Nghĩa của hòa giải trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu Hòa giải trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng (Trang 31)

6. Bố cục đề tài

1.5.1. nghĩa của hòa giải trong tố tụng dân sự

Hòa giải là hoạt động tố tụng cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự của Tòa án. Nó có ý nghĩa to lớn trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đối với công tác tuyên truyền pháp luật,cũng như đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hòa công nghiệp của đất nước ta hiện nay.

Trước hết, hòa giải có ý nghĩa to lớn đối với quá trình giải quyết vụ án dân sự. Khi tiến hành hòa giải thành sẽ giải quyết được vụ án nhanh chóng và triệt để. Khi đó, việc giải quyết vụ án sẽ kết thúc và làm giảm bớt một giai đoạn tố tụng dài phía sau. Do đó, thời gian giải quyết vụ án giảm đi rất nhiều. Bên cạnh đó, các bên tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án nên sự tự nguyện giữa các bên khi thi hành án cũng cao hơn khi thi hành bản án của Tòa án vì kết quả hòa giải phản ánh ý chí, mong muốn đích thực của các đương sự. Thêm vào đó, quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

phúc thẩm. Vì vậy, việc giải quyết vụ án triệt để hơn tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài. Trong trường hợp hòa giải không thành thì việc tiến hành hòa giải cũng có ý nghĩa nhất định. Qua đó, Thẩm phán hiểu được vụ án rõ ràng hơn, cũng như những vướng mắc trong suy nghĩ của các đương sự. Từ đó, bản án được tuyên sẽ không chỉ đúng pháp luật mà còn phản ánh đúng sự thật khách quan, phù hợp với tâm tư của nhân dân. Nhờ đó, hiệu quả của việc xét xử cũng được nâng cao và đảm bảo tính hiệu lực của bản án.

Bên cạnh đó, việc hòa giải cũng góp phần vào việc nângcao ý thức pháp luật trong cộng đồng dân cư. Khi tiến hành hòa giải thì Thẩm phán cũng có giải thích pháp luật, nêu những quy định pháp luật để các đương sự biết và hiểu đúng. Từ đó, họ sẽ có được một số kiến thức pháp luật nhất định.Họ cũng có thể trở thành những người tuyên truyền pháp luật khi trong cộng đồng xảy ra những tình huống tương tự. Như vậy, hòa giải cũng có ý nghĩa nhất định đối với việc áp dụng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả của việc tuyên truyền pháp luật trong cộng đồng dân cư.

Đồng thời, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải cũng có ý nghĩa đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay. Khi tiến hành hòa giải thành sẽ góp phần tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho Nhà nước và cho nhân dân. Hòa giải thành thì Tòa án không cần phải đưa vụ án ra xét xử. Nhờ đó, ngân sách Nhà nước giảm bớt một phần chi phí cho việc đưa vụ án ra xét xử. Bên cạnh đó, người dân cũngtiết kiệm được khoản chi phí lớn cho việc đi lại, cũng như án phí. Tiền án phí khi hòa giải thành chỉ bằng 50% án phí khi đưa vụ án ra xét xử. Về thời gian, các bên cũng như Tòa án tiết kiệm được khoảng thời gian sau khi tiến hành hòa giải. Trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay, việc tiết kiệm được thời gian và tiền bạc có ý nghĩa rất lớn. Đặc biệt, nước ta đang phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 thì sự tiết kiệm được về thời gian và tiền bạc là có tác dụng tích cực đẩy mạnh nền kinh tế phát triển.

1.5.2. Sự cần thiết của việc nghiên cứuhòa giải trong tố tụng dân sự

Hòa giải có vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp trong đời sống dân sự. Đặc biệt, hòa giải trong tố tụng dân sự góp phần giải quyết vụ án dân sự nhanh chóng, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, chế định hòa giải trong tố tụng dân sự trong pháp luật thực định còn những điểm hạn chế nhất định và cần phải khắc phục để nâng cao hiệu quả công tác hòa giải.

Trong giai đoạn hiện nay, hòa giải trong tố tụng dân sự là hình thức hòa giải đạt hiệu quả cao nhất, bao gồm cả việc thi hành các thỏa thuận đã đạt được. Dù vậy, các quy định pháp luật hiện tại cũng chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Nguyên

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

nhân là do sự phát triển của các quan hệ xã hội, các tình huống phát sinh trong thực tế ngày càng đa dạng, cũng như trình độ lập pháp của nước ta có những hạn chế nhất định.

Đồng thời, việc nghiên cứu và hoàn thiện chế định này chưa được các cơ quan có trách nhiệm quan tâm đúng mức. Hiện tại, việc các hạn chế của luật thực định và giải pháp đề xuất chỉ là những bài nghiên cứu nhỏ mang phạm vi trong nhà trường, hoặc các bài báo, bài bình luận của những chuyên gia và những người đang tiến hành công tác thực tiễn.

Vậy, việc nghiên cứu chế định hòa giải trong tố tụng dân sự là cần thiết. Yêu cầu nghiên cứu xuất phát từ các yếu tố khách quan như sự phát triển của các quan hệ xã hội là tất yếu. Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng cũng phát hiện ra những ưu, nhược điểm của quá trình lập pháp hiện nay.

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

Chương 2

PHÁP LUẬT HÒA GIẢITRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

Hòa giải có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án, cũng như đốivới sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải tại Tòa án là nội dung quan trọng góp phần nâng cao chất lượng hòa giải. Từ đó, vụ án được giải quyết nhanh chóng và làm giảm chi phí cho Nhà nước và các đương sự. Nhờ đó, nền kinh tế xã hội cũng phát triển theo chiều hướng tích cực. Do vậy, trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải cần được quy định rõ ràng, cụ thể và phù hợp với sự tiến bộ của xã hội để cho hoạt động hòa giải trong tố tụng dân sự thật sự phát huy ý nghĩa của mình. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật thực định còn nhiều điểm chưa rõ ràng gây khó khăn cho người áp dụng thực tiễn và cũng chưa thật sự phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong quá trình áp dụng thực tiễn, các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này xuất hiện những bất cập nhất định do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các Tòa án cần tự mình khắc phục. Dù vậy, vẫn cần có những giải pháp mang tính chất lâu dài và khắc phục từ nguồn gốc của các tồn tại khi áp dụng những quy định này mang lại.

Tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, các đương sự cũng có quyền thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Hội đồng xét xử không làm nhiệm vụ hòa giải như ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. Cho nên, những quy định pháp luật điều chỉnh sự thỏa thuận của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm cũng có những khác biệt nhất định so với quy định về hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.

2.1. Thủ tục trước phiên hòa giải 2.1.1. Thông báo về phiên hòa giải

-Quy định pháp luật

Thông báo về phiên hoà giải là một bướcrất quan trọng trong khi tiến hành hoà giải. Nhờ đó, các bên đương sựcũng nhưnhữngngườitham gia phiên hoà giải khác có thể thực hiện quyền của mình cũng như chuẩn bị tốt cho phiên hoà giải. Bước này nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần giúp cho phiên hoà giải đạtkết quả cao hơn. Từ đó, việcgiảiquyếtvụánđượctiếnhành nhanh chóng và thuậnlợihơn. Nội dung thông báo cho cácđương sựbao gồmthờigian, địa điểm, và nộidung tiến hành hoà giải. Nội dung hòa giải là nội dung cần phải giải quyết để chấm dứt tranh chấp, bao gồm yêu cầu của nguyên đơn và yêu cầu phản tố của bị đơn. Quy định

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

nàyđượcghi nhận tại Điều 183 BLTTDS 2004 là một điểm mớiso vớicác văn bản điều chỉnh lĩnh vực tố tụng dân sự trước đây. Trước đây, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân không quy định vấn đề này. Vì vậy, việc thông báo về phiên hoà giải không được áp dụng thống nhất. Tuy nhiên, thông thường các Toà án chỉ thông báo về thờigian, địa điểm tiến hành hoà giải để các đương sự biết và có mặt tại phiên hòa giảibằng giấy triệu tập đương sự.

Thông báo vềphiên hoà giảilà mộtloạivăn bảntố tụng do Toà án ban hành trong quá trình giải quyếtvụ án dân sự. Do đó, việc thông báo về phiên hoà giảisẽ tuân theo nhữngquy địnhcủapháp luậtvềcấp, tống đạt, thông báo văn bảntố tụng đượcquy địnhtại chương X BLTTDS. Theo đó, Toà án là cơquan có trách nhiệm tống đạt cho các đương sự thông báovề phiên hoà giải12. Cụthể, những ngườitrực tiếp thực hiện việc thông báo là Thưký Toà án, Thẩm phán hoặc ngườikhác theo quy địnhcủa Điều148 BLTTDS. Những ngườinày sẽtiến hành thông báo cho các đương sự thông qua ba phương thức, bao gồm thông báo trực tiếp, qua bưu điện, người thứ ba được uỷ quyền; hoặc niêm yết công khai; hoặc thông báo trên các phương tiệnthông tin đạichúng.

Trướctiên, ngườicó nhiệm vụtống đạt thông báo sẽtiến hành tống đạt trực tiếp, qua bưu điệnhoặcngườithứba đượcuỷquyền.Khi người làm nhiệm vụ tống đạt không thể giao trực tiếp cho người được thông báo thì có thể giao cho người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự và cùng nơi cư trú với người được thông báo, tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã. Đồng thời, những người này phải cam kết giao tận tại người được thông báo. Tuy nhiên, việc xác định người thân thích cư trú cùng địa chỉ và xác định năng lực hành vi dân sự của người này là rất khó khăn. Nếu nhìn biểu hiện bên ngoài để xác định năng lực hành vi của người này thì sẽ gây trở ngại cho Tòa án khi thực hiện công việc tống đạt thông báo về phiên hòa giải. Trường hợp đương sự từ chối nhận thông báo về phiên hòa giải, người thực hiện nhiệm vụ tống đạt lập biên bản nêu rõ lý do và có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã. Như vậy, trong trường hợp nếu bản thân Thẩm phán hoặc Thư ký lập biên bản thì sẽ không có giá trị pháp lý. Mục đích của quy định này là tạo sự khách quan cho khi Tòa án tiến hành tống đạt văn bản tố tụng. Trong trường hợp này sẽ làm giảm uy tín vì khi không có chữ ký của tổ trưởng tổ dân phố hoặc đại diện Ủy ban nhân dân, công an cấp xã thì biên bản sẽ không có giá trị pháp lý. Đồng thời, không phải mọi trường hợp những người này đều có thể có mặt để xác nhận vào biên bản. Do đó, việc tống đạt các văn bản tố tụng nói chung và thông báo về phiên hòa giải sẽ gặp nhiều khó khăn. Sau khi tống

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

đạt thông báo cho các đương sự, người tiến hành tống đạt sẽ lập biên bản tống đạt. Biên bản tống đạt chính là căn cứ để tính số lần vắng mặt của đương sự khi tiến hành hòa giải.

Khi việc tống đạt trực tiếp không đem lại hiệu quả do có đương sự cố tình trốn tránh hoặc do không rõ tung tích của người cần được thông báo thì việc tống đạt thông báo này sẽ được tiến hành theo thủ tục niêm yết công khai. Toà án trực tiếp tiến hành hoặc uỷ quyền cho Uỷ ban nhân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng củangười được thông báo tiến hành thủ tụcniêm yếtcông khai. Khi đó, thông báo vềphiên hoà giảisẽ đượcniêm yếtbản chính tạitrụsởToà án và Uỷban nhân dân cấpxã nơi cưtrú hoặcnơicưtrú cuối cùng củangườicần đượcthông báo. Đồngthời, bản sao thông báo nàyđượcniêm yết tại nơicưtrú hoặc nơi cưtrú cuối cùng của ngườinày. Thờigian tiếnhành niêm yết công khai văn bản tố tụngnày là 15 ngày kểtừngày niêm yết. Cuốicùng, khi có căn cứcho rằng việcthông báo trực tiếp hoặc niêm yết công khai không mang lại hiệu quả hoặc theo yêu cầu của các đương sự hoặc theo quy địnhcủa pháp luật thì việc thông báo vềphiên hoà giải sẽ được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Phương tiện thông tin đại chúngở đây là báo hàng ngày của Trung ương hoặc Đàiphát thanh hoặc Đàitruyền hình của trung ương. Việcthông báo này được tiến hành ít nhất trong ba ngày liên tiếp và ít nhất một lần mỗi ngày. Có nhiều trường hợpviệc thông báo về phiên hoà giảikhông do cán bộToà án tiếnhành. Khi đó, người đượcgiao thựchiệnnhiệmvụ thông báo cho các đương sự về phiên hoà giải có trách nhiệm thông báo ngay cho Toà án kếtquảthông báo.13

Điều 183 BLTTDS quy định Toà án phải thông báo cho các đương sự về phiên hoà giải. Tuy nhiên, thời gian tối thiểu mà Toà án phải tiến hành thông báo cho các đương sự trước ngày mở phiên hoà giải thì chưa được ghi nhận trong BLTTDS. Điều này sẽgây khó khăn cho cácđương sựkhi tham gia vào phiên hoà giải. Nếu Toà án thông báo quá gần ngày diễn ra phiên hoà giải thì các đương sự không có thời gian để chuẩn bị tốt cho phiên hoà giải. Do đó, kết quả hoà giải sẽ không cao cũngnhưgây kéo dài thêm không cầnthiếtcho việcgiảiquyếtvụán.

- Thực tiễnthông báo về phiên hòa giải và thực tếtại Tòa án nhân dân huyện

Thới Bình

Nhìn chung, khi BLTTDS ra đời thì việc áp dụng những quy định về thông báo được quy định rõ ràng và cụ thể hơn. Do đó, việc áp dụng những quy định này

12

Điều146 Bộluậttốtụngdân sự2004

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

cơ bản thống nhất ở các Tòa án từ Trung ương tới địa phương. Mẫu thông báo về phiên hòa giải được Tòa án nhân dân tối cao ban hành và áp dụng thống nhất. Tuy vậy, còn nhiều nơi do áp lực số vụ án phải giải quyết quá lớn và thiếu nguồn nhân lực nên Tòa án không làm thông báo về phiên hòa giải mà chỉ làm giấy triệu tập đương sự. Mục đích triệu tập đương sự là để hòa giải. Cách làm này giúp cho Tòa án tiết kiệm thời gian vì giấy triệu tập đương sự làm nhanh chóng và đơn giản hơn so với thông báo về phiên hòa giải. Theo quy định hiện tại, giấy triệu tập dùng để triệu tập đương sự đến Tòa án lấy lời khai hoặc bổ sung chứng cứ. Do đó, khi dùng giấy triệu tập để thông báo về phiên hòa giải thì chỉ bao gồm thời gian và đại điểm tiến hành hòa giải. Như vậy, dù được quy định rõ ràng tại Điều 183 BLTTDS là thông báo về phiên hòa giải bao gồm cả nội dung hòa giải nhưng vì nhiều lý do mà có Tòa án vẫn không tuân thủ đúng nội dung này.

Bên cạnh đó, do BLTTDS không quy địnhcụ thể thời gian tối thiểu mà Tòa án phải gởi cho đương sự trước khi phiên hòa giải diễn ra nên quy định chưa được áp dụng thống nhất. Nhiều Tòa án gửi ngay cho đương sự giấy triệu tập đương sự để hòa giải khi thụ lý hồ sơ (cùng lúc với thông báo thụ lý vụ án cho các đương sự khác). Việc làm này giúp cho Tòa án tiết kiệm thời gian, tiền bạc để thực hiện công

Một phần của tài liệu Hòa giải trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)