Thủ tục tại phiên hòa giải

Một phần của tài liệu Hòa giải trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng (Trang 47)

6. Bố cục đề tài

2.2. Thủ tục tại phiên hòa giải

2.2.1. Nội dung phiên hòa giải

-Quy định pháp luật

Nội dung khi tiến hành phiên hòa giải là nội dung quan trọng nhất trong quá trình hòa giải của Tòa án vì đây là khâu quyết định kết quả hòa giải. Khi khâu này được các Thẩm phán tiến hành hòa giải quan tâm đúng mức và sự hợp tác của các đương sự thì kết quả hòa giải đạt cao hơn rất nhiều. Điều 185 BLTTDS quy định về nội dung khi tiến hành hòa giải. Tuy nhiên, điều luật này không quy định cụ thể về trình tự, thủ tục diễn ra phiên hòa giải, chỉ quy định chung về nhiệm vụ của Thẩm phán khi tiến hành hòa giải.Khi dựa vào mẫu biên bản phiên hòa giải ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP thì phiên hòa giải cũng phải tiến hành thủ tục bắt đầu.

Trước hết, Thư ký phụ trách ghi biên bản phiên hòa giải sẽ kiểm tra sự có mặt của các đương sự bằng cách thu lại giấy thông báo về phiên hòa giải. Đồng thời, Thư ký cũng kiểm tra tư cách của người có mặt. Dù luật chưa quy định cụ thể nhưng việc Thư ý kiểm tra sự có mặt của đương sự cần thiết để phiên hòa giải có thể diễn ra nhanh chóng và đúng pháp luật. Tiếp đến, Thẩm phán chủ trì phiên hòa

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

giải cũng kiểm tra lại sự có sự của những người tham gia phiên hòa giải và kiểm tra căn cước của những người này. Sau khi Thẩm phán chắc chắn rằng phiên hòa giải có thể diễn ra, Thẩm phán tiến hành hòa giải sẽ phổ biến, giải thích các quy định pháp luật liên quan đến nội dung phải giải quyết trong các quan hệ pháp luật nội dung. Tùy theo nội dung tranh chấp, Thẩm phán lựa chọn các quy phạm pháp luật phù hợp để giải thích cho các đương sự hiểu về tranh chấp của mình. Cần tránh trường hợp Thẩm phán giải thích các quy định không liên quan gây khó hiểu cho các đương sự. Bên cạnh đó, Thẩm pháncũng phân tích tình và lý trong vụ án, cũng như hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để các đương sự thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Tùy theo từng đối tượng đương sự khác nhau mà Thẩm phán cần có cách giải thích phù hợp. Chẳng hạn, đối với người dân có trình độ thấp thì Thẩm phán không thể giải thích giống như giải thích đối với người có trình độ Trung học phổ thông hoặc cao hơn. Như vậy, kết quả hòa giải mới có thể đạt được cao.

Tòa án có nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bên có thể thỏa thuận đượcvới nhau. Trong quá trình đó, Thẩm phán có thể đưa ra ý kiến của mình đối với tranh chấp, đối với quan hệ giữa các bên đương sự. Tuy nhiên, Thẩm phán tuyệt đối không được cho các bên biết quan điểm xét xử của mình. Thông thường, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án thường tiến hành hòa giải và cả xét xử (nếu có). Do đó, khi các bên biết được quan điểm xét xử thì ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định của các đương sự.

Hậu quả pháp lý khi hòa giải thành là nội dung quan trọng mà Tòa án cần giải thích rõ ràng cho đương sự vì đây chính là yếu tố quyết định tỷ lệ hòa giải thành tại Tòa án luôn cao hơn so với các hình thức hòa giải khác. Hậu quả pháp lý khi tiến hành hòa giải thành là việc Tòa án lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định của BLTTDS. Án phí cũng là phần quan trọng mà Tòa án cần giải thích cho các đương sự được biết. Đặc biệt, trong vụ án có giá trị tài sản lớn thì án phí ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên. Theo đó, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau tại phiên hòa giải thì các bên chỉ phải chịu 50% án phí dân sự sơ thẩm.

Nội dung quan trọng khác mà Tòa án cần giải thích đó là hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự. Quyết định này cũng được đảm bảo thi hành bởi quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, không phải đương sự nào cũng biết được hiệu lực của quyết định này. Do đó, việc Tòa án giải thích là cần thiết. Bên cạnh đó, việc giải thích của Tòa án góp phần tích cực vào việc hòa giải thành. Thông thường, khi hòa giải ở cơ sở thì thường không có cơ chế thi hành kết quả hòa

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

giải thành. Khi hòa giải tại Tòa án thì kết quả hòa giải thành có cơ chế thi hành nhất định. Nhờ đó, các bên tích cực, chủ động hơn trong việc thỏa thuận tìm ra giải pháp chấm dứt tranh chấp. Cuối cùng, Thẩm phán có thể giải thích về ý nghĩa của hòa giải đối với các bên đương sự. Ví dụ, khi các bên hòa giải thành thì có thể tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho việc đi lại.

Sau khi Thẩm phán giải thích xong các nội dung đã nói trên, các đương sự sẽ trình bày về quan hệ pháp luật nội dung và các yêu cầu của mình. Trong đó, nguyên đơn trình bày trước, tiếp đến là bị đơn và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Các đương sự thường không tự mình trình bày về nội dung quan hệ pháp luật nội dung mà cần sự giúp đở của Thẩm phán. Tùy theo từng loại tranh chấp mà Thẩm phán sẽ đưa ra những câu hỏi mang tính chất gợi mở cho các bên đương sự trình bày nội dung tranh chấp và yêu cầu của mình. Trong quá trình đó, Thẩm phán có thể kết hợp giải thích thêm về pháp luật để các bên hiểu. Cuối cùng các đương sự sẽ tiến hành bàn bạc, thỏa thuận vềkết quả giải quyết tranh chấpvới sự chủ trì và giúp đở của Thẩm phán. Thẩm phán cũng có thể cùng các bên bàn bạc để hòa giải đạt kết quả cao hơn nhưng đương sự vẫn có quyền tự quyết định và định đoạt.

BLTTDS chia tranh chấp thành 4 loại, bao gồm tranh chấp dân sự, tranh chấp về hôn nhân và gia đình, tranh chấp về kinh doanh, thương mại, tranh chấp về lao động. Trong tất cả tranh chấp thuộc 4 loại trên, tranh chấp ly hôn (thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình) có phương thức hòa giải khác biệt nhất. Nguyên đơn khởi kiện ra tòa với yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải đoàn tụ. Sau khi hòa giải đoàn tụ thành thì nguyên đơn sẽ rút đơn khởi kiện. Khi đó, Tòa án sẽ căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Nếuhòa giải đoàn tụ không thành, Thẩm phán sẽ hòa giải thuận tình ly hôn. Khi các bên thỏa thuận được tất cả các nội dung bao gồm quan hệ hôn nhân, về tài sản chung (bao gồm tài sản có và tài sản nợ), về con chung thì xem như các bên đã thỏa thuận được tất cả các nội dung cần phải giải quyết trong vụ án ly hôn.

- Thực tiễn hòa giải và thực tế tại Tòa án Thới Bình

Dù chưa được BLTTDS ghi nhận chính thức nhưng các Tòa án thường làm tốt thủ tục bắt đầu phiên hòa giải vì thông qua đó Thẩm phán xác định được phiên hòa giải có thể tiến hành và xác định được tư cách pháp lý của các đương sự. Tại Tòa án Thới Bình, thủ tục bắt đầu phiên hòa giải cũng được chú trọng đúng mức. Theo các Thẩm phán tại đây thì việc kiểm tra sự có mặt của các đương sự là cần thiết vì một quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự phải xác định rõ

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

những người có quyền và có nghĩa vụ. Khi đó, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự mới có cơ sở để thi hành.

Việc phổ biến pháp luật chưa được các Thẩm phán quan tâm đúng mức. Thông thường, việc phổ biến pháp luật cho các đương sự chỉ dừng lại ở các quan hệ pháp luật nội dung. Tức là phân tích cho các đương sự biết về các quy định liên quan đến nội dung tranh chấp của mình. Một nội dung quan trọng khác mà Thẩm phán cần giải thích rõ là việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và cũng như việc thi hành quyết định này. Thông thường, các Thẩm phán giải thích nội dung này sau khi các đương sự đã thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu các đương sự không thỏa thuận được thì nội dung này ít khi được quan tâm. Việc phổ biến pháp luật trong phiên hòa giải cũng đang được quan tâm để nâng cao kết quả hòa giải thành tại Tòa án Thới Bình. Các Thẩm phán không chỉ giải thích pháp luật trước khi các đương sự trình bày mà cả trong quá trình các đương sự trình bày nếu cần thiết. Do đó, các đương sự dễ dàng hiểu được quy định pháp luật hơn. Từ đó, các thỏa thuận đạt được ít rơi vào điều cấm của pháp luật hoặc đạo đức xã hội. Khi thỏa thuận của các đương sự vi trái pháp luật và đạo đức xã hội thì Thẩm phán cũng giải thích để các bên chọn phương án khác.

Ví dụ, trường hợp Tòa án Thới Bình hòa giải vụ án ly hôn của anh Ngời và chị Vẽ vào ngày 15/02/2011. Khi hòa giải thuận tình ly hôn, cả hai đương sự đều yêu cầu nhận lại toàn bộ số vàng mà cha mẹ chồng ngày cưới, bao gồm 3 chỉ vàng 24k và 1 đôi hoa tai. Hai bên đã không đạt được sự thỏa thuận về tài sản chung. Khi đó, Thẩm phán phụ trách hòa giải giải thích thêm quy định của pháp luật về chia tài sản chung khi ly hôn. Cũng trong trường hợp này mà một bên yêu cầu nhận hết số vàng mà bên kia chấp nhận thì Tòa án vẫn chấp nhận vì thỏa thuận này không vi phạm điều cấm của pháp luật.

Việc tiết lộ quan điểm xét xử của Thẩm phán vẫn còn diễn ra ở một số Tòa án nhất định. Trong các trường hợp mà tình tiết vụ án đơn giản, rõ ràng thì các Thẩm phán thường cho đương sự biết là quy định pháp luậtgiải quyết tranh chấpvà khi đưa ra xét xử thì kết quả giống như vậy. Do đó, các đương sự thường chấp nhận các giải pháp mà Thẩm phán đưa ra. Tại Tòa án Thới Bình, tình trạng Thẩm phán để lộ quan điểm xét xử cũng diễn ra có thể do vô tình hoặc do cố ý. Đa số các trường hợp này là các quan hệ hôn nhân mà các bên tranh chấp về tài sản mà giá trị không lớn, không liên quan đến đất đai. Khi xảy ra tình trạng này mà phải đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án phân công Thẩm phán khác xét xử để đảm bảo tính khách quan và uy tín của Tòa án.

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

Án phí là nội dung mà các đương sự có quyền thỏa thuận với nhau khi tham gia hòa giải. Tuy nhiên, các Thẩm phán thường không giải thích quyền này cho các đương sự. Khi mà các đương sự đã thỏa thuận xong quan hệ pháp luật nội dung thì Thẩm phán dựa vào quy định pháp luật tính luôn án phí cho các đương sự. Do không được giải thích nên đương sự cho rằng án phí do Tòa án quyết định. Khi đó, họ chấp nhận phần án phí mà Tòa án đã đưa ra. Đa số các trường hợp hòa giải tại Tòa án Thới Bình, việc các đương sự thỏa thuận án phí cũng không được đề cập đến tại phiên hòa giải. Hầu hết, các đương sự khi tham gia phiên hòa giải cũng không biết quyền này của mình. Cũng trong phiên hòa giải đã đề cập, thì sau khi các đương sự đã thỏa thuận xong về quan hệ hôn nhân, về con chung, về tài sản, Tòa án lập biên bản hòa giải thành và thông báo phần án phí cho các đương sự và cũng giải thích án phí mà các đương sự phải chịu chỉ bằng 50% án phí sơ thẩm.

Tại Tòa án Thới Bình, hòa giải được tiến hành hai lần nếu lần thứ nhất các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án. Các Thẩm phán cho rằng, khi hòa giải lần 2 thì các bên cũng nắm rõ quy định của pháp luật, cũng như xu hướng, yêu cầu của bên kia nên các bên dễ dàng thông cảm cho nhau hơn. Tuy nhiên, nếu các đương sự không có mong muốn hòa giải với nhau thì việc tổ chức thêm một phiên hòa giải gây tốn kém cho Nhà nước và cả các đương sự. Do đó, việc tiến hành thêm phiên hòa giải thứ 2 là do Thẩm phán quyết định tùy vào trường hợp cụ thể.

- Tồn tại và giải pháp

Việc các Tòa án tiến hành thủ tục bắt đầu phiên hòa giải là cần thiết. Tuy nhiên, thủ tục này chỉ được ghi nhận trong mẫu biên bản hòa giải. Thêm vào đó, trình tự thủ tục tiến hành phiên hòa giải cũng chưa được ghi nhận trong BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hệ quả là, mỗi Tòa án có cách áp dụng khác nhau và cũng có nơi chưa quan tâm đến thủ tục bắt đầu. Vì vậy, trình tựthủ tục tiến hành phiên hòa giải cần được quy định trong luật. Trình tự tiến hành hòa giải có thể bao gồm thủ tục bắt đầu phiên hòa giải, phần trình bày của các bên và phần thỏa thuận. BLTTDS nên có một điều luật cụ thể ghi nhận những nội dung này. Dù phiên hòa giải chủ yếu để các bên gặp mặt trao đổi để giải quyết tranh chấp, nhưng cũng cần phải tiến hành theo một trình tự nhất định để đảm bảo tính khách quan của thỏa thuận và tính trang nghiêm của Tòa án. Khi đã được quy định cụ thể thì phiên hòa giải có thể tiến hành nhanh chóng, đúng pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự.

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Hồng Ca

Điều 185 quy định về các nội dung phải tiến hành trong phiên hòa giải. Tuy nhiên, tên điều luật là “Nội dung hòa giải”. Trong khi đó, nội dung hòa giải là các nội dung mà các đương sự phải thỏa thuận để giải quyết vụ án dân sự bao gồm yêu cầu của nguyên đơn và yêu cầu phản tố của bị đơn. Như vậy, tên điều luật này chưa thật sự phù hợp với nội dung của điều luật. Tên Điều 185 cần được sửa đổi thành “Nội dung phiên hòa giải” để phù hợp với quy định trong điều này.

Việc để cho các đương sự biết được quan điểm xét xử của Tòa án có thể do Thẩm phán còn ít kinh nghiệm hoặc do cố tình. Kết quả hòa giải sẽ bị ảnh hưởng rất lớn nếu các đương sự biết được quan điểm xét xử của Tòa án. Do vậy, để hạn chế tình trạng này thì Thẩm phán cần tôn trọng pháp luật và kiên trì hơn nữa khi tiến hành hòa giải. Đồng thời, Thẩm phán cũng phải tự mình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ đồng nghiệp của mình. Nếu có thể, các Tòa án có thể thành lập một diễn đàn để các Thẩm phán chia sẽ kinh nghiệm hòa giải cũng như các giai đoạn khác của hoạt động tố tụng. Hạn chế này là hạn chế xuất phát từ phía người áp dụng pháp luật. Do đó, Thẩm phán phải tự mình khắc phục tình trạng này để nâng cao chất lượng hòa giải và đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa.

2.2.2. Biên bản hòa giải-Quy định pháp luật -Quy định pháp luật

Theo quy định của BLTTDS thì Thư ký tham gia phiên hòa giải với vai trò là người ghi biên bản hòa giải. Biên bản hòa giải phản ánh nội dung tranh chấp do các đương sự trình bày và những kết quả thỏa thuận được cũng như không thỏa thuận được. Theo đó, nội dung biên bản được quy định tại Điều 186 BLTTDS bao gồm các nội dung chính sau:

Một phần của tài liệu Hòa giải trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)