Giai đoạn 1989-2005

Một phần của tài liệu Hòa giải trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng (Trang 25)

6. Bố cục đề tài

1.3.3.Giai đoạn 1989-2005

Ngày 07/11/1989 Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên thống nhất các các quy định về giải quyết vụ án dân sự. Pháp lệnh này quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án từ giai đoạn khởi kiện đến khi ra bản án. Trong đó, thủ tục hòa giải trong tố tụng dân sự có nhiều điểm khác biệt so với thời kỳ trước.

Hòa giải trong tố tụng dân sự không phải là chế định mới trong pháp luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, trong giai đoạn này chế định hòa giải được quy định rõ ràng, chi tiết hơn. Theo đó, Tòa án bắt buộc phải tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòasơ thẩm đối với tất cả vụ án dân sự, trừ trường hợp không được tiến hành hòa giải quy định tại Điều 43 Pháp lệnh. Pháp lệnh chưa có sự phân biệt giữa vụ án dân sự và việc dân sự, chỉ gọi chung là vụ án dân sự. Tuy nhiên, hòa giải cũng chỉ có thể tiến hành đối với những vụ án có tranh chấp, mâu thuẫn trong quan hệ pháp luật nội dung. Đối với những trường hợp không có tranh chấp trong quan hệ pháp luật nội dung, Pháp lệnh đã liệt kê vào các trường hợp không được tiến hành hòa

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

giải. Như vậy, dù không rõ ràng, Pháp lệnh cũng quy định hòa giải chỉ tiến hành đối với vụ án dân sự, tức là có tranh chấp giữa các bên đương sự. Sau 15 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, nếu các đương sự không thay đổi ý kiến hoặc Viện Kiểm sát cùng cấp, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung không phản đối thỏa thuận đó thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự. Quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Nếu có phát hiện sai sót thì có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm9. Đồng thời hòa giải cũng được tiến hành trước khi mở phiên tòa phúc thẩm. Trình tự thủ tục hòa giải, hiệu lực của quyết định công nhân sự thỏa thuận giữa các đương sự tương tự như hòa giải trước khi mở phiên tòasơ thẩm.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự chỉ quy định Tòa án tiến hành hòa giải mà không quy định cụ thể ai trực tiếp tiến hành hòa giải. Trong nhiều trường hợp, Tòa án phân công Thư ký tiến hành hòa giải do thiếu Thẩm phán. Vì vậy, hệ quả là Thư ký vừa tiến hành hòa giải vừa ghi biên bản hòa giải nên công tác hòa giải đạt hiệu quả chưa cao. Nội dung của hòa giải là những vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự. Các đương sự có thể thỏa thuận với nhau về phương thức giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, nó phải nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Đây là nguyên tắc xuyên suốt được áp dụng trong các quan hệ dân sự. Vì vậy, các bên trong hòa giải cũng phải tuân theo nguyên tắc này. Các bên thỏa thuận được tất cả vấn đề cần giải quyết trong vụ án thì Tòa án ra lập biên bản hòa giải thành. Bên cạnh đó, các bên cũng có quyền thỏa thuận với nhau về án phí. Khi đó, Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận sự thỏa thuận này. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được về án phí thì Tòa án sẽ quyết định về mức án phí và người phải chịu án phí10. Tòa án sẽ dựa vào quy định của pháp luật về án phí, lệ phí để quyết định phần án phí mà các bên phải chịu.

Pháp lệnh chỉ ghi nhận một trường hợp không tiến hành hòa giải được. Đó là trường hợp bị đơn vắng mặt dù đã được triệu tập họp lệ đến lần thứ hai mà không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Nghị quyết 03/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự, nếu không có điều kiện để tiến hành hòa giải thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Chẳng hạn, trường hợp có một bên đương sự ở nước ngoài, đang bị giam giữ hoặc do những trở ngại khách

9Mục 2 phần II Nghị quyết 03/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân tối cao hướng

dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

quan như tai nạn, ốm đau,… nên không thể có mặt để tiến hành hòa giải. Khi đó, Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử mà không phải tiến hành hòa giải.

Tóm lại, Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự năm 1989 là một bước tiến trong hệ thống pháp luật dân sự nước ta. Đây là lần đầu tiên các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ tố tụng dân sự được thống nhất trong một văn bản. Nhờ đó, việc áp dụng pháp luật được thống nhất và dễ dàng hơn trước. Hòa giải là một chế định kế thừa từ thời kỳ trước đó. Tuy nhiên, hòa giải trong pháp lệnh đã có quy định rõ ràng hơn, dễ áp dụng hơn, công tác nghiên cứu cũng thuận lợi hơn thời kỳ trước đó. Dù vậy, Pháp lệnh này cũng còn có một số hạn chế nhất định. Những hạn chế này được nhìn nhận qua việc áp dụng chế định trong một thời gian dài. Do đó, BLTTDS được thông qua năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2005 đã giải quyết được một số hạn chế của pháp lệnh.

Một phần của tài liệu Hòa giải trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng (Trang 25)