữ Sumer nói chung, thường được gọi là chữ hình đinh, chữ hình nêm hay chữ hình góc. “Giấy” được người Sumer dùng để viết là đất sét mềm được cán thành những mảng mỏng, cuộn lại thành hình quả cầu, hình lăng trụ, v.v.

Cũng như chữ viết Ai Cập, chữ Lưỡng Hà (mà đại diện là chữ Sumer) là tài sản tinh thần lớn của cư dân khu vực này. Các minh chứng khảo cổ học cho biết cư dân Lưỡng Hà đã dùng chữ viết của minh để ghi lại các tri thức khoa học, các sáng tác văn học, rồi tình hình chính trị, kinh tế, v.v. Tại Ninivơ, thủ đô đế quốc Atxiri, qua khai quật khảo cổ học, người ta đã tìm thấy cả một thư viện đồ sộ, trong đó có đủ các loại văn bản bằng đất sét viết về kinh tế, hành chính, pháp luật, v.v. và thậm chí cả những tài liệu về bói toán, kinh cầu nguyện, những lời tiên tri, các đơn thuốc, v.v. Rõ ràng, nhờ chữ viết, các giá trị về lịch sử và văn hoá Lưỡng Hà đã được bảo tồn cho đến tận ngày nay.

So với chữ Ai Cập và Lưỡng Hà thì chữ viết ở Ấn Độ ra đời muộn hơn. Dựa trên những kí hiệu khắc trên các con dấu được phát hiện ở lưu vực sông Ấn, người ta phán đoán rằng chữ viết của Ấn Độ ra đời cách đây khoảng 2000 năm. Tuy nhiên thứ chữ ấy không còn tồn tại sau đó. Đến khoảng năm 800 TCN, xuất hiện chữ Kharosthi, sau đó là chữ Brami. Cả hai loại chữ này đều bắt nguồn từ Tây Á, địa bàn của văn minh Lưỡng Hà. Chữ Kharosthi bắt nguồn từ chữ Aramaic còn chữ Brami - từ chữ Semitic. Từ hai loại chữ này, đến thế kỉ thứ VI TCN, để ghi lại ngôn ngữ Ấn - Âu, người ta cải biến mẫu tự Devanagari. Từ đây chữ Sanskrit ra đời. Sau này, ở phía bắc Ấn Độ, để truyền bá đạo

Một phần của tài liệu Khái quát về văn hóa phương đông (Trang 34)