Qui trình thiết kế e-book

Một phần của tài liệu thiết kế e book tự học tiếng anh chuyên ngành – phần hóa hữu cơ dành cho giáo viên hóa học phổ thông (Trang 58)

Việc thiết kế e-book hỗ trợ tự học có những yêu cầu cao về mặt hiệu quả nghe nhìn, sinh động, hấp dẫn, khả năng tương tác cao với người sử dụng. Theo TS. Nguyễn Trọng Thọ [12], để đáp ứng nhu cầu tự học, chúng ta cần tuân theo đầy đủ các bước của việc thiết kế dạy học: ADDIE, tác giả đã cụ thể qui trình thiết kế e-book của mình thành các bước sau:

a. Phân tích tình huống để ra chiến lược phù hợp

- Hiểu rõ đối tượng sử dụng và thời điểm sử dụng trong quá trình dạy học. - Xác định mục tiêu cần đạt về nội dung và hình thức e-book.

- Xác định tài nguyên cần thiết để biên soạn và thiết kế e-book: các sách tham khảo chuyên ngành Hóa học bằng tiếng Anh, sách luyện thi chứng chỉ quốc tế (TOEFL iBT, IELTS),…

- Xác định công cụ để thực hiện e-book: tác giả sử dụng phần mềm chính là Courselab 2.4 được sử dụng miễn phí, không yêu cầu mã cài đặt và bản quyền do đó người thiết kế có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng phần mềm này. Đây là phần mềm có giao diện đẹp, nhiều tính năng ưu việt và tạo ra khả năng tương tác rất cao với người sử dụng.

Đây là bước quan trọng nhất trong qui trình thiết kế vì nó đặt nền móng chắc chắn cho các công việc tiếp theo.

b. Xây dựng nội dung cơ bản

Dựa vào mục tiêu đã xác định, tác giả tiến hành xây dựng, soạn thảo nội dung e-book:

- Nghiên cứu kĩ một số tài liệu tiếng Việt có nội dung chuyên ngành Hóa học phổ thông, các tài liệu tiếng Anh, chương trình giảng dạy Hóa học ở một số quốc gia,

giáo trình dạy Hóa học bằng tiếng Anh ở một số trường phổ thông, từ đó, soạn thảo văn bản: các bài đọc hiểu, nghe, nói, viết, các cấu trúc ngữ pháp, các bài tập và hướng giải quyết cho mỗi phần.

- Sưu tầm các đoạn phim, âm thanh, cắt và ghép các đoạn video có nội dung liên quan đến các đơn vị bài học.

- Ghi âm một số đoạn văn bản cho phần nghe và phần mở đầu của mỗi bài học. - Thiết kế một số trò chơi làm tăng tính sinh động hấp dẫn cho e-book, góp phần

tăng hứng thú học tập cho người học.

c. Thiết kế và xây dựng hình thức e-book

- Xây dựng các trang, các nội dung trong từng trang thông qua các thư viện các đối tượng (Object Library).

- Thiết kế các mục lớn tương ứng với các nút điều khiển sao cho đạt các yêu cầu: tiện dụng, thẩm mỹ, kĩ thuật thực hiện đơn giản.

d. Sử dụng thử e-book

- Kiểm tra tính tự động và tính chính xác của e-book. - Phát hiện và chỉnh sửa những lỗi còn thiếu sót.

e. Giới thiệu e-book và thực nghiệm sư phạm

Phổ biến nội dung e-book đến các sinh viên khoa Hóa, năm 1, 2, 3, 4 – trường ĐHSP TP.HCM, biên soạn và phát phiếu khảo sát: “Đánh giá e-book hỗ trợ tự học tiếng Anh chuyên ngành - phần Hóa hữu cơ dành cho giáo viên Hóa học phổ thông” nhằm thu thập ý kiến đánh giá về hiệu quả và khả năng ứng dụng của e-book.

Một phần của tài liệu thiết kế e book tự học tiếng anh chuyên ngành – phần hóa hữu cơ dành cho giáo viên hóa học phổ thông (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)