Chế định hòa giải trong pháp luật một số nước

Một phần của tài liệu Hòa giải trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng (Trang 28)

6. Bố cục đề tài

1.4. Chế định hòa giải trong pháp luật một số nước

1.4.1. Chế định hòa giải trong pháp luật của Pháp

Pháp là một quốc gia có hệ thống pháp luật phát triển rất sớm, là đại diện tiêu biểu cho hệ thống pháp luật dân sự. Pháp luật của Pháp phát triển cả ở luật nội dung và luật hình thức. Có nhiều bộ luật của quốc gia này đã có từ rất sớm và có hiệu lực đến ngày nay. Bộ luật tố tụng dân sự Pháp là một trong số đó. Bộ luật có 1507 điều luật được ban hành lần đầu vào năm 1806 và liên tục được bổ sung, sửa đổi nhiều lần cho đến ngày hôm nay, bao gồm 4 quyển. Trong đó, những vấn đề chung về hòa giải được quy định ở quyển thứ nhất. Bên cạnh đó, quyển thứ hai và thứ ba có quy định riêng về hòa giải trong một số trường hợp cụ thể.

Pháp luật Pháp quy định hòa giải là trách nhiệm của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án. Như vậy, hòa giải cũng là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án. Bên cạnh đó, các bên cũng có thể yêu cầu Thẩm phán tiến hành hòa giải tranh chấp cho mình. Hòa giải được tiến hành để giải quyết tất cả tranh chấp trong quan hệ pháp luật nội dung. Tuy nhiên, khi các bên thỏa thuận giải quyết được một phần nội dung tranh chấp thì Tòa án vẫn lập biên bản ghi nhận sự thỏa thuận này và đưa vào hồ sơ vụ án. Biên bản hòa giải có hiệu lực pháp luật. Như vậy, khi các bên chỉ thỏa thuận được một phần nội dung tranh chấp thì phần đó vẫn được pháp luật tôn trọng, và có hiệu lực thi hành.

Thời gian và địa điểm hòa giải sẽ do Thẩm phán ấn định sao cho thích hợp cho việc giải quyết tranh chấp. Địa điểm có thể là tại Tòa án hoặc nơi khác nếu thẩm phán thấy việc đó là cần thiết, thuận lợi để tiến hành hòa giải. Tuy nhiên,

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

trong trường hợp pháp luật có quy định thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải thì Thẩm phán phải tuân theo quy định đó. Hòa giải không chỉ được tiến hành trước khi đưa vụ án ra xét xử, hòa giải còn được tiến hành trong suốt quá trình tố tụng theo sáng kiến của các bên hoặc của Thẩm phán. Tức là hòa giải được tiến hành trong bất cứ giai đoạn nào củaquá trình giải quyết vụ án.

Ngoài ra, BLTTDS Pháp còn quy định trình tự, thủ tục hòa giải trong một số trường hợp cụ thể. Đây là các trường hợp có những nét đặc thù riêng. Do đó, các quy định riêng này giúp cho hoạt động hòa giải tiến hành thuận lợi và có hiệu quả hơn. Các trường hợp đó bao gồm trường hợp Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê mướn đất đai và cơ sở nông nghiệp và trường hợp ly hôn. Về cơ bản, hòa giải trong các trường hợp này cũng giống như những quy định chung về hòa giải. Ngoài ra, còn có một số điểm riêng để hòa giải trong các trường hợp đặc thù này mang lại hiệu quả. Chẳng hạn, trong trường hợp môt bên vợ chồng yêu cầu ly hôn thì một bên có quyền gửi giấy yêu cầu bên kia ra tòa vào một ngày đã ấn định để tiến hành hòa giải nếu có sự đồng ý của Thẩm phán. Đồng thời, trong quy định ở các trường hợp cụ thể này thì thủ tục tống đạt giấy tờ được quy định rõ ràng hơn. Quy địnhcác trường hợp lục sự phải gửi thưbảo đảm, thư thường và các giấy tờ kèm theo.

Tóm lại, BLTTDS Pháp quy định hòa giải là một thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa án. Hòa giải không chỉ được tiến hành trước khi mở phiên tòa sơ thẩm mà được còn được tiến hành trong suốt quá trình tố tụng khi thấy cần thiết. Ngoài ra, BLTTDS còn quy định trình tự, thủ tục hòa giải trong các trường hợp cụ thể.

1.4.2. Những ưu và nhược điểm của chế định hòa giải ở Việt Namvới Pháp

-Ưu điểm

Hòa giải là một hoạt động tố tụng được tiến hành bởi Tòa án. Do đó, khi tiến hành hoạt động này thì Tòa án cũng phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự nói chung. Tuy nhiên, hoạt động này cũng mang những nét đặc thù riêng nên nó cũng cần có những nguyên tắc điều chỉnh riêng để hoạt động này tạo điều kiện thuận lợi cho các bên thỏa thuận với nhau để giải quyết tranh chấp. Pháp luật Việt Nam có quy định những nguyên tắc để tiến hành hòa giải. Như vậy, hoạt động hòa giải không chỉ tuân theo những nguyên tắc chung của pháp luật tố tụng dân sự mà còn phải tuân theo những nguyên tắc riêng này. Đây là một ưu điểm so với BLTTDS Pháp. Pháp luật tố tụng dân sự Pháp không quy định những nguyên tắc riêng trong hoạt động hòa giải. Do đó, khi tiến hành hòa giải các Thẩm

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

phán phải lựa chọn áp dụng các nguyên tắc chung của pháp luật tố tụng dân sự sao cho phù hợp với hoạt động hòa giải.

Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam có giới hạn các trường hợp không được tiến hành hòa giải. Các trường hợp này nếu tiến hành hòa giải sẽ ảnh hưởng đến trật tự chung, đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Vì vậy, các trường hợp này Tòa án không được tiến hành hòa giải để giữ ổn định trật tự chung và bảo vệ quyền lợi của chủ thể khác. Trong khi đó, BLTTDS Pháp không giới hạn các trường hợp không được tiến hành hòa giải. Như vậy, trong một số trường hợp cụ thể nếu tiến hành hòa giải ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác.

Cuối cùng, hoạt động hòa giải trong pháp luật Việt Nam chỉ tiến hành trước khi mở phiên tòa sơ thẩm. Trong khi đó, hoạt động hòa giải trong pháp luật Pháp được tiến hành suốt quá trình tố tụng khi thấy cần thiết. Thêm vào đó, pháp luật Pháp còn cho phép các bên có quyền yêu cầu tòa án tiến hành hòa giải. Như vậy, nếu một bên cố tình kéo dài tranh chấp bằng việc yêu cầu Tòa án tiến hành hòa giải thì việc giải quyết tranh chấp kéo dài mà không đem lại hiệu quả. Do đó, việc quy định hòa giải chỉ tiến hành trước khi mở phiên tòa sơ thẩm góp phần hạn chế việc cố tình kéo dài giải quyết tranh chấp.

-Nhược điểm

Pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận hòa giải thành khi các bên thỏa thuận được tất cả nội dung của tranh chấp, bao gồm cả phần án phí các bên cũng phải thỏa thuận11. Khi các bên thỏa thuận được một phần nội dung tranh chấp thì sự thỏa thuận này cũng không được công nhận. Ngược lại, pháp luật Pháp công nhận sự thỏa thuận một phần của các bên, phần này được ghi trong biên bản hòa giải và có hiệu lực thi hành. Đây là hạn chế của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam so với Pháp. Thỏa thuận một phần là ý chí của các bên để giải quyết quan hệ pháp luật nội dung, do đó thỏa thuận này cần được tôn trọng và được thi hành. Đồng thời, việc thừa nhận các thỏa thuận này cũng góp phần giải quyết vụ án được diễn ra nhanh chóng do nội dung của tranh chấp đã được giải quyết một phần và thông qua thỏa thuận này thì Tòa án cũng có thể hiểu rõ hơn nội dung của vụ án.

Đồng thời, trong quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam thì biên bản hòa giải không có hiệu lực thi hành. Thỏa thuận của các bên chỉ có hiệu lực thi hành khi Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các bên. Quy định này

11Điều 187 quy định Tòa án chỉ công nhận sự thỏa thuận của đương sự khi các bên thỏa thuận giải quyết

toàn bộ vụ án, không đề cập đến phần án phí. Tuy nhiên, văn bản hướng dẫn thi hành của Tòa án nhân dân tối cao quy định các bên phải thỏa thuận luôn cả phần án phí thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

cho các bên xem xét lại thỏa thuận của mình tại phiên hòa giải. Tuy nhiên, quy định này chỉ phát huy hiệu quả khi các bên thật sự mong muốn giải quyết tranh chấp. Nếu các bên không có thiện chí thì sẽ gây khó khăn cho quá trình thi hành án về sau. Để hạn chế khó khăn này, pháp luật tố tụng dân sự Pháp thừa nhận hiệu lực của biên bản thi hành. Quy định này góp phần hạn chế việc một bên cố tình kéo dài việc hòa giải nhằm gây khó khăn cho giải quyết vụ án, cũng như thi hành án về sau. Đồng thời, quy định này cũng góp phần làm giảm áp lực công việc cho Tòa án. Từ khi tiến hành hòa giải đến khi thỏa thuận của các bên có hiệu lực, Tòa án phải ra ba văn bản bao gồm biên bản hòa giải, biên bản hòa giải thành và quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Trong khi đó, theo BLTTDS Pháp thì biên bản hòa giải cũng có hiệu lực thi hành, tức là Tòa án chỉ cần lập biên bản hòa giải.

Tóm lại, Pháp là quốc gia có hệ thống pháp luật phát triển từ rất sớm và có kỹ thuật lập pháp cao. Chế định hòa giải trong tố tụng dân sự được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự được ban hành lần đầu vào năm 1806. Hệ thống pháp luật Việt Nam cũng có ảnh hưởng nhiều từ pháp luật Pháp do chúng ta bị Pháp đô hộ trong một thời gian dài. Chế định hòa giải trong tố tụng dân sự trong pháp luật Việt Nam cũng có những nét tương đồng với pháp luật Pháp. Bên cạnh đó, chế định này trong pháp luật Việt Nam cũng có những ưu điểm so với pháp luật Pháp. Tuy nhiên, hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Pháp cũng có những điểm nổi bật hơn so với pháp luật Việt Nam.

1.5. Ý nghĩa của hòa giải trong tố tụng dân sự và sự cần thiết của việc nghiên cứu chế định hòa giải cứu chế định hòa giải

1.5.1 Ý nghĩa của hòa giải trong tố tụng dân sự

Hòa giải là hoạt động tố tụng cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự của Tòa án. Nó có ý nghĩa to lớn trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đối với công tác tuyên truyền pháp luật,cũng như đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hòa công nghiệp của đất nước ta hiện nay.

Trước hết, hòa giải có ý nghĩa to lớn đối với quá trình giải quyết vụ án dân sự. Khi tiến hành hòa giải thành sẽ giải quyết được vụ án nhanh chóng và triệt để. Khi đó, việc giải quyết vụ án sẽ kết thúc và làm giảm bớt một giai đoạn tố tụng dài phía sau. Do đó, thời gian giải quyết vụ án giảm đi rất nhiều. Bên cạnh đó, các bên tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án nên sự tự nguyện giữa các bên khi thi hành án cũng cao hơn khi thi hành bản án của Tòa án vì kết quả hòa giải phản ánh ý chí, mong muốn đích thực của các đương sự. Thêm vào đó, quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

phúc thẩm. Vì vậy, việc giải quyết vụ án triệt để hơn tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài. Trong trường hợp hòa giải không thành thì việc tiến hành hòa giải cũng có ý nghĩa nhất định. Qua đó, Thẩm phán hiểu được vụ án rõ ràng hơn, cũng như những vướng mắc trong suy nghĩ của các đương sự. Từ đó, bản án được tuyên sẽ không chỉ đúng pháp luật mà còn phản ánh đúng sự thật khách quan, phù hợp với tâm tư của nhân dân. Nhờ đó, hiệu quả của việc xét xử cũng được nâng cao và đảm bảo tính hiệu lực của bản án.

Bên cạnh đó, việc hòa giải cũng góp phần vào việc nângcao ý thức pháp luật trong cộng đồng dân cư. Khi tiến hành hòa giải thì Thẩm phán cũng có giải thích pháp luật, nêu những quy định pháp luật để các đương sự biết và hiểu đúng. Từ đó, họ sẽ có được một số kiến thức pháp luật nhất định.Họ cũng có thể trở thành những người tuyên truyền pháp luật khi trong cộng đồng xảy ra những tình huống tương tự. Như vậy, hòa giải cũng có ý nghĩa nhất định đối với việc áp dụng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả của việc tuyên truyền pháp luật trong cộng đồng dân cư.

Đồng thời, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải cũng có ý nghĩa đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay. Khi tiến hành hòa giải thành sẽ góp phần tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho Nhà nước và cho nhân dân. Hòa giải thành thì Tòa án không cần phải đưa vụ án ra xét xử. Nhờ đó, ngân sách Nhà nước giảm bớt một phần chi phí cho việc đưa vụ án ra xét xử. Bên cạnh đó, người dân cũngtiết kiệm được khoản chi phí lớn cho việc đi lại, cũng như án phí. Tiền án phí khi hòa giải thành chỉ bằng 50% án phí khi đưa vụ án ra xét xử. Về thời gian, các bên cũng như Tòa án tiết kiệm được khoảng thời gian sau khi tiến hành hòa giải. Trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay, việc tiết kiệm được thời gian và tiền bạc có ý nghĩa rất lớn. Đặc biệt, nước ta đang phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 thì sự tiết kiệm được về thời gian và tiền bạc là có tác dụng tích cực đẩy mạnh nền kinh tế phát triển.

1.5.2. Sự cần thiết của việc nghiên cứuhòa giải trong tố tụng dân sự

Hòa giải có vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp trong đời sống dân sự. Đặc biệt, hòa giải trong tố tụng dân sự góp phần giải quyết vụ án dân sự nhanh chóng, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, chế định hòa giải trong tố tụng dân sự trong pháp luật thực định còn những điểm hạn chế nhất định và cần phải khắc phục để nâng cao hiệu quả công tác hòa giải.

Trong giai đoạn hiện nay, hòa giải trong tố tụng dân sự là hình thức hòa giải đạt hiệu quả cao nhất, bao gồm cả việc thi hành các thỏa thuận đã đạt được. Dù vậy, các quy định pháp luật hiện tại cũng chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Nguyên

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

nhân là do sự phát triển của các quan hệ xã hội, các tình huống phát sinh trong thực tế ngày càng đa dạng, cũng như trình độ lập pháp của nước ta có những hạn chế nhất định.

Đồng thời, việc nghiên cứu và hoàn thiện chế định này chưa được các cơ quan có trách nhiệm quan tâm đúng mức. Hiện tại, việc các hạn chế của luật thực định và giải pháp đề xuất chỉ là những bài nghiên cứu nhỏ mang phạm vi trong nhà trường, hoặc các bài báo, bài bình luận của những chuyên gia và những người đang tiến hành công tác thực tiễn.

Vậy, việc nghiên cứu chế định hòa giải trong tố tụng dân sự là cần thiết. Yêu cầu nghiên cứu xuất phát từ các yếu tố khách quan như sự phát triển của các quan hệ xã hội là tất yếu. Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng cũng phát hiện ra những ưu, nhược điểm của quá trình lập pháp hiện nay.

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

Chương 2

PHÁP LUẬT HÒA GIẢITRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

Hòa giải có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án, cũng như đốivới sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải tại Tòa án là nội dung quan trọng góp phần nâng cao chất lượng hòa giải. Từ đó, vụ án được giải quyết nhanh chóng và làm giảm chi phí cho Nhà

Một phần của tài liệu Hòa giải trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)