6. Bố cục đề tài
2.4.1. Tại phiên tòa sơ thẩm
Phiên tòa sơ thẩm diễn ra có nghĩa là các bên không đạt được sự thỏa thuận tại phiên hòa giảihoặc rơi vào các trường hợp không được tiến hành hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được. Tại phiên tòa sơ thẩm, luật cho phép các bên tự thỏa thuận với nhau một lần nữa. Cụ thể, Điều 220 BLTTDS quy định trước khi nghe các đương sự trình bày thì Chủ tọa phiên tòa hỏi xem các bên có thỏa thuận với nhau về việc giải quyếtvụ án hay không. Có quan điểm cho rằng đây là hòa giải tại phiên tòa sơ thẩm.19 Tuy nhiên, nếu là hòa giải thì Hội đồng xét xử cũng phải giải thích pháp luật, và các công việc khác như đã làm ở phiên hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án. Trong khi đó, ở giai đoạn này thì Chủ tọa phiên tòa chỉ hỏi xem các bên có thỏa thuận với nhau hay không. Như vậy, đâychỉ là sự thỏa thuận của các đương sự, không giống như hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.
Về phạm vi áp dụng quy định về sự thỏa thuận tại phiên tòa sơ thẩm, Điều 220 không quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu cho phép các đương sự thỏa thuận tất cả các vụ án thì không hợp lý. Khi hòa giải ở giai đoạn chuẩn bị xét xử, các bên cũng có quyền thỏa thuận với nhau nhưng trừ các trường hợp không được tiến hành hòa giải. Do đó, nếu tại phiên tòa sơ thẩm mà cho phép các bên thỏa thuận với nhau về các quan hệ pháp luật đó thì việc quy định không cho phép tiến hành hòa giải ở trên không còn ý nghĩa nữa vì tới giai đoạn này các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau. Vì vậy, đối với các trường hợp này Hội đồng xét xử không cần hỏi xem các đương sự có thỏa thuận với nhau hay không.
Đồng thời, đối với các trường hợp không tiến hành hòa giải được thì Hội đồng xét xử có thể hỏi xem các đương sự có thỏa thuận với nhau hay khôngvì đây là các trường hợp mà luật cho phép các bên thỏa thuận với nhau nhưng do điều kiện khách quan hoặc chủ quan mà phiên hòa giải không thể diễn ra. Tuy nhiên, trường
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca
hợp đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự mà đến phiên tòa họ vẫn bị mất năng lực hành vi dân sựthì Hội đồng xét xử không cần hỏi xem các đương sự có thỏa thuận với nhau. Nguyên nhân là người mất năng lực hành vi dân sự không năng lực tố tụng dân sự và quyền ly hôn hay không là quyền nhân thân không thể chuyển giao được.
Vậy, phạm vi thỏa thuận tại phiên tòa sơ thẩm tương tự với phạm vi hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Tuy nhiên, các trường hợp không tiến hành hòa giải được thì tại phiên tòa sơ thẩm các đương sự có cơ hội thỏa thuận với nhau. Có một trường hợp ngoại lệ là đương sự trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự và khi diển ra phiên tòa thì họ vẫn bị mất năng lực hành vi dân sự.
Nếu các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử tiếp tục phiên tòa sơ thẩm. Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và sự thỏa thuận này trên cơ sở tự nguyện, không vi phạm điều cấmpháp luật và trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự.
Dù quy định là các đương sự có quy định các đương sự có quyền thỏa thuận với nhau tại phiên tòa sơ thẩm, nhưng Điều 220 chưa quy định các bên thỏa thuận được một phần hay toàn bộ vụ án thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm giống như hiệu lực của quyết định này trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.20Do đó, khi mà các bên thỏa thuận được tất cả các nội dung cần phải giải quyết trong vụ án, bao gồm cả phần án phí thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Quyết định công nhận sự thỏa thuận tại phiên tòa sơ thẩm sẽ được ban hành ngay sau khi các bên thỏa thuận được về việc giải quyết vụ án và quyết định này cũng không thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quy định này không vi phạm quyền kháng cáo của các đương sự21vì đây chính là sự lựachọncủa các đương sự mà Tòa án phải tôn trọng. Đồng thời, các đương sự có đã có một khoảng thời gian từ dài hơn so với hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử để quyết địnhvề việcgiải quyết vụ án. Như vậy, việc không cho phép các đương sự kháng
19Lê Thu Hà (2006), Bình luận khoa học một số vấn đề cua pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng, NXB Tư pháp, Hà Nội.
20Theo nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành
các quy định trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS.
21Đỗ Đức Dũng, Về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 220 BLTTDS, Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 8/2006 (số 16), trang 8,9,10
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca
cáo quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm là có căn cứ và hợp lý.
Nội dung thỏa thuận của các đương sự sẽ được ghi vào biên bản phiên tòa mà không cần lập thành biên bản riêng, cũng như không cần lập biên bản hòa giải thành như hòa giải ở giai đoạn chuẩn bị xét xử. Theo quy định của Điều 210 BLTTDS, việc có ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hay không sẽ do Hội đồng xét xử thông qua tại phòng xét xử. Việc xác định xem thỏa thuận các đương sự có tự nguyện, có trái pháp luật và đạo đức xã hội không phải dễ dàng. Bên cạnh đó, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực ngay và không thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Đồng thời, các trường hợp mà quyết định công nhận sự thỏa thuận có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm cũng rất hạn chế.22Do đó, việc thảo luận xem có ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự hay không ngay tại phòng xử án là không hợp lý. Nguyên nhân là tại phòng xử án thì Hội đồng xét xử cũng không thể thảo luận nhiều, rõ ràng về các nội dung thỏa thuận của đương sự. Nếu trong quá trình thảo luận đó có sự sơ suất thì quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự sẽ không thuyết phục, không phản ánh được ý chí đích thực của đương sự và cũng gây khó khăn cho việc thi hành án về sau. Do đó, Điều 210 quy định việc có ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự không phải là trường hợp thảo luận và thông qua tại phòng nghị án là chưa hợp lý. Trong khi đó, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án. Các quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án đều làm chấm dứt việc giải quyết vụ án. Do đó, sự khác biệt trong việc thảo luận và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự gây khó khăn cho Hội đồng xét xử.
Tuy nhiên, thực tế xét xử cho thấyrằng có rất ít trường hợp mà Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm. Thông thường, các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ nội dung vụ án. Khi các bên đã không thể thỏa thuận được tại phiên hòa giải, điều đó cho thấy rằng khả năng thỏa thuận với nhau là rất thấp. Khi các bên chỉ thỏa thuận được một phần các nội dung cần phải giải quyết, Hội đồng xét xử sẽ tiếp tục xét xử vụ án. Những phần các bên đã thỏa thuận được và không yêu cầu Tòa án xem xét thì khi ra bản án, Hội đồng xét xử sẽ công nhận phần này trong quyết định của bản án. Do những nội dung này là một phần bản án nên nó có hiệu lực giống như các phần khác trong bản án. Hệ quả là, các đương sự có quyền kháng cáo lại
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca
chính sự thỏa thuận của mình. Điều này không hợp lý ở chổ các đương sự đã thỏa thuận được toàn bộ nội dung ở phiên hòa giải hoặc trong tại phiên tòa sơ thẩm lại không có quyền kháng cáo. Trong khi đó, các đương sự chỉ thỏa thuận được một phần tại phiên tòa sơ thẩm thì có quyền kháng cáo. Dù vậy, nếu tại phiên tòa sơ thẩm mà Hội đồng xét xử vừa ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự để công nhận những phần đã thỏa thuận được và ra bản án giải quyết những phần chưa thỏa thuận được thì cũng chưa hợp lý như đã phân tích. Tóm lại, theo quy định của pháp luật hiện tại thì chưa có giải pháp để giải quyết trường hợp này cho hợp lý. Thực tế các Tòa án thường ra bản án công nhận những thỏa thuận đã đạt được trong phần quyết định.
Nếu như Tòa án có quyền ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự khi các bên chỉ thỏa thuận được một phần nội dung vụ án thì các khó khăn nêu trên sẽ được giải quyết. Khi đó, những thỏa thuận của các bên sẽ có hiệu lực thi hành ngay và không thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Những phần mà các bên không thỏa thuận được sẽ được đưa ra xét xử bình thường.
* So sánh các quy định hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự
Tại phiên tòa sơ thẩm, các đương sự chỉ được hỏi có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án không. Trong khi đó, tại phiên hòa giải thì các đương sự được giải thích pháp luật, được sự giúp đở của Thẩm phán để thỏa thuận với nhau và chấm dứt tranh chấp. Đây là sự khác biệt cơ bản hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và thỏa thuận tại phiên tòa sơ thẩm.
Đồng thời, chủ thể ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự ở hai giai đoạn này là khác nhau. Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sựtại phiên tòa sơ thẩm. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được phân công sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Dù chủ thể ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự là khác nhau nhưng hiệu lực của quyết định giống nhau. Nó không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Tuy nhiên, nó vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Đồng thời, Hội đồng xét xử hoặc Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự khi các đương sự thỏa thuận được tất cả nội dung vụ án, bao gồm cả phần án phí.
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca 2.4.2. Tại phiên tòa phúc thẩm
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.23Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự quy định giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm tương tự như giai đoạn sơ thẩm. Theo đó, Tòa án cũng có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, hòa giải, điều tra hoặc ủy thác điều tra, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án. Như vậy, hòa giải cũng tiến hành ở giai đoạn phúc thẩm như ở giai đoạn sơ thẩm. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự cũng được ban hành sau 15 kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, nếu không có đương sự nào thay đổi ý kiến, Viện kiểm sát nhân dân, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung không phản đối.
Tuy nhiên, BLTTDS quy định hòa giải không được tiến hành ở giai đoạn xét xử phúc thẩm. Trong giai đoạn này Tòa án ra một trong ba quyết định:
- Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm phúc thẩm vụ án; -Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
-Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Do trong giai đoạn này Tòa án không ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nên Tòa án không tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau trong giai đoạn này.
Nếu khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm mà các bên đã thỏa thuận với nhau và yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm công nhận sự thỏa thuận này, thì các đương sự phải làm thành văn bản gởi cho Tòa án. Khi đó, văn bản này được xem như chứng cứ mới bổ sung. Tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử kiểm tra lại sự tự nguyện của các đương sự và xem xét có trái pháp luật và đạo đức xã hội hay không. Nếu sự thỏa thuận thỏa mãn các điều kiện trên thì Hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận và ra bản án sửa bản án sơ thẩm công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.24
Tại phiên tòa phúc thẩm, chủ tọa phiên tòa cũng hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, và các thỏa thuận này dựa trên sự tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm công nhận sự thỏa thuận của các
23Điều 242 BLTTDS
24Theo hướng dẫn của Nghị quyết 05/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của BLTTDS
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca
đương sự.25 Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nên việc quyết định công nhận hay không công nhậnsẽ được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.
Xét xử ở cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị hoặc những nội dung có liên quan. Vậy khi các bên thỏa thuận quá nội dung kháng cáo, kháng nghị thì có được Hội đồng xét xử công nhận hay không thì chưa được quy định rõ trong BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành phần này. Nếu như Hội đồng xét xử phúc thẩm công nhận sự thỏa thuận các đương sự vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị thì trái với quy định tại Điều 263 BLTTDS quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm. Đồng thời, những nộidung không có liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghịvẫn có hiệu lực. Nếu Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm mà sửa luôn những nội dung đã có hiệu lực thì không hợp lý. Do đó, nếu các bên thỏa thuận vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị và không có liên quan thì sẽ không được công nhận.