Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

Một phần của tài liệu Hòa giải trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng (Trang 56)

6. Bố cục đề tài

2.3.1.Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

-Quy định pháp luật

Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là văn bản tố tụng quan trọng khi Tòa án tiến hành hòa giải. Quyết định này có tác dụng làm cho các thỏa thuận giữa các bên có hiệu lực thi hành đối với các bên và cả đối với người thứ ba. Đồng thời, nó được đảm bảo thi hành bằng quyền lực nhà nước khi bên có nghĩa vụ không tự nguyện thi hành.

Tòa án sẽ ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu sau bảy ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận bằng văn bản. Cụ thể, người ra quyết định là Thẩm phán chủ trì phiên giải hoặc một Thẩm phán khác theo sự phân công của Chánh án (trong trường hợp Thẩm phán đã tiến hành hòa giải không thể ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự).

Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự sẽ được gửi cho các đương sự và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định. Thủ tục gửi quyết định này tuân theo những quy định về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng tại chương X BLTTDS.

BLTTDS không quy định nội dung của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/2006, quyết định này có những nội dung cơ bản sau:

- Công nhận sự thỏa thuận của đương sự nào: lý lịch của từng đương sự trong vụ án;

- Các nội dung mà tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Các nội dung này không chỉ là các nội dung cần giải quyết trong vụ án dân sự mà còn bao gồm cả phần án phí.

- Ngoài ra, trong quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự cũng có giải thích về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.16 Trong đó, nội dung toàn bộ vụ án bao gồm các quan hệ pháp luật, các yêu cầu của đương sự và cả phầnán phí. Một vụ án dân sự có thể có một hoặc nhiều mâu thuẫn cần giải quyết. Khi đó, nếu các bên chỉ thỏa thuận được về việc giải quyết một phần của vụ án thì Tòa án cũng không ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự. Đồng thời, nếu các bên không thỏa thuận được về án phí thì cũng xem như chưa thỏa thuận được toàn bộ nội dung của vụ án.Tuy nhiên, án phí là nghĩa vụ của các đương sự đối với Nhà nước khi đưa ra yêu cầu mà không được chấp nhận. Do đó, phần án phí nên do Tòa án quyết định căn cứ vào quy định của pháp luật khi mà các bên không thỏa thuận được với nhau. Điều này có nghĩa là các bên vẫn có quyền thỏa thuận về án phí, khi nào các bên không thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ giải quyết. Trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trước đây, nếu các bên không thỏa thuận được với nhau về án phí thì Tòa án vẫn ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và phần án phí do Tòa án quyết định.

Bên cạnh đó, quy định khi các bên thỏa thuận được tất cả các nội dung cần phải giải quyết thì Tòa án mới công nhận sự thỏa thuận của các đương sự còn nhiều điểm hạn chế. Theo quy định của các nước phát triểntrên thế giới, khi các đươngsự thỏa thuận được đến đâu thì Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận đến đó.17 Nguyên nhân là những nội dung mà các bên đã thỏa thuận được chính là mong muốn các đương sự khi giải quyết tranh chấp. Đồng thời, nếu Tòa án công nhận sự thỏa thuận một phần cũng phù hợp với nguyên tắc tự do, thỏa thuận của các đương sự trong các quan hệ dân sự. Cuối cùng, khi một phần của vụ án được giải quyết thì gánh nặng của Tòa án khi đưa vụ án ra xét xử cũng giảm bớt,và các đương sự cũng có lợi hơn về án phí.

Theo quy định của Điều 184, có trường hợp phiên hòa giải diễn ra mà vắng mặt một số đương sự. Khi đó, sự thỏa thuận của các đương sự có mặt tại phiên hòa giải có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của những người vắng mặt. Trong trường hợp này, khi được sự đồng ý bằng văn bản của những người vắng mặt thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Tuy nhiên, BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chưa quy định về thời điểm mà các đương sự vắng mặt phải gửi văn bản đồng ý hoặc không đồng ý với kết quả hòa giải thành. Điều gây khó khăn cho Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Đồng thời, Điều 184 quy định trong trường hợp có đương sự vắng mặt thì Tòa án chỉ tiến hành

16Khoản 2 điều 187 BLTTDS 2004

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

hòa giải khi việc hòa giải đó không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của những đương sự vắng mặt. Trong khi đó, Điều 187 lại quy định Tòa án có thể ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong trường hợp sự thỏa thuận của các đương sự có mặt ảnh hưởng đến các đương sự vắng mặt. Như vậy, quy định giữa hai điều luật này có những mâu thuẫn nhất định và gây khó khăn khi áp dụng các quy định này.

Khi mà thỏa thuận của các đương sự có mặt không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người vắng mặt thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận này. Sự thỏa thuận này chỉ có hiệu lực đối với những người có mặt tại phiên hòa giải. Trường hợp mà sự thỏa thuận của các đương sự có mặt tại phiên hòa giải mà không ảnh hưởng đến những đương sự không có mặt là rất ít xảy ra. Nguyên nhân là các đương sự trở thành người tham gia tố tụng trong một vụ án dân sự thì quyền lợi và nghĩa vụ của họ cũng có ảnh hưởng ít hoặc nhiều. Đồng thời, khoản 2 Điều 187 BLTTDS cũng quy định Tòa án chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự khi mà các đương sự thỏa thuận giải quyết được toàn bộ nội dung của vụ án. Trong khi đó, các đương sự có mặt tại phiên hòa giải chưa thỏa thuận được toàn bộ nội dung vụ án. Nếu các đương sự thỏa thuận được tất cả nội dung của vụ tranh chấp thì những nội dung này không thể không có ảnh hưởng đến các đương sự vắng mặt vì tất cả họ là đương sự trong một vụ án dân sự. Do đó, trong trường hợp này Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì không phù hợp với quy định của khoản 2 Điều 187. Như vậy, chỉ trong Điều 187 đã có những mâu thuẫn nhất định, khi áp dụng khoản 3 lại mâu thuẫn khoản 2.

Giả sử, Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có mặt tại phiên hòa giải theo quy định tại khoản 3 Điều 187. Vậy các tranh chấp, yêu cầu của các đương sự vắng mặt đưa ra xét xử tiếp tục hay tách thành một vụ án độc lập. Về việc giải quyết vấn đề này thì BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định cụ thể. Các tranh chấp, yêu cầu còn lại đưa ra xét xử như trường hợp công nhận sự thỏa thuận một phần như phân tích ở trên sẽ hợp lý hơn vì khi đó sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc cho giai đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xửvụ án. Tuy nhiên, dựa vào khung cảnh luật thực định, việc Tòa án đưa vụ án ra xét xử là không phù hợp với quy định của Điều 179. Điều 179 BLTTDS quy định hết thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án ra một trong bốn quyết định, bao gồm:

- Công nhậnsự thỏa thuận của các đương sự; - Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

-Đưa vụ án ra xét xử.

Như vậy, trong trường hợp này thì Tòa án đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nên không thể ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Do đó, trong trường hợp này thì vụ án chưa giải quyết xong mà vẫn phải kết thúc vụ án vì quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự cũng làm khép lại quá trình giải quyết vụ án.Cho nên, các yêu cầu, tranh chấp còn lại chỉ có thể táchra thành một vụ kiện độc lập khác. Khi đó, các đương sự phải bắt đầu lại một vụ kiện vì theo nguyên tắc thì khi nào có yêu cầu khởi kiện thì Tòa án mới có cơ sở giải quyết vụ án. Như vậy, các đương sự vắng sẽ gặp nhiều khó khăn khi Tòa án áp dụng khoản 3 Điều 187 BLTTDS để ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự dù có thể họ mới chỉ vắng mặt một lần trong quá trình tiến hành hòa giải.

Tóm lại, quy định về việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án trong BLTTDS còn nhiều điểm chưa hợp lý gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.

- Thực tiễn ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự và thực tế

tại Tòa án Thới Bình

Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sựlàm cho thỏa thuận của các đương sự tại phiên hòa giải có hiệu lực thi hành. Việc ra quyết đinh và gửi quyết định này cho đương sự và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp được quy định rõ ràng và cụ thể trong BLTTDS. Nhìn chung, Tòa án tôn trọng và tuân thủ các quy định khi tiến hành việc ra quyết định và gửi quyết định. Tại Tòa án Thới Bình, việc gởi quyết định này cũng được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Tòa án chỉ làm nhiệm vụ gởi quyết định cho Viện kiểm sát cùng cấp. Đối với cácđương sự, Tòa ánthường yêu cầu các đương sự đến trụ sở Tòa án để nhận quyết định. Trong các trường hợp này, các đương sự thường tự mình đến Tòa án nhận quyết định vì họ cho rằng đó là nhiệm vụ của họ.

Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự khi tất cả các nội dung cần phải giải quyết trong vụ án được các bên đã thỏa thuận xong. Đồng thời, các bên cũng thỏa thuận cả án phí mà các bên phải chịu. Mức án phí mà từng bên phải chịu có thể không giống như quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tổng số án phí mà các đương sự phải đóng bằng số án phí của toàn bộ vụ án. Việc quy định các đương sự phải thỏa thuận toàn bộ nội dung vụ án thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự gây khó khăn cho các đương sự, cũng như Tòa án trong việc giải quyết vụ án. Thông thường, các đương sự chỉ thỏa thuận được một phần các nội dung tranh chấp. Khi đó, Tòa án không ra quyết định công nhận

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

sự thỏa thuận của các đương sự. Tại Tòa án Thới Bình cũng có xảy ra tình trạng này. Thông thường, tỷ lệ hòa giải thành các vụ án ly hôn mà tài sản ít cao hơn các tranh chấp khác vì nội dung tranh chấp không quá phức tạp. Từ đầu năm 2010 đến nay, Tòa án Thới Bình ra 29 quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trong đó, có 25 quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Bên cạnh đó, việc Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự trong trường hợp có đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải rất ít xảy ra. Nguyên nhân là trong vụ án có nhiều đương sự thì nội dung các tranh chấp thường phức tạp, và rất khó để các bên thỏa thuận được vớinhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án. Thực tế, từ khi BLTTDS ra đời đến nay, Tòa án Thới Bình chưa ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nào trong trường hợp có đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải.18 BLTTDS có quy định vấn đề này nhưng thực tế tại Tòa án gặp nhiều khó khăn khi áp dụng quy định này. Thông thường khi không có đầy đủ các đương sự thì phiên hòa giải cũng ít được diễn ra.

-Tồn tại và giải pháp

BLTDS quy định Tòa án chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự khi các đương sự thỏa thuận giải quyết toàn bộ vụ án. Do đó, có nhiều trường hợp các đương sự chỉ thỏa thuận được một phần nội dung thì các thỏa thuận này không được công nhận. Khi đưa vụ án này ra xét xử thì các nội dung mà các đương sự đã thỏa thuận được tại phiên hòa giải vẫn được Hội đồng xét xử xem xét như bình thường nhưng có tính đến mong muốn đích thực của các bên. Như vậy, trong trường hợp này nguyên tắc tự do thỏa thuận trong các quan hệ dân sự không được tôn trọng. Do đó, để nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự vẫn được tôn trọng thì khi các bên thỏa thuận được nội dung nào thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận ở phần đó. Các phần còn lại vẫn được đưa ra xét xử bình thường. Như vậy, vừa tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự, vừa giảm bớt công việc cho Tòa án vì tranh chấp của các bên trong vụ án đã giảm đi một phần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, khi Tòa án được phép ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp đương sự chỉ thỏa thuận được một phần vụ án sẽ tạo nên sự thống nhất trong quy định pháp luật giữa khoản 2 và khoản 3 điều 187 BLTTDS. Khi Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo khoản 3 điều 187 BLTTDS là chỉ giải quyết được một phần vụ án.

Trong trường hợp nêu tại khoản 3 điều 187 BLTTDS, thời gian tối đa mà các đương sự vắng mặt trong phiên hòa giải phải gởi văn bản đồng ý cho Tòa án chưa

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

được quy định. Vì vậy, nếu rơi vào các trường hợp này thì Tòa án rất khó khăn trong việc ra quyết định công nhậnsự thỏa thuận của các đương sự có mặt tại phiên hòa giải. Do đó, thời gian tối đa này cần được ghi nhận trong luật để tạo cơ sở pháp lý cho việc ra quyết định của Tòa án. Khi hết thời gian quy định nêu trên, nếu Tòa án không nhận được văn bản trả lời của những người vắng mặt thì xem như những người này không đồng ý với kết quả hòa giải thành. Từ đó, Tòa án có cơ sở để tiến hành các bước tố tụng tiếp theo.

2.3.2. Hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

Khi quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực thì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ án. Theo quy định của Điều 188 BLTTDS, quyết định này có hiệu lực ngay sau khi được ban hành. Do đó, khi quyết định này được ban hành sẽ ràng buộc các bên đương sự. Khi đó, bên có nghĩa vụ phải có trách nhiệm thi hành nghĩa vụ của mình đối với bên có

Một phần của tài liệu Hòa giải trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng (Trang 56)