Giai đoạn 2005 đến nay

Một phần của tài liệu Hòa giải trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng (Trang 27)

6. Bố cục đề tài

1.3.4.Giai đoạn 2005 đến nay

Ngày 01/01/2005 là thời điểm BLTTDS 2004 bắt đầu có hiệu lực. Từ đây, trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự (theo nghĩa rộng) được thống nhất trong một văn bản nhất định. Bộ luật này bao gồm 36 chương, 418 điều. Theo đó, có rất nhiều điểm mới và tiến bộ được quy định trong BLTTDS 2004 để khắc phục những hạn chế của các văn bản điều chỉnh lĩnh vực tố tụng dân sự thời kỳ trước.

Về thủ tục hòa giải, BLTTD quy định đây cũng là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án. Cũng theo quy định này thì việc hòa giải chỉ được tiến hành trong quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. Tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, Hội đồng xét xử chỉ hỏi xem các đương sự có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án hay không, Tòa án không tiến hành hòa giải như giai đoạn trước phiên tòa sơ thẩm.

Bên cạnh đó, so với Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự năm 1989, BLTTDS quy định về hòa giải tại tòa nhiều hơn về số điều luật và nội dung các quy phạm pháp luật liên quan cũng nhiều hơn và chi tiết hơn. Cụ thể, BLTTDS có 8 điều quy định về hòa giải tại Tòa án. Trong các điều luật này đã làm rõ những quy định về thông báo phiên hòa giải, thành phần tham gia, nội dung hòa giải, nội dung biên bản hòa giải,…Đặc biệt, BLTTDS cũng quy định về nguyên tắc và phạm vi tiến hành hòa giải. Đây là những nội dung quan trọng giúp cho Tòa án tiến hành hòa giải nhanh chóng, đạt hiệu quả cao, tránh gây lãng phí cho Nhà nước vàđương sự.

Cuối cùng, thủ tục ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự cũng có những điểm mới so với thời kỳ trước đó. Theo đó, khi các đương sự thỏa thuận được tất cả các nội dung của quan hệ pháp luật nội dung thì Tòa án ra quyết

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

định công nhận sự thỏa thuận của đương sự, kể cả phần án phí. Quyết định này có hiệu lực ngay và không thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Khi có phát hiện sai sót thì quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tóm lại, BLTTDS ra đời thật sự là bước tiến lớn của pháp luật tố tụng dân sự nước ta. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự (bao gồm dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động) được thống nhất trong một văn bản. Trong đó, thủ tục hòa giải cũng có những điểm mới. Các quy định này bước đầu đã khắc phục những hạn chế khi áp dụng các pháp lệnh trước đây. Sau hơn 5 năm áp dụng, chế định hòa giải trong tố tụng dân sự cũng có những hạn chế nhất định. Hiện tại, Quốc hội cũng đang trong quá trình dự thảo sửa đổi, bổ sung BLTTDS. Trong các bản dự thảo này cũng khắc phục được một phần hạn chế khi áp dụng BLTTDS hiện tại. Tuy nhiên, các dự thảo này vẫn chưa được thông qua.

Một phần của tài liệu Hòa giải trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng (Trang 27)