6. Bố cục đề tài
2.2.2. Biên bản hòa giải
-Quy định pháp luật
Theo quy định của BLTTDS thì Thư ký tham gia phiên hòa giải với vai trò là người ghi biên bản hòa giải. Biên bản hòa giải phản ánh nội dung tranh chấp do các đương sự trình bày và những kết quả thỏa thuận được cũng như không thỏa thuận được. Theo đó, nội dung biên bản được quy định tại Điều 186 BLTTDS bao gồm các nội dung chính sau:
-Ngày, tháng, năm tiến hành phiên hòa giải; -Địa điểm tiến hành hòa giải;
- Thành phần tham gia phiên hòa giải;
- Ý kiến của đươngsự hoặc người đại diện của đương sự;
- Những nội dung đã được các đương sự thỏa thuận, không thỏa thuận. Địa điểm tiến hành hòa giải thường là trụ sở Tòa án giải quyết vụ án dân sự. Luật không quy định nơi tiến hành hòa giải nhưng hầu như các phiên hòa giải được tiến hành tại trụ sởTòa án, thực tế chưa có trường hợp Thẩm phán tiến hành hòa giải ở nơi khác. Thành phần tham gia phiên hòa giải cần ghi rõ họ tên người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Trong đó, người tham gia tố tụng cần ghi họ
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca
tên, địa vị pháp lý và địa chỉ của từng người theo thứ tự nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Đồng thời, Thư ký cần cũng ghi rõ nếu những người này vắng mặt tại phiên hòa giải. Khi ghi ý kiến của đương sự (hoặc đại diện hợp pháp của đương sự), Thư ký phải chú ý ghi rõ ràng và phản ánh đúng những gì đã diễn ra ở phiên hòa giải. Những nội dung mà các bên thỏa thuận được sẽ ghi trước các nội dung không thỏa thuận được.
Ngoài những nội dung chính đã được ghi nhận trong BLTTDS, theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP thì biên bản hòa giải cũng có thêm những nội dung khác như phần thủ tục bắt đầu phiên tục bắt đầu phiên hòa giải và những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của những người tham gia phiên hòa giải (nếu có). Những nội dung được hướng dẫn trong Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP là những nội dung cần thiết mà trong phiên hòa giải cần phải có để đảm bảo phiên hòa giải được tiến hành đúng pháp luật và đảm bảo quyền được xem, bổ sung vào biên bản hòa giải của đương sự. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải, Thư ký ghi biên bản và các đương sự. Nếu biên bản có nhiều trang thì đương sự phải ký vào từng trang của biên bản để đảm bảo tính khách quan của biên bản hòa giải.
Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, Thư ký sẽ lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành là căn cứ để Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự. Do đó, Thẩm phán chủ trì phiên hòa giảihoặc Thư ký cũng chỉ lập biên bản hòa giải thành khi các đương sự đã thỏa thuận được tất cả các nội dung của tranh chấp, bao gồm cả phần án phí. BLTTDS hiện tại cũng không quy định những nội dung cơ bản của biên bản hòa giải thành. Tuy nhiên, mẫu biên bản hòa giải thành do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành thì biên bản hòa giải thành chỉ cần ghi rõ những nội dung mà các bên đã thỏa thuận được trong vụ án. Biên bản hòa giải thành có chữ ký của Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải và các đương sự (các đương sự có thể điểm chỉ nếu không biết chữ). Đối với các đương sự có mặt tại phiên hòa giải, Tòa án sẽ gửi ngay cho họ biên bản hòa giải thành. Đối với các đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải, Tòa án cũng phải gửi biên bản hòa giải thành cho họ. Tuy nhiên, BLTTDS và các văn bản hướngdẫn thi hành cũng không quy định thời gian bao lâu Tòa án phải gửi biên bản hòa giải thành. Vì vậy, việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự sẽ kéo dài hơn bảy ngày nếu Tòa án gởi cho những người vắng mặt biên bản hòa giải thành quá muộn và kết quả hòa giải thành có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Trong biên bản hòa giải thành cần ghi “Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải nếu đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận,
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca
thì phải làm thànhvăn bảngửi cho Tòa án”15. Hướng dẫn này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bên đương sự thực hiện quyền của mình, đặc biệt là đối với các đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải.
Khi các đương sự không thỏa thuận được về tất cả nội dung phải giải quyết trong vụ án dân sự, Thư ký có lập biên bản hay không thì chưa được quy định rõ. Tuy nhiên, để tạo cơ sở pháp lý cho việc ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án thường lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản này ghi nhận các yêu cầu của đương sự và các nội dung mà đương sự đã thỏa thuận được, không thỏa thuận được. Cũng có quan điểm cho rằng, Tòa án không nhất thiết phải lập biên bản hòa giải không thành bởi vì Luật không quy định.
- Thực trạng biên bản hòa giảivà thực tếtại Tòa án Thới Bình
Thư ký tham gia phiên hòa giải với vai trò là người ghi biên bản. Hiện tại, mẫu biên bản hòa giải thành đã được ban hành và áp dụng thống nhất trong cả nước. Biên bản hòa giải phải phản ánh được nội dung tranh chấp qua trình bày và yêu cầu của đương sự. Biên bản này phải đọc lại cho các đương sự nghe và ký tên vào biên bản. Khi đó, các đương sự hầu như không kiểm tra lại biên bản hòa giải trước khi ký tên. Thư ký cũng chỉ đọc sơ qua nội dung trình bày của các đương sự, và tóm tắt yêu cầu của các đương sự. Biên bản hòa giải là văn bản tố tụng quan trọng ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng về sau, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Tuy nhiên, các đương sự chưa quan tâm đến việc kiểm tra lại biên bản hòa giải trước khi ký tên. Đồng thời, Thư ký cũng không nhắc nhở hay yêu cầu đương sự thực hiện việc này. Nếu có sai sót xảy ra trong quá trình lập biên bản thì đương sự là bị ảnh hưởng nhiều nhất. Biên bản này cũng là được xem là chứng cứ để Hội đồng xét xử ra bản án tại phiên tòa trong trường hợp hòa giải không thành. Trong các phiên hòa giải diễn ra tại Tòa án Thới Bình, các đương sự cũng chưa thật quan tâm đến nội dung biên bản hòa giải. Thư ký yêu cầu họ ký tên thì họ ký tên vào biên bản mà không đọc lại nội dung của biên bản. Do đó, có rất ít trường hợp trong phần những sửa đổi bổ sung theo yêu cầu của người tham gia hòa giải có ý kiến của đương sự muốn sửa đổi bổ sung vào biên bản hòa giải.
Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, Thư ký lập biên bản hòa giải thành để ghi nhận lại nội dung sự thỏa thuận của các đương sự. Khi hòa giải không thành thì đa số Tòa án lập biên bản hòa giải không thành. Tuy nhiên, BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng không điềuchỉnh vấn
15
Theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm”.
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca
đề này nên mỗi Tòa có cách áp dụng khác nhau. Tại Tòa án Thới Bình, trong các trường hợp hòa giải không thành, Thư ký lập biên bản hòa giải không thành để làm cơ sở đưa vụ án ra xét xử.
-Tồn tại và giải pháp
Để tránh những khiếu nại của các đương sự sau khi lập biên bản hòa giải, cũng như để các giai đoạn tố tụng diễn ra nhanh chóng và phản ánh đúng sự thật khách quan, Tòa án cần thiết phải yêu cầu các đương sự kiểm tra trước khi ký tên vào biên bản hòa giải.Đồng thời, khi các đương sự kiểm tra như vậy cũng đảm bảo quyền lợi của các đương sự. Do đó, bản thân của các đương sự cũng cần có ý thức trong việc này để đảm bảo quyền lợi cho chính mình. Nếu đương sự không am hiểu pháp luật thì họ không ý thức được vai trò của biên bản hòa giải. Vì vậy, Tòa án không nên yêu cầu đương sự xem biên bản hòa giải như một nghĩa vụ mà cần giải thích đó là công việc để bảo vệ quyền lợi cho chính họ. Như vậy, đương sự sẽ thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả hơn.
Như đã nói trên, trong phiên hòa giải không thành thì Tòa án lập mộthay hai biên bản (bao gồm biên bản hòa giải và biên bản hòa giải không thành)chưa được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, việc áp dụng quy định này không thống nhất trong thực tế. Tuy nhiên, người viết cho rằng Tòa án không cần lập biên bản hòa giải không thành. Việc hòa giải không thành đã được ghi nhận trong biên bản hòa giải. Khi lập thêm biên bản hòa giải không thành gây thêm tốn kém cho Nhà nước và làm phức tạp thêm thủ tục tố tụng. Đồng thời, BLTTDS cũng không bắt buộc phải lập biên bản hòa giải không thành. Vì vậy, Tòa án không cần thiết phải lập biên bản hòa giải không thành.
Hiện tại, biên bản hòa giải thành là căn cứ để Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trong một buổi hòa giải mà xuất hiện tới hai biên bản ghi nhận sự thỏa thuận của các đương sự là không cần thiết và gây nên sự lãng phí. Đồng thời, việc lập nhiều biên bản tạo thêm áp lực công việc cho các Thẩm phán và Thư ký. Do đó, có hai phương án để giải quyết tình trạng này. Phương án thứ nhất là vẫn lập hai biên bản hòa giải và biên bản hòa giải thành. Nhưng biên bản hòa giải thành có hiệu lực pháp luật và được đảm bảo thi hành bằng quyền lực nhà nước. Phương án thứ hai là biên bản hòa giải là căn cứ để Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Tuy nhiên, theo tinh thần của pháp luật thực định là cho phép các bên một khoảng thơi gian suy nghĩ về sự thỏa thuận của mình, giải pháp thứ hai sẽ phù hợp hơn. Trong đó, các đương sự vẫn thời gian để thay đổi thỏa thuận của mình nếu cần thiết và cũng giảm bớt công
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca
việc cho Thư ký mà vẫn đảm bảo việc giải quyết vụ án được tiến hành đúng pháp luật. Như vậy, có thể bỏ đi đoạn 2 khoản 2 Điều 186 BLTTDS. Khi đó, thủ tục tố tụng cũng giảm bớt và cũng đảm bảo cho các đương sự có thời gian xem xét lại các thỏa thuận đã đạt được.